Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

Giá trị của văn hóa nhìn từ góc độ giá trị vật chất, tinh thần

 

Giá trị vật chất (hay còn gọi là giá trị vật thể): các công cụ lao động, các sản phẩm do con người tạo ra nhằm đáp ứng các tiện nghi sống; các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc không chỉ đáp ứng các nhu cầu sống vật chất mà cả nhu cầu tinh thần, làm nên biên niên sử của đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại.

Giá trị tinh thần (hay còn gọi là giá trị phi vật thể): những tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc, hệ chuẩn mực đạo đức, hệ chuẩn mực thẩm mỹ, hệ thống pháp luật, tôn giáo; đặc biệt giá trị tinh thần chứa đựng trong các sản phẩm khoa học, các sản phẩm nghệ thuật, nơi thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, khát vọng, ý chí, niềm tin, lý tưởng cao đẹp của cộng đồng, của một dân tộc, của con người, của thời đại.

Giá trị vật chất - tinh thần hòa quyện trong một sản phẩm văn hóa. Nói tới văn hóa, thực chất không thể tách biệt một cách siêu hình là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần, văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần, bởi vì ở đó, giá trị vật chất và giá trị tinh thần gắn chặt, hòa quyện vào nhau, cái tinh thần thể hiện qua cái vật chất, cái vật chất thể hiện cái tinh thần, trong vật chất có tinh thần và trong tinh thần có vật chất, không có cái này thì không có cái kia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét