ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU TRƠ TRẼN “LIÊN MINH QUÂN SỰ MỸ – NHẬT – PHI VÀ SỰ CÔ ĐƠN NGUY HIỂM CỦA VIỆT NAM”
Một trong các sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận
toàn thế giới trong tháng 4 năm 2024 vừa qua chính là sự kiện ngày 11/4/2024
diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa lãnh đạo ba nước Mỹ – Nhật Bản –
Philippines. Hội nghị đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng về hợp tác giữa
các bên liên quan, trong đó có vấn đề về liên minh quân sự giữa Mỹ, Nhật Bản và
Philippines.
Bình
luận về sự kiện này, trên trang mạng “quyenduocbiet”, Nguyên Anh đã đăng bài viết tựa đề “Liên minh quân sự Mỹ – Nhật – Phi và sự cô đơn
nguy hiểm của Việt Nam”. Bài
viết, viện cớ sự liên minh quân sự giữa ba nước Mỹ, Nhật, Philippines để phê phán
chủ trương không tham gia liên minh quân sự của Việt Nam là “sự cô đơn nguy hiểm”. Từ đó, “khuyên” Việt Nam cần thực
hiện liên minh quân sự với Mỹ. Nguyên Anh còn cho rằng, điều kiện tiên quyết để
trở thành “đồng
minh của Mỹ” là: “Việt Nam bắt buộc phải là một quốc gia không
cộng sản”. Thực chất đây
là những luận điệu trơ trẽn, nhằm xuyên tạc, công kích chính sách quốc phòng “4
không” của Việt Nam, nhất là chủ trương “không tham gia liên minh quân sự”. Đồng thời phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với công tác đối ngoại quốc phòng. Cần khẳng định rằng, Việt Nam
chủ trương “không tham gia liên minh quân sự” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp và
sáng suốt; là điều kiện quan trọng để giữ vững môi trường hòa bình để phát
triển đất nước, bởi lẽ:
Thứ nhất, quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà
nước ta là xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước,
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức
mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Chính sách quốc phòng của
Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải
quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế. Đồng thời, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của
cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng
tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, kiên
quyết không “trông chờ” sự “bảo hộ” của bất cứ một thế lực nào.
Thứ hai, thực tiễn cho thấy, các cuộc chiến tranh và xung
đột trên thế giới gần đây, nhất là trường hợp xung đột giữa Nga và Ukraina,…
chỉ ra, một trong những nguyên nhân và “ngòi nổ” của nó là chính sách đối nội
và đối ngoại thiếu sự nhất quán của chính phủ các nước đó. Chính phủ và ngay cả
một bộ phận nhân dân các nước này luôn trông chờ sự “cứu giúp” từ thế lực bên
ngoài hoặc dựa hẳn vào một liên minh quân sự với các quốc gia khác. Hậu quả để
lại cho nhân dân các nước đó là sự phá hỏng không gian kinh tế – xã hội, bị
chiến tranh tàn phá và luôn phải đối mặt với nguy cơ bất ổn, kéo lùi sự phát
triển của đất nước. Điều này cho thấy sự hiện hữu những vấn đề về “lợi bất cập
hại”, “hại” sẽ nhiều hơn “lợi” trong tham gia liên minh quân sự, để rồi đánh
mất độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế, tự chuốc thêm kẻ thù, tự đưa quốc
gia, dân tộc mình vào tình thế “nguy hiểm”.
Thứ ba, thành công của Việt Nam trong giữ vững chủ quyền,
độc lập, bảo vệ lợi ích của quốc gia – dân tộc những năm qua chính là thành
công của xây dựng nền quốc phòng, an ninh độc lập, tự chủ, tự cường; và thực
hiện thắng lợi đường lối “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ đối
ngoại. Thành tựu đó đã khẳng định: Chủ trương không tham gia liên minh quân sự là đúng
đắn và phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay khi hòa
bình, hợp tác, phát triển đang là xu thế chủ đạo và chủ trương đối ngoại của
Việt Nam là đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã
có quan hệ quốc phòng với hơn 100 quốc gia, bao gồm 5 nước Ủy viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cường quốc trên thế giới. Hợp tác quốc
phòng giữa Việt Nam và các nước ngày càng đi vào chiều sâu với các nội dung,
lĩnh vực hợp tác thiết thực, phù hợp với điều kiện, nhu cầu và lợi ích của ta
và các nước đối tác, tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi, tham vấn, đối
thoại, đào tạo, hợp tác quân binh chủng, công nghiệp quốc phòng, quân y, cứu hộ
– cứu nạn, tuần tra chung biên giới trên bộ, trên biển, giao lưu hữu nghị quốc
phòng biên giới; chủ động tham gia và tổ chức đăng cai các hội thao quân sự
quốc tế…Những kết quả quan trọng trên đây là cơ sở để chúng ta tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
Thứ tư, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác đối ngoại quốc phòng là vấn đề có tính nguyên tắc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Công tác đối ngoại quốc phòng là một bộ
phận trong hoạt động đối ngoại của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực
tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Mọi hoạt động hợp tác quốc phòng đều
phải bám sát quan điểm, chủ trương, phương châm, mục tiêu, nội dung, phương
thức mà Đảng xác định. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động này được cụ thể
hóa thông qua vai trò quản lý của Nhà nước, trực tiếp là Bộ Quốc phòng và chỉ
huy các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Với ý nghĩa đó, hợp tác quốc
phòng trong tình hình hiện nay chính là: “thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại” trên tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và
là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Đồng thời, mọi
hoạt động hợp tác quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ
Quốc phòng. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng giữ quyền độc tôn lãnh đạo hoạt
động đối ngoại quốc phòng; quyền lãnh đạo đó không san sẻ, chia sẻ cho các lực
lượng, tổ chức chính trị – xã hội khác.
Như vậy, cả lý luận và thực tiễn cho thấy, “luận điệu”
của Nguyên Anh thực chất là một âm mưu thâm độc núp bóng vỏ bọc “bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ” nhưng lại nhằm chống phá đất nước, chúng ta cần phải đề cao
cảnh giác, chủ động phát hiện vạch trần, đấu tranh kiên quyết, không để bị lừa
gạt, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét