Nghị định số
147/2024/NĐ-CP (Nghị định 147) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ internet và thông tin trên mạng (ban hành ngày 9/11/2024, có hiệu lực ngày
25/12/2024) nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và
dư luận xã hội. Thế nhưng, lợi dụng vấn đề trên, các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị lại tìm cách chống phá, xuyên tạc nhiều nội dung nêu trong Nghị
định, vu cáo Nhà nước Việt Nam tiếp tục “đàn áp” tự do ngôn luận, “bịt miệng”
người dân.
Trên trang mạng xã hội của các tổ chức thù địch,
phản động, trong đó có Việt Tân xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, đánh đồng
việc Chính phủ ban hành Nghị định là “siết” quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí. Họ rêu rao rằng, định danh tài khoản mạng xã hội sẽ “bóp nghẹt tự do ngôn
luận”; vu cáo “chính quyền luôn muốn kiểm soát phát ngôn của người dân”; “đàn
áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến”… Một số bài viết cho rằng, “chỉ có ở
Việt Nam mới vẽ ra định danh cá nhân”, quy kết “dưới chế độ cộng sản, viễn cảnh
u ám bao trùm lên người dân”! Từ đó, kích động người dân “không chấp hành Nghị
định”, “bất phục tùng chế độ”, “đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền”. Một số hãng
truyền thông định kiến như RFA, VOA… còn làm phóng sự, clip để xuyên tạc, phủ
nhận, kêu gọi mọi người “bất tuân Nghị định”. Mục
đích của các thế lực thù địch nhằm tẩy chay việc thực hiện Nghị định 147, lấy cớ
bôi nhọ hệ thống pháp luật Việt Nam; cổ xúy cho tư tưởng, hành động sai trái,
khuyến khích hành vi bất tuân quy định của pháp luật trên không gian mạng. Họ
tìm cách chỉ trích, đả phá, tạo ra sự phân tâm, hoang mang dao động trong một bộ
phận người dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Từ việc chỉ trích, bôi nhọ, kêu gọi tẩy chay việc thực thi Nghị định, các
thế lực thù địch, phản động lấy cớ vu cáo Nhà nước “chỉ tìm cách o ép dân”, tạo
ra cái nhìn méo mó, đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý xã
hội của Nhà nước, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Những luận điệu trên là chiêu bài quen
thuộc, mang tính quy luật khi Nhà nước Việt Nam ban hành các quy định pháp luật
mới, nhất là liên quan đến an ninh, an toàn mạng internet. Trước đó, những văn
bản pháp luật, dưới luật được Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về hoạt
động, quản lý mạng internet nhằm bảo đảm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thế lực
thù địch, phản động cũng vin vào đó, tìm đủ mọi cách để công kích, đả phá. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho
nhiều kẻ xấu lợi dụng giả mạo tài khoản để ăn cắp thông tin, lừa đảo chiếm đoạt
tài sản hay đăng những nội dung không tốt ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân,
gây mất an ninh, an toàn, vi phạm trật tự quản lý xã hội và pháp luật. Cùng
với đó, các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước đang có
xu hướng gia tăng trên các mạng xã hội. Nhiều tổ chức, cá nhân thù địch,
định kiến với Việt Nam ở nước ngoài tìm mọi cách kích động, móc nối với các đối
tượng bất mãn trong nước thông qua mạng xã hội để chống phá đất nước.
Cần thấy rằng, việc xác thực định danh cá nhân
đối với người dùng mạng xã hội không có nghĩa mọi người đều phải công khai họ
tên thật trên mạng mà chỉ xác thực tính chính danh tài khoản, còn việc lấy tên,
nick gì là quyền của mỗi người. Ngoài việc hạn chế các hành vi vi phạm, định
danh cá nhân còn góp phần giúp người dùng nâng cao tinh thần trách nhiệm khi
dùng mạng xã hội, hạn chế tình trạng phát ngôn bừa bãi, thông tin xấu độc, sai
sự thật...
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét