Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

 Vận động quần chúng nhân dân thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố quyết định chất lượng của mọi mục tiêu cách mạng, bởi “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(1); đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, tập hợp quần chúng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xác định công tác dân vận có vị trí then chốt đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thực hiện tốt công tác dân vận, đội ngũ cán bộ cần xây dựng được phương pháp khoa học, khéo léo, coi nhân dân là cội nguồn sức mạnh, “chìa khóa” đưa đến mọi thắng lợi vẻ vang, rằng “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”(2); mặt khác, dân vận “không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”(3). Cùng với đó, với từng công việc cụ thể, Người yêu cầu xây dựng kế hoạch hợp lý, tránh tâm lý, thói quen tổ chức thực hiện hành động tùy tiện, làm lấy lệ, không đến nơi, đến chốn, “xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy”(4).

Thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp tiến hành công tác dân vận trong tình hình mới; chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị quán triệt, triển khai thực hiện nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận; phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ(5). Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét