Những
luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân
chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng và Nhà nước ta hiện nay thường được biểu hiện với cách thức khác nhau, có
lúc “lặng lẽ, âm thầm”,
lẩn khuất; có lúc công khai, trắng trợn, rầm rộ và thường tập trung vào thời
điểm diễn ra các sự kiện chính trị trong nước, hoặc thời điểm xảy ra các vụ
việc phức tạp, nhạy cảm.
Chúng triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội… để tuyên truyền chống phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có “kịch bản”, đánh vào nhận thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”. Chúng tận dụng tối đa hệ thống phát thanh, báo chí, xuất bản ở nước ngoài; sử dụng một số Website, Blog, Facebook, Youtube… “nhào nặn”, “vá víu” các sự kiện, đánh tráo khái niệm, suy diễn méo mó... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật như giả”, “giả như thật”. Chúng dựng lên các video clip, phóng sự giống như của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo, đài chính thống để đưa tin. Mánh lới của chúng là giật tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người.
Có thể nhận diện khái quát những luận điểm của các thế lực thù địch, phản động
lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng và Nhà nước ta hiện nay trên một số
nội dung chủ yếu sau:
Một là, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam không có dân chủ, mất
dân chủ, vi phạm và hạn chế các quyền tự do, dân chủ của người dân.
Các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc rằng “Quyền tự do, dân chủ trong xã hội Việt
Nam không được thực hiện”, hay “Xã hội Việt Nam là “ngục tù”, “không có dân chủ”. Bên cạnh đó, chúng còn vu cáo rằng “Hiện
nay ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước can thiệp, quản lý quá nhiều lĩnh vực, nên thiếu
đi tính độc lập để phát huy dân chủ của người dân”, nên “Muốn Việt Nam thực sự dân chủ và phát triển
cần thực hiện “đa nguyên, đa đảng””.
Hai là, xuyên tạc tình hình thực thi và đảm bảo nhân quyền ở
Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân
quyền.
Các thế
lực thù địch, phản động cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng
“Tình hình nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ”, “Việt Nam “triệt tiêu nhân
quyền” và ở Việt Nam thì “nhân quyền chỉ còn ở trên giấy””, hay “Nhà nước Việt Nam vi phạm trắng trợn các
quyền con người, quyền công dân”. Mới đây trong bản “Phúc trình Toàn cầu về
tình hình nhân quyền năm 2023” của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), các thế
lực thù địch, phản động đã xuyên tạc rằng: “Trong
năm 2023, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một
cách có hệ thống”.
Ba
là, tuyệt đối hóa các giá trị pháp lý phổ quát về quyền con
người của phương Tây với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá
nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”.
Các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, tung hô, cổ vũ, cường điệu hóa các giá
trị dân chủ tư sản “kiểu Mỹ” và phương Tây; tuyệt đối hóa tính toàn cầu,
tính phổ cập của quyền con người với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng
đồng, quốc gia”. Chúng chỉ trích nội dung các điều Nhà nước ta xác lập về
quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; về quyền tự do ngôn luận, báo chí;
về quyền hội họp hòa bình, quyền lập hội… là vi phạm quyền con người trong Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Nhưng, chúng lại cố tình lờ đi quyền rất quan trọng
như: “Mọi dân tộc đều có quyền tự
quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị
của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”; hay “... các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ
có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của
dân tộc và cộng đồng”.
Bốn là, xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp.
Các thế
lực thù địch, phản động xuyên tạc rằng “Nhà nước độc Đảng ở Việt Nam đã vi phạm các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”, “Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ
chính kiến, là kẻ thù của tự do báo chí trên mạng”, hay “Nhà nước Việt
Nam hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet
của công dân”.
Năm là, xuyên tạc, vu cáo Đảng và
Nhà nước ta gia tăng đàn áp “những người bất đồng chính kiến”, “bắt giam những
nhà hoạt động nhân quyền”.
Các thế lực thù địch, phản động thường xuyên đưa ra các luận điệu
để xuyên tạc, vu cáo như: “Việt
Nam bắt bớ, đàn áp cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”,
“người bất đồng chính kiến”. Chúng ra sức công kích, vu cáo Nhà nước ta “Thực hiện chính sách
“bỏ tù” hoặc giam giữ với cá nhân bày tỏ ý kiến bất bình với chính sách của
Đảng, Nhà nước”; hay “Chính quyền Việt Nam
áp dụng các biện pháp nhằm giam lỏng, hoặc cản trở việc đi lại của những nhà
hoạt động nhân quyền, hay những người bất đồng chính kiến”…
Có thể khẳng định, những luận điểm trên của các thế lực thù địch,
phản động là những âm mưu, thủ đoạn
hết sức tinh vi, xảo quyệt nhằm phủ nhận những thành quả về dân
chủ, nhân quyền ở nước ta; tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ,
hoài nghi, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Do vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu của
các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống
phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay là nhiệm vụ thường xuyên, hệ trọng, có ý nghĩa
sống còn và hết sức cấp bách đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nhằm
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững định hướng XHCN trong sự nghiệp đổi
mới. Để chủ động
đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi
dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay cần tập
trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả một số nội dung cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân trong nhận diện, đấu
tranh phản bác các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề
“dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Tập trung tuyên
truyền, giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ việc nhận
diện, đấu tranh phản bác các luận
điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”
chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay là nhiệm vụ thường xuyên, hệ trọng, có ý nghĩa
sống còn và hết sức cấp bách đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là trách nhiệm của mọi
cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tuyên truyền, giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên
và Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên
giới, hải đảo nắm chắc âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta của
các thế lực thù địch, phản động; nhận diện rõ các bài viết, những luận điệu sai
trái đăng tải trên các trang mạng xã hội; không để chúng kích động, lôi kéo vào
các hoạt động biểu tình, khiếu kiện đông người hoặc vô tình bị chúng lợi dụng
để chống phá Đảng và Nhà nước.
Không ngừng củng cố, nâng cao nhận thức chính
trị cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh,
giữ vững “thế trận lòng dân”, có khả năng nhận diện và “tự miễn dịch” trước các
thông tin xấu, độc; thực hiện mỗi cán bộ, đảng viên và người dân là chiến sĩ
trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng, thực hành phát huy dân chủ, nhân quyền
ở nước ta. Phát huy cao vai trò trách nhiệm nòng cốt, chuyên trách của Ban Chỉ
đạo 35 các cấp, nhất là Ban Chỉ đạo 35 của Quân ủy Trung ương; Bộ Công an; Bộ
Thông tin và Truyền thông; Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội đồng Lý luận Trung
ương, các cơ quan truyền thông và báo chí, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học…
tạo thành mạng lưới đấu tranh phản bác các
luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta ngày càng đông đảo và
hiệu quả.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong đấu
tranh phản bác các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề
“dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Đây là nội
dung quan trọng nhằm
bảo đảm cho việc
đấu tranh phản bác các luận
điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”
chống phá Đảng, Nhà nước ta luôn nhận được sự lãnh đạo, quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, toàn diện của Đảng
và Nhà nước; đồng thời, khẳng
định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ
ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.
Ba là, tích cực đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức,
biện pháp đấu tranh phản bác
các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”,
“nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Tích cực đổi mới, bổ sung nội dung
đấu tranh cho phù hợp với tình hình thực tiễn mà
các thế lực thù địch, phản động lợi
dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay, trên
cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc của Đảng và Nhà nước đó là: mềm dẻo,
linh hoạt, nhạy bén, nhân văn trong phương pháp; công khai, minh bạch, dân chủ,
góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận.
Về
hình thức, biện pháp cần kết hợp chặt chẽ giữa
tuyên truyền đối nội và đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao,
đối thoại làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, nhân quyền; những
thành tựu về dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam đạt được qua 38 năm đổi mới để
Nhân dân và bạn bè quốc tế thấy được chính sách, bản chất ưu việt của chế độ
XHCN ở Việt Nam. Chú trọng sử dụng các
kênh truyền thông chính thống và các mạng xã hội để tiếp cận đông đảo Nhân dân,
vừa tuyên truyền, vừa bóc trần những xuyên tạc vô căn cứ về “dân chủ”, “nhân
quyền” của các thế lực thù địch, phản động chống
phá Đảng, Nhà nước ta. Cùng với đấu tranh “trực diện” cần
không ngừng nâng cao cảnh giác, tăng cường ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Chủ động
ngăn chặn, kiên quyết xử lý
kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định
chính trị - xã hội
Bốn là, thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động đấu tranh làm thất bại các
luận điệu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá
Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
“Dân chủ”, “nhân quyền” là vấn đề hết sức nhạy
cảm, phức tạp mà các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng để chống phá
cách mạng Việt Nam. Do vậy, cần chủ động, nhạy bén, nắm chắc tình hình, nhất là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, phản động lợi dụng vấn đề
“dân chủ”, “nhân quyền” chống phá ta “từ trong trứng nước” để có các
biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sớm, không để ăn sâu bám rễ trong Nhân dân.
Thường xuyên triển khai các biện pháp nắm và phòng ngừa, bảo đảm linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp và quy định, thông
lệ quốc tế, không để xảy ra sai sót dẫn đến các thế lực thù địch, phản động có
thể lợi dụng chống phá.
Quá
trình đấu tranh không nên dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm, trực diện
vào vấn đề phức tạp, điểm nóng, đối tượng cầm đầu, chủ mưu; đồng thời cần tính
toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật, đối
ngoại theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương
pháp trong xử lý các vấn đề nhạy cảm về “dân chủ”, “nhân quyền”; tranh thủ được
sự ủng hộ rộng rãi của Nhân dân trong nước và dư luận quốc tế, cô lập, phân hóa
số ngoan cố chống đối. Phân biệt rõ mâu thuẫn địch - ta và mâu thuẫn trong nội
bộ Nhân dân để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, không làm phức tạp thêm
tình hình, tạo sơ hở cho địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.
Năm
là, thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm trong
đấu tranh phản bác các luận điệu của các thế lực thù địch,
phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước ta
hiện nay.
Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị theo định
kỳ hoặc đột xuất tiến hành nghiêm túc, có chất lượng việc sơ tổng kết nhằm phát
huy những ưu điểm, cách làm hay sáng tạo, hiệu quả; qua đó kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết
điểm, rút ra bài học kinh nghiệm trong đấu tranh phản bác các luận điệu của các thế lực
thù địch, phản động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà
nước ta. Đồng thời, chú ý lắng nghe dư luận Nhân dân, tiếp nhận ý
kiến giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội để nâng cao hiệu quả đấu tranh. Coi trọng phát hiện các yếu tố tích cực,
điển hình tiên tiến, những cán bộ, đảng viên, người có uy tín tiêu biểu… để
tuyên dương, rút ra những bài học, kinh nghiệm. Tiếp tục xây dựng cơ sở lý luận
và thực tiễn nhằm đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu chống phá của các thế
lực, thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét