Nhân tài được xem là nguồn lực quý giá của đất nước, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội song để trọng dụng người tài là vấn đề không hề đơn giản của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhận thức đầy đủ, thấu đáo vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài. Lợi dụng vấn đề trên các thế lực thù địch đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Những âm mưu, thủ đoạn thâm độc
Bằng cách nhìn thiển cận, đầy định kiến với Việt Nam các thế lực thù địch vu cáo rằng “dưới chế độ cộng sản nhân tài không được trọng dụng. Mặt khác, họ ca ngợi, cường điệu hóa chế độ đãi ngộ nhân tài ở các nước tư bản phương Tây, miệt thị, phủ nhận những chủ trương, chính sách cũng như thực tế thực hiện chủ trương, chính sách trọng dụng nhân tài của Đảng, Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch truyền bá lối sống theo kiểu phương Tây; tô son, bôi hồng các chính sách ưu đãi về lương thưởng, mức sống ở các nước tư bản phát triển; cho rằng các nước phát triển là miền đất hứa. Nguy hiểm hơn, họ kích động tư tưởng hám lợi ích, trọng đồng tiền trong một bộ phận giới trẻ và người lao động. Các tổ chức phản động, số đối tượng cơ hội chính trị đã tuyệt đối hóa yếu tố tài năng và lợi nhuận, xem nhẹ vấn đề đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Đây là những âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, nhằm làm giảm chí hướng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, nhất là các thế hệ thanh thiếu niên.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều quan tâm đến thu hút, trọng dụng, giữ nhân nhân tài. Việc thu hút, trọng dụng nhân tài là một chính sách ưu tiên cho phát triển đất nước. Nhưng cũng giống như các quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển việc thu hút, giữ nhân người tài là vấn đề không hề đơn giản. Đặc biệt nước ta đi chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, bị chiến tranh tàn phá, mặt khác việc bảo đảm chính sách đãi ngộ phù hợp nguồn lực hiện có của đất nước, bảo đảm hợp lý, công bằng, tiến bộ xã hội; đồng thời phụ thuộc điều kiện kinh tế - xã hội chung của từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, không thể đem chính sách đãi ngộ nhân tài của các nước phát triển để so sánh khập khiễng và áp đặt một cách chủ quan, tùy tiện, duy ý chí, máy móc lên các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Không phủ nhận ở nhiều nước tư bản phát triển có chế độ đãi ngộ cao đối với nhân tài, do các nước đó có tiềm lực kinh tế - xã hội lớn. Song xét về bản chất sâu xa mục đích đãi ngộ nhân tài của các nước tư bản nhằm phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản là chủ yếu. Mặt khác, những nước này tập trung chú trọng đến yếu tố tài năng, trình độ, năng lực. Ở các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam mục đích của trọng dụng nhân tài nhằm phát huy tối đa nguồn lực con người đem tài năng và đạo đức của cá nhân để mang lại lợi ích cho quốc gia - dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình”.
Chính sách trọng dụng nhân tài là đúng đắn, hợp lý, hiệu quả
Có một thực tế là trong năm tháng thực hiện công cuộc kháng chiến, kiến quốc, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, thử thách nên chế độ đại ngộ đối với người tài ở mức độ nhất định nhưng người tài giỏi vẫn tình nguyện phục vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân.
Trải quan các kỳ đại hội Đảng đều chú trọng thu hút, bồi dưỡng nhân tài. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thu hút, trọng dụng nhân tài, nhiều địa phương đã căn cứ tình hình thực tiễn để xác định trọng tâm thu hút nhân tài về làm việc phù hợp với nhu cầu và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào lĩnh vực như: Y tế, kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục bằng những chế độ đãi ngộ cụ thể như chính sách tuyên dương, vinh danh; chế độ tuyển thẳng không qua thi tuyển; ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, trợ cấp ban đầu.
Theo Chỉ số Cạnh tranh nhân tài toàn cầu (Global Talent Competitiveness Index) do trường kinh doanh INSEAD công bố năm 2020 Việt Nam xếp hạng 96 trên 132 quốc gia đến năm 2023, Việt Nam đứng ở vị trí 75 trong xếp hạng trong tổng số 134 quốc gia, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đứng trên Thái Lan vị trí 79, Indonesia vị trí 80, và Philippines vị trí 84. Dù đây là chỉ số mang tính chất tham khảo, song cũng chứng minh phần nào giá trị những chủ trương, chính sách trong dụng nhân tài của Việt Nam trên thực tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét