Ngày 30/10/2024 Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Đường Văn Thái bản án 12 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thi nhau đăng bài xuyên tạc, kêu oan cho Đường Văn Thái mà mục đích cuối cùng là chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điển hình trên các trang mạng phản động “Rfavietnam”, Đài RFA, Fabook Việt Tân… đều đăng nhiều bài cho rằng: “Nhà nước độc đảng ở Việt Nam đã vi phạm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền con người…bắt cóc…”. Nội dung của bài viết là những luận điệu sai trái, thiếu thiện chí, cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về vụ án Đường Văn Thái nói riêng và tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.
Vậy Đường Văn Thái là ai? Vì sao giới “dân chủ” lại quan tâm
đến Đường Văn Thái đến như vậy? Đường Văn Thái sinh ra và lớn lên tại huyện
Đông Anh, TP. Hà Nội. Vốn là một cán bộ Đoàn và có thời gian làm hợp đồng tại
Phòng Quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh, đáng lý ra Thái phải
nỗ lực, cố gắng để xây dựng đất nước. Vậy nhưng bắt đầu từ năm 2013, sau khi
không thi đỗ công chức, y đã nảy sinh tư tưởng bất mãn và xin nghỉ việc. Từ
đây, Thái bắt đầu những “vết trượt dài” trên con dốc “dân chủ”. Thái lần lượt
tham gia các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp như Hội Nhà báo độc lập, Hội Anh em
dân chủ và tiến hành nhiều hoạt động chống Nhà nước. Thái Văn Đường còn khởi tạo
và tham gia điều hành nhóm “Lều Của Đầy Tớ” trên mạng xã hội Facebook, thường
xuyên đăng tải và phát tán những hình ảnh, thông tin sai sự thật về nhà riêng,
đời tư của các cán bộ lãnh đạo. Thậm chí, nhiều lần Thái Văn Đường còn lợi dụng
các vấn đề như sự cố do Formosa gây ra để kích động biểu tình, bạo loạn. Y còn
là nhân vật "cốt cán" của nhóm “Bạn hữu đường xa”. Nhóm này được các
tổ chức phản động như: Đảng Việt Tân, Đảng Dân chủ Việt, Chính phủ Việt Nam tự
do tài trợ hàng trăm triệu để ngày ngày tổ chức gây rối ở BOT Cai Lậy.
Theo “nghề dân chủ”, Thái lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội
để tán phát các bài viết, thông tin sai trái về đất nước, kích động người dân
chống đối chính quyền. Năm 2019, Thái tìm cách trốn sang Thái Lan với mục đích
xin “tỵ nạn chính trị”. Thời gian gần đây, thông qua tài khoản Facebook “Thái
Văn Đường”, đối tượng này đã “nổi đình nổi đám” khi đăng tải hàng loạt thông
tin liên quan đến chính quyền. Từ việc đồn đoán nhân sự cho đến vấn đề phòng,
chống tham nhũng và xử lý cán bộ, tất cả đều được Đường Văn Thái “hâm nóng” bằng
nhiều thủ đoạn với vô số “gia vị dân chủ” nhằm thu hút sự theo dõi của cộng đồng.
Dù luôn tô vẽ lên mình tấm vỏ bọc “nhà dân chủ” nhưng bản chất của Đường Văn
Thái chỉ là một kẻ “bán nước cầu vinh”, bám gót các thế lực thù địch. Thái
không phải là “nạn nhân” của chính quyền. Ngược lại, y là đối tượng chống phá đất
nước hết sức nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con
người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt,
nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn
đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân
trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực
hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng,
Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng, thực thi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận
thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận
thông tin (năm 2016), Luật An ninh mạng năm 2018 quy định trách nhiệm của Nhà
nước: tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong
việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác,
đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, bảo đảm
nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật
bảo hộ; nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm công khai, minh bạch,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không bỏ
lọt tội phạm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà
nước Việt Nam đã tập trung xử lý các đối tượng lợi dụng phương tiện này để phục
vụ cho mưu đồ chống phá, vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo
pháp luật Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Từ những dữ liệu trên, chúng ta thấy được rằng, bản án 12
năm tù giam và 3 năm quản chế đối với Đường Văn Thái là đúng người, đúng tội, bản
án trên là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ lần đường lạc lối hay những người
đang có những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống . Mọi
người cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc
chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét