Một trong những tổ chức
thường xuyên đưa ra các trò lố dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới để thực hiện
các hành động chống phá Việt Nam là Việt Tân. Những hoạt động của tổ chức này
dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền, dân chủ song thực chất là nhằm mục tiêu gây rối
an ninh trật tự, phá hoại sự ổn định đất nước, tìm cách can thiệp vào công việc
nội bộ của Việt Nam.
Hằng năm, Ngày Nhân quyền thế giới 10/12
được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới, là dịp để
kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
vào ngày 10/12/1948. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của Liên hợp
quốc nhằm công nhận và bảo vệ quyền con người mà không phân biệt sắc tộc, tôn
giáo, giới tính, địa giới hay địa vị xã hội. Thế nhưng, đi ngược mục đích, ý
nghĩa tốt đẹp ấy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại
có những chiêu trò lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam. Theo đó,
có thể nhận diện trò lố của Việt Tân qua những điểm sau:
Thứ nhất, Việt Tân tiến hành các cuộc
biểu tình tại một số quốc gia như Na Uy, Đức, Úc, Canada… để vu cáo Việt Nam
“đàn áp nhân quyền”. Trong các cuộc biểu tình, Việt Tân đã đưa ra những biểu
ngữ sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức này đưa thông tin
sai trái rằng, “dưới chế độ độc tài, người dân Việt Nam không có dân chủ, tự
do” và cho rằng chính quyền Việt Nam đang thực hiện những hành vi đàn áp đối
với những người bất đồng chính kiến; miệt thị, xuyên tạc Việt Nam “bịt miệng”
quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận.
Thứ hai, tổ chức livestream bình luận về
nhân quyền Việt Nam. Một trong những chiêu trò quen thuộc của Việt Tân trong
dịp này được sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiến hành phát trực tiếp, bình
luận về vấn đề dân chủ, nhân quyền; sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến
như Facebook, YouTube và các nền tảng mạng xã hội khác để phát sóng các chương
trình bình luận, đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Những buổi phát
trực tiếp này thường có sự tham gia, dẫn dắt bởi các đối tượng phản động, thù
địch với Việt Nam núp dưới vỏ bọc với tên gọi hết
sức mĩ miều như “nhà dân chủ”, “người đấu tranh vì công lý”, “luật sư nhân
quyền”…
Thứ ba, tổ chức ra cái gọi là “giải
thưởng nhân quyền”. Kể từ năm 2018, Việt Tân đã rêu rao cái gọi là “Giải thưởng
Nhân quyền Lê Đình Lượng” để cổ xúy, tán dương cho những cá vi phạm pháp luật
Việt Nam. Năm nay trên trang Facebook, Việt Tân đưa ra bài viết với tiêu đề rất
mĩ miều “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2024 công lý cho dân tộc, công
bằng cho mọi người”, nhằm “chống phân biệt đối xử và thúc đẩy bình đẳng trong
xã hội”, để “xiển dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt
động Lê Đình Lượng”. Cá nhân được Việt Tân xướng tên là Y Krếc Byă, thuộc “Hội
Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”.
Thứ tư, một trong những luận điệu phổ
biến mà Việt Tân và các tổ chức phản động khác thường xuyên sử dụng trong dịp
kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới là kêu gọi sự tự do, dân chủ theo kiểu phương
Tây, kêu gọi các chính phủ, tổ chức phi chính phủ sử dụng nhân quyền như một
công cụ để can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.
Như vậy, với những âm mưu, thủ đoạn
trên, Việt Tân bên cạnh xuyên tạc, phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam
còn đánh tráo bản chất, làm méo mó giá trị dân chủ, nhân quyền; dẫn dắt mọi
người đến những thông tin sai trái, tiêu cực; từ đó, làm giảm sút niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, hệ thống chính trị; hạ bệ vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Đây là chiêu trò quen thuộc của Việt Tân
mượn vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam. Mỗi năm, Việt Tân lại biến tấu,
diễn những trò lố nhằm thu hút sự theo dõi của dư luận trong và ngoài nước,
thực chất là vì lợi ích của tổ chức này, hoàn toàn trái ngược với lợi ích quốc
gia – dân tộc. Trong đó việc trao cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình
Lượng” là một ví dụ. “Giải thưởng nhân quyền” vốn là một danh hiệu được trao
cho những cá nhân, tổ chức có những đóng góp, cống hiến quan trọng trong việc
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn cầu. Tuy nhiên, trường hợp “Giải
thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” mà Việt Tân đưa ra không mang ý nghĩa như vậy,
không mang lại giá trị nhân quyền trên thực tế.
Nhìn vào bản danh sách trao giải trong
những năm qua có thể thấy những cá nhân được Việt Tân tôn vinh đều là đối tượng
có hành vi chống phá chính quyền và những đối tượng này thường xuyên có mối
quan hệ mật thiết với các tổ chức phản động ở nước ngoài, những tổ chức nhân
quyền có thái độ thù địch với Việt Nam. Trường hợp Y Krếc Byă thuộc “Hội Thánh
Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” cũng là một trong số đó. Mặt khác, tổ chức
đứng ra phát động và trao giải - tổ chức Việt Tân không có tư cách pháp lý để
trao giải thưởng nhân quyền, vì bản thân tổ chức này đã bị Bộ Công an Việt Nam
đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố vào ngày 4/10/2016.
Những thành tựu trên các lĩnh vực đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của
người dân là hết sức cụ thể, sinh động, cùng với đó là uy tín, vị thế đất nước
ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Đó là những minh chứng rõ ràng phản bác
các âm mưu, thủ đoạn chống phá, các luận điệu sai trái, xuyên tạc của của các
thế lực thù địch, phản động.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét