Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Phát huy trò của thanh niên trong đấu tranh bảo vệ nề tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong tình hình mới.

 


Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của đất nước. Người coi thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước: “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Thanh niên là lực lượng xung kích của cách mạng, là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng. Người viết: “trong mọi công việc thanh niên ta luôn luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng”. Đồng thời, thanh niên có vai trò rất lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng, giúp các em học tập, vui chơi, lành mạnh. Người viết: “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng”.  

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo ra những cơ hội giao lưu, hợp tác ngày càng thuận lợi và được mở rộng. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, sự du nhập các giá trị văn hóa, đạo đức từ bên ngoài sẽ mạnh hơn, nhanh hơn tạo ra những mặt trái tác động đến giới trẻ trong đó có một bộ phận không nhỏ là sinh viên - đây là lực lượng trẻ tuổi, lực lượng dự bị cho đội ngũ trí thức trong tương lai nhưng lại còn còn non nớt, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động.

Theo đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên sa đà vào thế giới ảo; thờ ơ với chính trị, phai nhạt niềm tin, lý tưởng; lập trường tư tưởng chưa vững vàng, nhận thức còn mơ hồ về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống như: mất phương hướng phấn đấu; trong học tập còn có hiện tượng quay cóp, chạy điểm, chạy bằng, thờ ơ với các sinh hoạt đoàn thể; vì ngại khó, ngại khổ, nên thực dụng trong việc chọn ngành nghề; một số thích lối sống chạy theo đồng tiền, hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi, buông thả, dẫn đến vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và sa vào các tệ nạn xã hội... Những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống này không chỉ gây nguy hại đến đời sống xã hội hiện tại, mà còn ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước và bản thân sinh viên.

Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê của We Are Social và Meltwater, tính đến tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 77.93 triệu người dùng Internet, tương đương với 79,1% tổng dân số. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và nhu cầu sử dụng các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số đang ngày càng tăng lên. Những số liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về “tình trạng sử dụng kỹ thuật số” ở Việt Nam, nhưng để hiểu được các xu hướng và hành vi kỹ thuật số phát triển đang tác động đến đời sống người dân như thế nào.

Hiện nay sinh viên Việt Nam có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng, nhạy bén với công nghệ hiện đại, cập nhật kịp thời sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số hóa, mạng xã hội và các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0. Mạng xã hội ra đời và phát triển đã kết nối và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn giữa các tổ chức, cá nhân với nhau về vấn đề, sự kiện nào đó, hướng tới sự phát triển chung của cộng đồng… một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian và là nguồn thông tin hữu ích khổng lồ trên toàn thế giới. Trong khi đa số sinh viên khai thác Internet và các ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ cho việc học tập và sinh hoạt thì một bộ phận nhỏ sinh viên khác lại bị mạng xã hội dẫn dắt, không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân trên mạng xã hội, từ đó xa rời cội nguồn, sống quay lưng lại với chế độ, với nhân dân, với dân tộc; bị lôi kéo vào những hoạt động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác điều hành, quản lý của Nhà nước. Với nhiều mưu mô xảo quyệt, tinh vi, các thế lực thù địch tấn công trên nhiều phương diện, nhưng tập trung chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, nhằm làm xói mòn niềm tin của sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng; kích động sinh viên, khuyến khích sinh viên tìm đến sự hưởng thụ mà không có mục đích sống cao đẹp làm ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức, lối sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Kẻ thù lợi dụng những điểm yếu của sinh viên bằng thủ đoạn sử dụng Internet để đăng tải thông tin sai sự thật hoặc thông tin sai về bản chất lên các trang mạng xã hội để đánh lừa người đọc. Bên cạnh đó, chúng đưa ra các luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thanh niên, sinh viên; bôi xấu hình ảnh của cán bộ đoàn, làm giảm uy tín của các tổ chức thanh niên, sinh viên, tác động đến niềm tin của giới trẻ. Một số đối tượng đã trực tiếp len lỏi vào các ký túc xá, giảng đường, đến các hội thảo khoa học, sinh hoạt hướng nghiệp... lôi kéo, kích động, tụ tập đông người, phản ứng tập thể,... nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị, tư tưởng trong sinh viên. Thông qua các chương trình học bổng, hội thảo quốc tế, chúng còn tiếp xúc, lôi kéo số du học sinh ở nước ngoài tham gia các tổ chức phản động lưu vong; các tổ chức tôn giáo trá hình; lôi kéo du học sinh tụ tập đông người, phản ứng tập thể hoặc biểu tình gây rối.

Thực tế hiện nay, một bộ phận thanh niên hôm nay đang giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng và chạy theo lối sống thực dụng, do vậy cần phải tránh tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Những biểu hiện tiêu cực này của sinh viên hiện nay là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá Đảng và Nhà nước. Vì vậy cần phát huy vai trò hạt nhân chính trị của sinh viên trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Theo đó, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên.

Nhận thức chính trị của sinh viên là quá trình bồi đắp lâu dài, thông qua tuyên truyền, giáo dục nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức chính trị, pháp luật cơ bản… từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh; biết trân trọng, tri ân lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu xương hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái sai, cái ác; căm thù các thế lực chống phá và làm tổn hại đến đất nước và nhân dân; rèn luyện ý chí cách mạng kiên định, không hoang mang dao động trước các diễn biến tạp và sự chống phá điên cuồng của thế lực thù địch; không nghe theo, không làm theo và không bị lừa gạt bởi những thông tin phản động, xuyên tạc đồng thời có niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước, vào sức mạnh của nhân dân và vào thắng lợi tất yếu của đất nước.

Hai là, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền giúp sinh viên nhận diện rõ những quan điểm sai trái, thù địch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho sinh viên về Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, sinh động phương pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức lý tưởng cách mạng, tinh thần cảnh giác và nhận diện được đâu là những quan điểm sai trái, thù địch

Ba là, tăng cường và nâng cao chất lượng, nâng cao kỹ năng sử dụng không gian mạng và mạng xã hội của sinh viên Việt Nam

Tổ chức Đoàn, Hội xây dựng các chuyên trang định hướng dư luận, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để sản xuất các ấn phẩm, nội dung lý luận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ngoài việc bồi dưỡng các kiến thức nền tảng, cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho sinh viên về kỹ năng sử dụng Internet và mạng xã hội trong hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, bản thân mỗi sinh viên cần tự trang bị những kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh khi sử dụng không gian mạng và mạng xã hội để có đủ sức tự đề kháng trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bốn là, xây dựng lực lượng sinh viên nòng cốt về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 

- Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; xây dựng nhiều giải pháp thực tế, linh động và sáng tạo nhằm tạo ra sức đề kháng mạnh, đủ sức “miễn dịch” trước âm mưu và thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực chống phá.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục, huấn luyện, tập hợp, nêu gương, khen thưởng, biểu dương học sinh, sinh viên nòng cốt về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch do tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phối hợp với đội ngũ giảng viên chính trị trong các nhà trường chủ đạo triển khai.

 - Nâng cao vai trò định hướng và kết nối rộng rãi, chặt chẽ học sinh, sinh viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như tổ chức các diễn đàn học tập, trao đổi kinh nghiệm về đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch trên không gian mạng;

-  Lập các trang thông tin, fanpage; thu hút sinh viên tham gia thiết kế, truyền tải các thông điệp hấp dẫn về chủ nghĩa Mác - Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tấm gương người tốt việc tốt… có tác động lan tỏa toàn xã hội.

- Xây dựng mạng lưới các đội truyền thông ở các nhà trường trên cả nước chuyên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng với lực lượng nòng cốt là sinh viên, thanh niên, trí thức trẻ, được đào tạo chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng trong nắm tình hình, nhận diện các thông tin sai trái, thù địch, đồng thời tuyên truyền những thông tin chính thống có tính định hướng dư luận xã hội, đặc biệt là vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng và sự kiện lịch sử lớn của đất nước.

Năm là, phát huy vai trò tiên phong  gương mẫu của đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội. Người nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, nhưng những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh…”.Điều đó, vừa khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nghề “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng trách mà xã hội đặt trọn niềm tin lên vai nhà giáo. Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến việc nêu gương của người thầy. Người thường dặn dò, các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học trò noi theo.

Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trong quá trình giảng dạy của giảng viên chỉ thực sự có chất lượng, hiệu quả khi bản thân từng giảng viên phải biết trau dồi tri thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống hằng ngày.  Để làm được điều đó, giảng viên phải nắm vững được bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, những nhận thức mới về thời đại. Giảng viên cần lựa chọn đúng những vấn đề sinh viên đang cần, từ đó lý giải những vấn đề cuộc sống đặt ra. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo đạo đức. Mỗi giảng viên phải trở thành tấm gương về lòng yêu nước, yêu thương con người, đời sống khiêm tốn, giản dị, có ý chí và nghị lực vươn lên.

 Phát huy vai trò sinh viên không những góp phần vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng mà còn góp phần phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét