Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

VIỆT NAM LUÔN LUÔN NHẤT QUÁN TÔN TRỌNG QUYỀN CON NGƯỜI

 


 Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 22/9, trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc một số tổ chức nhân quyền quốc tế có ý kiến trái chiều khi Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình nhân quyền của Việt Nam".

Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền con người thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, tháng 3/2022, Việt Nam đã công bố báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã tiếp nhận theo cơ chế giám sát định kỳ phổ quát về quyền con người (gọi tắt là UPR chu kỳ 3). Điều này thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên minh bạch và sự nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về đảm bảo quyền con người nói chung.

Việt Nam luôn tích cực thể hiện tinh thần hợp tác với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng thường xuyên duy trì các cơ chế đối thoại song phương với một số nước, sẵn sàng cung cấp trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người là mục tiêu mà Việt Nam luôn hướng tới. Điều đó đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan và được tôn trọng, tổ chức triển khai trên thực tế, được khẳng định qua những thành tựu mà Việt Nam đạt được hằng năm. Thế nhưng một số tổ chức, cá nhân thù địch vẫn cố tình bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.

Thế nhưng, một số tổ chức đội lốt “Mạng lưới nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền” vẫn cố tình đưa ra cái gọi là “báo cáo” về tình hình nhân quyền thế giới năm 2022, trong đó có nhiều nội dung không khách quan dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng, phản ánh không đúng thực tế về bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.

Cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng, tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến” hay “bảo vệ dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” theo đúng nghĩa. Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do dân chủ của người dân. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau: 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm".

Về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, các hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc những nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính sách pháp lý của Nhà nước hoặc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân hoặc tạo ra, làm ra những tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước; lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì đều có nguy cơ bị xử lý hình sự với các mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tương tự, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin là một quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Quyền này đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Ngoài ra, quyền này còn được cụ thể trong nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng...

Không chỉ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ trong thực tiễn qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú, sinh động cả về nội dung, hình thức của báo chí Việt Nam. Đặc biệt, trong thời công nghệ 4.0 hiện nay hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng mạng Internet và mạng xã hội. Qua các kênh thông tin, với tinh thần trách nhiệm và ý thức xã hội, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể phản biện đường lối, chủ trương, chính sách; cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến với Đảng, chính quyền; bày tỏ tâm tư, nguyện vọng... nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở, ở Việt Nam luôn lắng nghe, tiếp thu và giải quyết kịp thời mọi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công dân, nhằm phát huy trí tuệ, tâm huyết của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam quy định rất đầy đủ và rõ nét về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ… xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ở đây hoàn toàn không có chuyện “mơ hồ” hay “mập mờ”… nào cả.

Hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng mà một số tổ chức, cá nhân dẫn ra rõ như ban ngày và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với xã hội. Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ đối với các loại tội phạm nêu trên được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm, không có ai bị đàn áp ở đây. Những bản án mà họ phải nhận là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử vì “bày tỏ chính kiến” đúng pháp luật.

Chúng ta chẳng lạ gì chiêu trò lợi dụng các vụ việc để vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, đàn áp, bắt bớ, giam giữ, xử tù những người “bày tỏ chính kiến”, mà các thế lực thù địch, phản động vẫn thường dùng. Có thể nói với sự rõ ràng, khách quan, minh bạch của pháp luật Việt Nam, các thế lực thù địch không thể trắng trợn dựng chuyện, đổi trắng thay đen, bóp méo, xuyên tạc hòng thay đổi bản chất của các vụ án được.

Bằng những hành động mạnh mẽ, thiết thực, nhất định chúng ta sẽ đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của một số tổ chức, cá nhân thù địch. Thanh danh của Đảng, uy tín của Nhà nước, bản chất ưu việt của chế độ XHCN là không thể xúc phạm, không thể bôi nhọ, đó là điều khẳng định.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét