Danh xưng đó đã khiến những người
lính Cụ Hồ mãi giữ được tuổi thanh xuân. Đó còn là
niềm vinh dự cho Tổ quốc Việt Nam đối với toàn thế giới
bởi lẽ tên gọi thân thương ấy đã nói đầy đủ được ý nghĩa
của một đội quân “Từ nhân dân mà ra, vì Nhân dân
mà chiến đấu, hy sinh”. Sức mạnh của Quân đội nhân
dân Việt Nam khiến không thể lực thù địch nào ngăn
cản nổi cũng từ đó mà ra. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã từng tiết lộ, thời gian trước
Cách mạng Tháng Tám, đồng bào ta vẫn gọi các đơn
vị vũ trang là “Bộ đội Ông Ké”, "Bộ đội Ông Cụ”. Nhưng
sau này khi biết tên Ông Cụ là Chủ tịch Hồ Chí Minh
nên Nhân dân ta đã chuyển cách gọi “Bộ đội Ông Cụ”
thành “Bộ đội Cụ Hồ”. Cứ như vậy, tên gọi thân thương
đó từ chiến khu Việt Bắc đã lan rộng ra cả ước
từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lý
giải về xuất xứ của tên gọi ý nghĩa này, Đại tướng chỉ rõ:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vô cùng kính mến của dân tộc và của Đảng ta. Người là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của
dân tộc Việt Nam. Những gì gắn bó với cuộc đời Người, được Người
chăm lo đều có ý nghĩa cao quý vô cùng. Vì vậy, Nhân dân ta muốn gọi Quân đội của mình phải là
“Bộ đội Cụ Hồ”.
Thứ hai,
đó là sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng
và trưởng thành của Quân đội ta. Người là người cha
thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Người đã khai sinh ra Quân đội ta với “Bản Chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”.
Người chăm lo từng bước đi lên của Quân đội, giáo
dục chiến sĩ, khuyên bảo cán bộ. Thương Bộ đội chiến
đấu gian khổ mà Người thức trắng đêm... Mỗi ước
trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta đều gắn
với sự giáo dục và rèn luyện của Người nên Nhân dân
gọi “Bộ đội Cụ Hồ” cũng là điều rất tự nhiên.
Thứ ba,
do chính bản thân các chiến sĩ Quân đội ta, ngay
từ đầu mới thành lập, cho đến những năm tháng chiến
đấu và trưởng thành đã luôn tỏ ra xứng đáng với niềm
tin cậy của Đảng, của Nhân dân. Cán bộ và chiến sĩ
đã thực hiện tốt những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
yêu thương và quý trọng đồng bào, chiến đấu dũng
cảm, gắn bó mật thiết với Nhân dân, nêu cao đạo đức
“cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trở thành một mẫu
hình về con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng. Khắp các nẻo đường của
Tổ quốc, hành quân và chiến đấu, đi tới bất cứ đâu Quân đội ta đều được đồng bào tin yêu, đùm bọc và
giúp đỡ. Bộ đội ta đã trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, luôn luôn làm
theo lời Bác dạy nên được đồng bào trìu mến gọi là “Bộ đội Cụ Hồ”. Tại
cuộc họp mặt đầu tiên của cán bộ, chiến
sỹ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân còn sống và đang cư trú tại Hà Nội năm 1994, Đại tướng Tổng
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn được gọi bằng cái tên trìu mến “Anh Văn”, đã nói những lời rất xúc động:
“Đến đây, tôi cứ mải nhìn các anh, các chị. Ừ, sao bây giờ chúng mình tuổi đã cao cả mà vẫn cứ là các
anh, các chị, không gọi là các cụ ông, cụ bà? Bé Hồng ngày đánh Phay Khắt năm 1944 mới 13 tuổi, nay đã
ngoài 60 mà vẫn cứ là Bé Hồng. Đây là cách gọi rất hay, hễ đi làm cách mạng là mọi người giữ được mãi tuổi
thanh xuân”.
Những nét đặc trưng cơ bản của “Bộ đội Cụ Hồ” được gói
gọn trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân
dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội Nhân
dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1964) là: “Quân
đội ta trung với Đảng, hiếu với dân/Sẵn sàng chiến
đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội/Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Hơn
76 năm qua, Quân đội ta có sự thay đổi về tên gọi từ
“Giải phóng quân”, tới “Vệ quốc đoàn” rồi đến “Quân đội
quốc gia” và đến giờ vẫn là “Quân đội nhân dân Việt
Nam”, thế nhưng những người lính vẫn luôn được nhân
dân ta gọi bằng cái tên trìu mến “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó
thực sự là điều kỳ diệu, có thể nói danh xưng “Bộ đội
Cụ Hồ” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân
và đi vào những trang sử hào hùng nhất, là niềm tự
hào của mỗi người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân
Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét