Khi giai cấp tư
sản đang lên và còn giữ vai trò là giai cấp trung tâm của thời đại, quan điểm
của C.Mác và Ph.Ăngghen về tư tưởng cách mạng không ngừng là phát triển của
cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo vừa mang tính liên
tục vừa mang tính giai đoạn và diễn ra không ngừng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là
chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu
để đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những mối
quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất
cả những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó”1. Ở những nước mà
giai cấp công nhân chỉ chiếm số ít trong dân cư thì trước hết cùng với giai cấp
tư sản làm cách mạng dân chủ tư sản triệt để, rồi ngay sau đó tiến hành cách
mạng vô sản, thực hiện xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Điều kiện để giai cấp công nhân thực hiện đường lối cách mạng không
ngừng theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen là phải giữ vững tính độc lập về
tư tưởng, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động
khác.
Khi chủ nghĩa tư
bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản hết vai trò tiến bộ,
quan điểm của V.I.Lênin về tư tưởng cách mạng không ngừng trong quá trình cách
mạng dân chủ tư sản: giai cấp công nhân
phải nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng dân chủ tư sản (tức cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới) sau đó chuyển lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa hai cuộc
cách mạng đó không có bức tường nào ngăn cách.
V.I.Lênin đã kế
thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong hoàn cảnh
lịch sử mới, vào những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư
bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đế quốc ngày càng bộc lộ bản
chất phản động, hiếu chiến, xâm lược những nước lạc hậu, biến thành thuộc địa
của chúng. Giai cấp tư sản tỏ ra có tư tưởng thoả hiệp, cấu kết với giai cấp
phong kiến, không muốn thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng dân chủ tư sản và tìm
mọi cách để ngăn chặn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong phong
trào công nhân đã xuất hiện tư tưởng cơ hội muốn phủ nhận tư tưởng cách mạng
không ngừng của chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin phân tích sâu sắc tình hình nước Nga
trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho thấy, là một nước tư bản
trung bình nhưng là một khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế
quốc. Sự hội tụ đầy đủ những mâu thuẫn cơ bản trong lòng nước Nga, tạo tiền đề
cho một cuộc cách mạng dân chủ tư sản nổ ra trong tương lai không xa.
Điều kiện để thực
hiện chuyển biến từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa, theo V.I.Lênin cần phải thực hiện ba điều kiện cơ bản. Một là, giai
cấp công nhân thông qua chính đảng của mình tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai là, phải tăng cường khối liên minh với giai cấp
nông dân. Ba là, chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp công nhân, nông
dân phải chuyển sang làm nhiệm vụ của chuyên chính vô sản.
Nội dung thực
chất của quy luật cách mạng không ngừng mà C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã
chỉ ra là tính liên tục, tính giai đoạn trong quá trình thực hiện đến mục tiêu
cuối cùng của cách mạng vô sản, mỗi giai đoạn có mục tiêu, phương pháp cách
mạng khác nhau.
Cách mạng không
ngừng là đặc trưng của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, vì
mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là xoá bỏ giai cấp chứ không phải
thay xã hội có giai cấp này bằng xã hội có giai cấp khác. Sau khi giành được
chính quyền, nếu giai cấp công nhân không tiến hành đấu tranh cách mạng, cải
tạo xã hội đến cùng thì không thể giữ được quyền lãnh đạo chính trị và chính
quyền sẽ rơi vào tay giai cấp khác.
Quá trình cách mạng của giai cấp công nhân diễn ra liên tục nhưng lại
được chia ra thành những giai đoạn cụ thể, các giai đoạn đó có mối quan hệ chặt
chẽ và tạo ra tiền đề để thực hiện mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ giai cấp. Bởi
lẽ, mỗi giai đoạn cách mạng giai cấp công nhân phải đấu tranh thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ và đối tượng khác nhau. Cho nên, không nên hiểu cách mạng không
ngừng chỉ theo nghĩa bất chấp điều kiện lịch sử cụ thể, cứ tiến thẳng mà không
có những khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trong mỗi giai đoạn cách
mạng.
Tư tưởng cách
mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết phản ánh có tính
quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa là vấn đề mang tính chiến lược
và sách lược trong tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân. Lý luận cách
mạng không ngừng luôn mang ý nghĩa mới, có những nội dung cụ thể trong những
điều kiện lịch sử mới. Cho nên, tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận để các đảng cộng sản vận dụng vào điều
kiện cụ thể nước mình, để mỗi giai đoạn cách mạng định ra đường lối chiến lược
và sách lược đúng đắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét