Việt Tân đã đăng tải
bài viết đề cập đến công cuộc đốt lò từ khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
bắt đầu cho đến bây giờ là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Những thông tin
được Việt Tân đăng tải đều là những ngôn từ mang tính chất phản động nhằm mục
đích bôi nhọ các cơ quan chức năng của Nhà nước Việt Nam và nhằm lôi kéo, kích
động nhân dân ta. Đây là những chiêu trò không mới của các tín đồ phản động, chống
phá cách mạng nước ta.
Vừa qua trang
Facebook Việt Tân có đăng tải bài viết với luận điệu: Việt Nam nên từ bỏ
chế độ chính trị hiện hành để chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa mới chống được
tham nhũng. Những luận điệu trên thực sự nguy hiểm, dễ làm cho người dân lầm
tưởng tham nhũng gắn liền với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa và do chế độ một
đảng cầm quyền gây ra; qua đó, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và gây nên nguy cơ bất ổn về chính trị
trong xã hội.
Theo
vi.wikipedia.org “Chiến dịch đốt lò là biệt danh và cụm từ không chính thống được
dư luận sử dụng rộng rãi để chỉ chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn do nhà
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi xướng từ năm 2013 trên
cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến dịch ‘đốt lò’
này được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền
lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự
lãnh đạo của đảng. Chiến dịch đốt lò của ông vẫn được ông Tô Lâm, người kế nhiệm
ông, tiếp tục sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm 2024”. Tham nhũng là một
loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là biểu hiện cụ
thể của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực là môi trường
thuận lợi để tham nhũng nảy sinh. Tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống có thể biểu hiện ở nhiều hành vi khác nhau mà Đảng đã chỉ ra như chủ
nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, làm không đúng chủ trương, đường lối của
Đảng, chạy theo thành tích, ngại va chạm, lười học lý luận…và tất cả là nguyên
nhân trực tiếp của hành vi tham nhũng.
Nhìn nhận rằng tất
cả các nước đều có tham nhũng nhưng những thế lực thù địch vẫn xoáy sâu nhằm mục
đích chống phá ta. Nhưng thực tế rằng những năm qua, với quan điểm “phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh này. Với tinh thần
kiên quyết, kiên trì, công khai, minh bạch, công tác phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực được tiến hành một cách bài bản, đạt được những kết quả tích cực. Tuy
nhiên, thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch đã lợi dụng
các trang mạng xã hội và kênh truyền thông không thiện chí với Việt Nam để lan
truyền những thông tin xuyên tạc, bóp méo tình hình chống tham nhũng, tiêu cực ở
nước ta. Một mặt, họ cho rằng các hoạt động phòng, chống tham nhũng của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay “chỉ là để mị dân”, hay “Đảng Cộng sản Việt Nam
không thật sự quyết tâm chống tham nhũng”. Mặt khác, trước kết quả phòng, chống
tham nhũng thời gian qua, nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ
luật, hoặc xử lý hình sự do tham nhũng, họ lại quy chụp rằng “tham nhũng là sản
phẩm của chế độ chính trị ở Việt Nam” và “Việt Nam càng chống tham nhũng thì
tham nhũng càng nhiều”. Từ đây, họ kêu gọi phải thay đổi thể chế chính trị, thực
hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì mới có thể chống được tham
nhũng.
Cần khẳng định dứt
khoát rằng, luận điệu này hoàn toàn sai cả về lý
luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, một mặt, tệ nạn tham nhũng là
“khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực; ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra
tham nhũng, một khi quyền lực bị lạm dụng. Trên phương diện thực tiễn, ở các nước
theo chế độ tư bản chủ nghĩa, duy trì chế độ đa đảng, tham nhũng vẫn tồn tại;
thậm chí một số nguyên thủ quốc gia (như ở: Tunisia, Hàn Quốc,
Malaysia, Philippin, Indonesia, Pakixtan, Brazil….) cũng dính vào tội tham
nhũng. Nhìn vào bảng xếp hạng CPI năm 2021 (công bố đầu năm 2022) có thể thấy rất
rõ quốc gia nào cũng có tham nhũng, khác nhau chỉ ở mức độ nghiêm trọng, bởi
không có quốc gia nào đạt được điểm 100 (tức là không có tham nhũng). Những nước
đứng đầu bảng xếp hạng CPI là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand, cũng chỉ đạt
88 điểm, nghĩa là vẫn có tham nhũng. Còn những nước đứng cuối bảng là Somalia,
Syria và Nam Sudan chỉ đạt từ 11 đến 13 điểm, đều là các nước theo thể chế
chính trị tư bản chủ nghĩa.
Những
dẫn chứng cụ thể đã cho thấy sự thật về vụ việc cũng như sự dối trá của tổ chức
khủng bố Việt Tân; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu,
thù địch đều trở nên vô nghĩa. Thể hiện sự công bằng và sự kịp thời trong công
tác biểu dương khen thưởng đúng người, đúng việc của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết trong khối đại đoàn kết dân tộc và củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Chính quyền.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét