Danh dự và lòng tự trọng của người đứng đầu không phải được “đánh bóng” bằng những mỹ từ hô hào, khẩu hiệu, đăng đàn, mà phải được thể hiện qua sự nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng của họ.
Muốn vậy, trước hết người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp bất luận trong tình huống nào cũng phải tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng; thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo nghị quyết của Đảng; chấp hành đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; không đam mê quyền lực chính trị, không lợi dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích chính trị. Quan trọng hơn là người đứng đầu các cấp phải có trách nhiệm thực hiện lời thề danh dự trong lễ kết nạp đảng viên và lời hứa hẹn với cử tri, với nhân dân trước thềm bầu cử và trong lễ tuyên thệ, nhậm chức của mình.
Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp phải luôn đề cao trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày; có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, không phô trương, xa hoa, lãng phí, không tự cao, tự đại; hết lòng, hết sức vì tập thể, vì lợi ích chính đáng của cấp dưới và của người dân, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh; không kèn cựa địa vị, độc đoán, chuyên quyền; không quan liêu, xa rời quần chúng.
Trong tình hình hiện nay, để xứng đáng là "người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp cần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, hết lòng vì nhiệm vụ được giao; không ích kỷ, cơ hội, thực dụng, ganh ghét, đố kỵ; không xu nịnh, tâng bốc cấp trên; có ý thức chủ động tự phê bình và phê bình, “tự soi, tự sửa”, khi có khuyết điểm thì thành khẩn nhận trách nhiệm và nghiêm túc sửa chữa; chân tình, thẳng thắn góp ý cho đồng chí, đồng đội, không vu khống, bôi nhọ, chỉ trích để hạ bệ người khác; không huênh hoang, ba hoa, có trách nhiệm với lời nói và lời hứa của mình. Danh dự và lòng tự trọng chỉ thực sự được đề cao và ghi nhận khi người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp xác định những tiêu chí phấn đấu trung thực, lành mạnh cho bản thân mình, thấm nhuần lời Bác dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Danh dự và lòng tự trọng của người đứng đầu còn thể hiện sâu sắc ở khía cạnh sống và làm việc có trách nhiệm, tuân thủ kỷ luật, thượng tôn pháp luật, tự giác hoàn thành tốt những công việc của mình mà không cần người khác nhắc nhở, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của bản thân và kiên quyết sửa chữa; không làm những việc trái với lương tâm, không để đồng tiền và quyền lực tha hóa bản thân; không để người nhà, người thân lợi dụng danh nghĩa trục lợi cá nhân, làm điều phi pháp; biết dựa vào sức lực của chính mình để phát triển, không trông chờ từ các mối quan hệ không trong sáng; phân biệt được ai là kẻ nịnh bợ, cơ hội; ai là người trí sáng, tâm trong; luôn đề cao trách nhiệm nêu gương trong công việc, lối sống và các mối quan hệ xã hội.
Danh dự và lòng tự trọng là điều thiêng liêng nhất, cao quý nhất của mỗi người cán bộ, đảng viên. Nêu cao danh dự và lòng tự trọng của người đứng đầu là giữ gìn uy tín, niềm tin trong phiếu bầu của nhân dân. Đúng như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắn gửi: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.
Vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới
Trên con đường đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Từ đó, các hoạt động lý luận và thực tiễn của Người hướng tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng tuyên bố lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng của mình. Đến Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991), Đảng xác định: "Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động...".
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) một lần nữa khẳng định điều này. Sự khẳng định về nền tảng tư tưởng của Đảng xuất phát từ nhiều lý do, song cơ bản và chủ yếu từ bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.vnđ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét