Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa cốt lõi trong xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện
nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố, các yếu tố này tác động làm tăng thêm hiệu
quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hoặc là giảm đi hiệu quả của nó.
Đòi hỏi mỗi đảng viên cần nhận thức rõ các nhóm nhân tố này, triệt để tận dụng
mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất những
tác động tiêu cực làm giảm chất lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng hiện nay. Các nhân tố này được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố khách
quan và nhóm nhân tố chủ quan.
Trong đó, nhóm nhân tố khách quan có thể kể đến như: Tình
hình quốc tế và khu vực, thành tựu hơn 35 năm đổi mới đất nước, tác động của nền
kinh tế thị trường, những tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng khoa học, công nghệ
lần thứ 4, chính sách, cơ chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,…
Nhóm nhân tố chủ quan thuộc về nhận thức, trách nhiệm,
trình độ năng lực, bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm thực tiễn,… của chủ thể tiến
hành hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
Các yếu tố khách quan, chủ quan sẽ được lần lượt phân
tích dưới đây. Trước hết là các yếu tố thuộc về khách quan, bài viết tập trung phân
tích sự tác
động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường (mặt tích cực và tiêu cực).
Hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước
ta chủ trương thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qúa trình đó tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực, mọi cá nhân trong xã hội, trong
đó có công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó chính là sự tác động, ảnh
hưởng của các cơ chế, các quy luật và các quan hệ kinh tế vào nhận thức, tư tưởng,
tình cảm và được thể hiện ra trong lập trường, thái độ, hành vi cụ thể của từng
cán bộ, đảng viên và nhóm người (hoặc tổ chức).
Không khó để bắt gặp các quan điểm
cho rằng “kinh tế thị trường càng phát triển thì càng làm cho tinh thần đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của con người bị bào mòn, suy thoái bởi những
tác động tiêu cực của nó”. Ngược lại cũng có quan điểm cho rằng “kinh tế
thị trường phát triển thì càng đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ
xã hội, làm cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn, tạo cơ sở, nền tảng thuận lợi và đó cũng
chính là luận cứ để đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái thù địch,
xuyên tạc con đường phát triển kinh tế - xã hội của nước ta”.
Để minh chứng, kiểm nghiệm tính đúng
đắn của 2 quan niệm trên, trước hết cần dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Chúng ta phải khẳng
định kinh tế thị trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
* Mặt tích cực
Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ảnh
hưởng tích cực đến việc xây dựng mục tiêu, lý tưởng sống của cán bộ, đảng viên
nói chung và người quân nhân cách mạng nói riêng. Thúc đẩy sự nhiệt tình, năng
động, sáng tạo của các thành phần xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Thực tế cho thấy, trước đây nước ta
duy trì mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Chính mô hình kinh tế
này đã làm nảy sinh lối sống ỷ lại, làm mất đi sự năng động, tính tích cực xã hội
của các cá nhân và các nhóm xã hội. Điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội ở nước ta trước đổi mới. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ nền kinh tế
tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp nước
ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sự cạnh tranh, sự năng động của
lĩnh vực làm ăn kinh tế đã tác động sâu sắc đến tư duy của cong người Việt Nam
mới, là cho họ phải không ngừng đổi mới trên nền tảng bản sắc dân tộc của mình.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của
cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, đấu tranh
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong tình
hình mới đề giữ vững thành quả cách mạng.
Thứ hai,
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng tích cực đến tinh thần
tập thể, đoàn kết của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng và đoàn kết toàn dân tộc
nói chung.
Đoàn kết là một giá trị xã hội, một truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và quân đội ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành
công, thành công, đại thành công”.
Lịch sử dựng nước, giữ nước và những trang sử vàng chói lọi
của dân tộc ta đã minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, tương
thân, tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần đoàn kết đó được xây dựng
từ những con người có chung mục tiêu, lý tưởng cách mạng là chiến đấu, hy sinh
để bảo vệ Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Đoàn kết đã trở thành bản chất, truyền thống
và sức mạnh nội sinh của dân tộc ta, làm cho dân tộc ta có nét văn hóa đặc
trưng riêng, quân đội ta trở thành quân đội anh hùng, bách chiến, bách thắng.
Trong nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
hiện nay, đặc biệt là trong thời ký quá độ, thời kỳ Đảng ta vận dụng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm bàn đạp phát triển kinh tế thì tinh thần tập thể, đoàn kết không những là một giá
trị xã hội, một truyền thống tốt đẹp mà còn là sức mạnh, động lực to lớn thúc đẩy
cán bộ, đảng viên vượt qua khó khăn thử thách để học tập, rèn luyện tốt. Tinh
thần đoàn kết, tập thể được thể hiện ở thái độ tôn trọng, sự quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ lẫn giữa cán bộ, đảng viên và mọi giai tầng xã hội lúc thường cũng
như lúc khó khăn, hoạn nạn. Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những tác động tích cực đến tinh thần tập thể,
đoàn kết, gắn bó toàn dân tộc. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên luôn giữ vững
lối sống trong sạch, giản dị, nghĩa tình; luôn tôn trọng, đoàn kết, thương yêu,
giúp đỡ lẫn nhau; sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì đồng chí, đồng đội, luôn
giữ được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với các tầng lớp Nhân dân. Những
điều đó đã trở thành niềm động viên thôi thúc mọi cán bộ, đảng viên vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ ba, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thúc đẩy việc hình
thành tác phong khoa học, kỷ luật, vì nước, vì dân của mỗi cán bộ, đảng viên
góp phần xây dựng tổ chức Đảng thực sự trong sạch vững mạnh.
Đặc điểm nổi bật của nhiệm vụ xây dựng
Đảng hiện nay là một hoạt động hết sức khó khăn, gian khổ, phức tạp, do đó đòi
hỏi mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng và tổ chức đảng nói chung phải không ngừng rèn
luyện hình thành tác phong công tác khoa học, tính kỷ luật cao trong các mối
quan hệ công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ học tập
và rèn luyện, hoàn thiện bản thân cả về năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất và
tác phong công tác của người cán bộ, đảng viên. Điều đó thể hiện rõ ở bản chất giai cấp,
tính tổ chức chặt chẽ của Đảng.
Sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và những thành tựu to lớn mà nó đem lại đã tạo điều kiện cho Đảng, Nhà nước
ta có sự quan tâm, đầu tư mọi mặt nhất là về công tác giáo dục - đào tạo người
cán bộ, đảng viên và những trang thiết bị thống nhất đảm bảo cho việc thực hiện
nếp sống chính quy, kỷ luật như: chỗ ăn, ở, mang mặc, hệ thống giảng đường, thư
viện, cảnh quan, môi trường làm việc… đã được đảm bảo tốt hơn. Đây là cơ sở, nền
tảng cho quá trình hình thành tác phong công tác khoa học, rèn luyện kỷ luật và
xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên trẻ góp phần
hình thành những người cán bộ, đảng viên vừa hồng, vừa chuyên, kiên định mục
tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng đối với các
thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và không gian mạng.
* Mặt tiêu cực
Với tư cách là một công cụ, phương tiện hiệu quả để phát
triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, kinh tế thị trường có tác động tích cực
đến sự phát triển những nhân tố cấu thành bản lĩnh chính trị của người cán bộ,
đảng viên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng chứa đựng những mặt trái, mặt
tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, cản trở quá trình
phát triển của xã hội nói chung và nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng trên
không gian mạng nói riêng.
Sự tác động đó thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn
bè ngoài xã hội. Bên cạnh đó, việc mở cửa, giao lưu, hợp tác kinh tế giữa nước
ta với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tạo ra điều kiện để các thế
lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng nước ta thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội. Một bộ phận
cán bộ, đảng viên còn mơ hồ về kẻ thù của cách mạng Việt Nam, không phân biệt
rõ đối tác và đối tượng dẫn tới mất cảnh giác cách mạng. Ngoài ra, tình trạng
quan liêu, tham nhũng, những tiêu cực, bất công của nền kinh tế thị trường đã
làm cho không ít cán bộ, học viên bộc lộ sự băn khoăn, lo lắng, từ đó làm cho họ
giảm ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập, công tác và thực hiện nhiệm vụ.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc
kích thích, thúc đẩy tính tích cực, năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên
cũng dễ làm nảy sinh lối sống thực dụng, đề cao lợi ích kinh tế, vật chất, coi
đồng tiền là giá trị chân thực nhất để đo đếm các giá trị của bản thân và mọi
người trong xã hội.
Sự phát triển của những quan hệ trao đổi, mua bán trong nền
kinh tế thị trường đã có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, phá vỡ các quan
hệ cơ bản và làm nảy sinh những quan hệ tiêu cực trong cá mối quan hệ xã hội. Đặc
trưng của loại quan hệ này là các mối quan hệ dựa trên lợi ích, lấy lợi ích làm
thước đo sự gắn bó, các giá trị, mối quan hệ tinh thần bị xem nhẹ. Đây là một
biểu hiện của lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, xem thường các giá
trị tinh thần, từ đó làm cho người học viên trở nên ích kỷ, vụ lợi, làm việc chỉ
nhằm phục vụ lợi ích của bản thân mình, coi thường lợi ích tập thể.
Sự phát triển của kinh tế thị trường
cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện nếp sống chính quy, rèn luyện kỷ
luật, một số cán bộ, đảng viên lười biếng, xem nhẹ công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng, sống tự do, tùy tiện, vi phạm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quy định của cơ
quan, đơn vị, đi ngược lại với phẩm chất, nhân cách của người cách mạng, cá biệt
có một số cán bộ, đảng viên còn sa vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc.v.v.
Về nhóm nhân tố chủ quan
Khi bàn về vấn đề con người, Triết học
Mác - Lênin đã khẳng định con người là sản phẩm phát triển cao nhất của giới tự
nhiên. Song ngay từ khi mới xuất hiện con người đã tách mình ra khỏi giới tự
nhiên trở thành một bộ phận độc lập tương đối với giới tự nhiên. Trong mối quan
hệ với tự nhiên bằng trình độ, khả năng của mình, con người không ngừng tác động
vào tự nhiên, chinh phục và cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho mình. Qua hoạt động
thực tiễn con người đã làm biến đổi bộ mặt của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại
của mình. V. I. Lênin đã khẳng định: “Thế giới không thỏa mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng
hoạt động của mình”.
Con người là chủ thể nhận thức và cải
tạo thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, giới tự nhiên với những quy luật vận động
khách quan đã quy định khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người, do
có hoạt động thực tiễn mà con người đã nhận thức và cải tạo được giới tự nhiên,
đồng thời cũng làm biến đổi chính bản thân mình. Qua thực tiễn mà ý thức con
người luôn phát sinh, phát triển, hoàn thiện và ngày càng nhận thức sâu sắc về
thế giới. Thông qua đó, con người nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và khả
năng của mình trước mọi mặt của đời sống xã hội. Qua đó có thể hiểu:
Nhân tố chủ quan là toàn bộ những tri thức, năng lực, tình cảm, động cơ,
ý chí, thái độ, phương pháp… của chủ thể được sử dụng vào quá trình nhận thức
và hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo hiện thực khách quan theo mục đích của chủ
thể.
Thực chất chủ quan là sự phản ánh cái khách quan vào ý thức
của chủ thể và toàn bộ hoạt động của chủ thể dựa trên sự phản ánh đó. Nói cách
khác, chủ quan là cái thuộc về bản thân mình về cái vốn có của mình trong quan
hệ phản ánh cái khách quan. Như vậy, nhân tố chủ quan là tổng hợp những yếu tố
vật chất và tinh thần của một chủ thể xác định, luôn đặt trong quan hệ biện chứng
với cái khách quan và tác động to lớn trở lại cái khách quan.
Bản chất của nhân tố chủ quan là sức
mạnh của con người với tư cách là chủ thể được huy động vào trong quá trình nhận
thức và hoạt động thực tiễn, nhằm cải tạo hiện thực khách quan để thỏa mãn nhu
cầu của mình. Phạm trù nhân tố chủ quan không trùng khít với phạm trù ý thức mà
nó bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, cả
sức mạnh đã có và sức mạnh đang ở dạng tiềm
năng. Nhân tố chủ quan có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khách quan trong đó
khách quan là tiền đề, là cơ sở, là điểm xuất phát, là cái suy đến cùng quyết định
nhân tố chủ quan. Song nhân tố chủ quan không phải là cái thụ động mà có vai
trò tác động to lớn trở lại, cải biến khách quan trong hiện thực.
Tóm lại, việc nhận thức rõ những ảnh
hưởng của nhóm nhân tố khách quan và chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là hết sức cần thiết. Trong đó, cần phát huy
những mặt thuận lợi của nhân tố chủ quan (trên khía cạnh sự tác động của nền
kinh tế thị trường), khắc phục, hạn chế những tác động không thuận lợi của nó.
Về mặt nhân tố chủ quan, thuộc về năng lực, ý chí của mỗi cán bộ, đảng viên
trong quá trình rèn luyện hình thành nhân cách người cán bộ cách mạng và ý thức
đấu tranh không khoan nhượng với cái tiêu cực để bảo vệ “con ngươi” của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét