Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa
học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc
lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước
ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp,
nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “công nghiệp và nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế nước
nhà”[1].
Trong chủ nghĩa xã hội, người
với người là bạn, là đồng chí, anh em; con người được giải phóng khỏi áp
bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được tạo điều kiện
để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Theo
Chủ tịch Hồ
Chí Minh, văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa
thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây
dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa
nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành
mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu… Phương
châm “Phải
xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. Phải nâng cao trình độ
văn hóa của nhân dân”[2]. Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì con người, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất,
tinh thần ngày càng cao, có điều kiện toàn diện. Người chỉ rõ: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một
nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”[3].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét