Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

VỀ "SỰ GIÃY CHẾT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN"!

         Karl Marx trong học thuyết của mình bảo "CNTB trong cơn giãy chết sẽ tự đào mồ chôn chính nó", còn ngày nay vô số anh em có học và vô học hoặc thất học phe ba sọc, dân chủ cuội, sính tây vẫn nhao lên chửi anh Marx, rằng "giãy gì mà giãy lâu thế, chả thấy chết mà toàn thấy nó khỏe hơn và mạnh lên". Tôi gọi tất đó là NGU HỌC. 
     Để hiểu được câu trên của Marx, anh em phải nhìn nhận nó là một cách nói hình ảnh chứ đừng cố hình dung một cách thô thiển rằng cái CNTB như một thằng nào đó sắp chết nằm giãy đành đạch và tay thì bới đào lỗ chôn mình. Anh em cuội cũng không được phép đồng nhất CNTB với một quốc gia cụ thể nào đó theo học thuyết Tư bản như Mỹ, Pháp, Anh...chẳng hạn. Vì như thế sẽ cho anh em cái nhìn thiển cận, lệch lạc và ko đầy đủ. Cần phải hiểu CNTB với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử phát triển của nhân loại. 
     Một quốc gia cường thịnh hay suy tàn chỉ là một biểu hiện cụ thể hóa và cá biệt của hình thái kinh tế xã hội mà quốc gia đó đi theo chứ không phải là toàn bộ hình thái kinh tế xã hội ấy. Cũng giống như Liên Xô chỉ là một biểu hiện cụ thể cho việc áp dụng mô hình hình thái kinh tế xã hội Cộng sản - hay nói đúng hơn là hình thái kinh tế CNXH vào điều kiện cụ thể của Liên Bang Xô Viết lúc đó; sự sụp đổ của Liên Xô cũng chỉ là sự sụp đổ của một mô hình áp dụng CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của toàn bộ hình thái kinh tế xã hội XHCN. 
     Trở lại vấn đề, khi nhắc đến thuật ngữ "CNTB" trong câu Mark nói về sự giãy chết của nó - anh em cuội phải hiểu đó là CNTB tại thời điểm mà Mark viết ra câu ấy - tức là CNTB ở giai đoạn nguyên thủy với đầy đủ bản chất áp bức, bóc lột và bất công của nó. Tại thời điểm khởi nguyên ấy, khi chưa có học thuyết Marx và chưa có phong trào Công nhân thì giới chủ Tư sản luôn chỉ biết đàn áp, bóc lột công nhân làm thuê. Họ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột, bao gồm cả việc bần cùng hóa, lừa lọc, cưỡng bức, đàn áp về thể chất, tinh thần và tài sản của người lao động để họ không có cơ hội thoát ra khỏi kiếp làm thuê cũng như cả việc nghiên cứu ra máy móc hiện đại và tăng giờ làm để tăng năng suất lao động nhằm làm ra nhiều giá trị thặng dư hơn, đương nhiên giới chủ chúng chiếm đoạt tất cả. 
     Ở xã hội tư bản nguyên thủy đó không có khái niệm về quyền lợi của lao động làm thuê hay phúc lợi xã hội đại chúng. Mọi phúc lợi xã hội chỉ để nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của giới chủ và phục vụ tăng cường sự đàn áp, bóc lột của giới chủ đối với lao động làm thuê. Kể cả việc ăn uống hay thuốc thang (trong trường hợp ốm đau) cũng chỉ đủ để người lao động duy trì sự sống đặng tiếp tục bị bóc lột, trong khi những giá trị mà họ làm ra cho xã hội đáng lẽ họ phải được hưởng nhiều hơn thế nhưng đã bị giới chủ tư bản tước đoạt hết. Người lao động - cho đến khi họ bị vắt kiệt, không còn khả năng tạo ra thặng dư nữa thì sẽ bị vứt ra đường chứ không có chuyện đãi ngộ. Ấy là CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GỐC hay tôi gọi là CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGUYÊN THỦY. 
     CNTB ngày nay rất khác so với CNTB nguyên thủy. Tất nhiên nếu không có sự xuất hiện của học thuyết Marx và phong trào công nhân thì sẽ không có sự thay đổi ấy. Sự ra đời của học thuyết Marx cũng như phong trào công nhân là một tất yếu của lịch sử và nguyên nhân cũng như điều kiện của nó chính từ bản chất bóc lột của xã hội TBCN. Từ khi có học thuyết Marx và nhất là khi có phong trào công nhân, CNTB hay nói chính xác hơn là giới chủ tư sản đã buộc phải có những sự điều chỉnh để duy trì sự tồn tại của nó, từ việc giảm giờ làm, tăng lương và phúc lợi xã hội và thậm chí thay đổi cả phương thức cũng như đối tượng bóc lột. Ví dụ như CNTB nguyên thủy bóc lột thặng dư trực tiếp thì CNTB hiện nay gần như không làm thế nữa mà họ bóc lột gián tiếp từ giá trị gia tăng của sản phẩm hay dịch vụ tiêu dùng; nếu như CNTB nguyên thủy tập trung bóc lột người lao động làm thuê ngay trên chính đất nước của họ thì Tư bản cải tiến chú trọng hướng sự bóc lột ra bên ngoài dưới những hình thức mới mà không phải là bóc lột thặng dư lao động. 
     Nói một cách biện chứng thì việc suy thoái dẫn đến diệt vong của CNTB là một tất yếu mà từ khi có học thuyết Mark và phong trào công nhân được coi là bắt đầu giai đoạn "hấp hối" của nó. Bản thân những kẻ thống lĩnh CNTB là giới tư sản siêu tài phiệt đều nhìn thấy kết cục ấy nên chúng mới ra sức điều chỉnh để hòng kéo dài "tuổi thọ" của hình thái kinh tế xã hội thiết thân của nó hay nói cách khác là kéo dài cơn hấp hối đó, như là một sự trốn chạy cái chết, để duy trì quyền lực và sự thống trị của chúng với số đông. Tuy nhiên, chính những sự điều chỉnh ấy vô hình trung đã khiến CNTB không còn là chính nó nữa - nó không còn nguyên nghĩa là CNTB như khi nó mới sinh ra, thậm chí không ít những biểu hiện trong xã hội các nước Tư bản hiện nay đã và đang tiệm cận đến những giá trị như những lý thuyết của Marx về xã hội XHCN. Và những sự điều chỉnh, thay đổi của CNTB nhằm thích nghi và duy trì sự tồn tại của nó có thể nói một cách hình ảnh là "tự đào mồ chôn chính nó" - tức tự nó làm cho nó không còn là nó nữa. Triết học là sự tự phủ định./.
Ảnh minh hoạ: CNTB nguyên thuỷ.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét