Bàn về tương lai của xã hội loài người, nhiều học giả đã
luận giải theo những chiều cạnh khác nhau, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố chế độ
xã hội mà con người hướng tới, xã hội loài người trong tương lai sẽ phát triển
theo hướng nào, Chủ nghĩa xã hội, hay Chủ nghĩa tư bản.
Chế độ xã hội tương lai phải vì con người, vì sự tồn tại và
phát triển của thế giới theo hướng tích cực. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
nêu rõ: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì
con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn
nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng
ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường
sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai
thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi
trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho
một thiểu số giàu có". Những điều đó chỉ có thể có trong Chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay cũng đã có những thành tự nhất
định. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do
kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện
pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ
hơn so với trước. Tuy nhiên, Chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được
những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn
ra. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế,
xã hội lẫn chính trị, kinh tế. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của
những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó cũng chính là những
đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng TBCN. Như vậy, Chủ
nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người.
Chủ nghĩa xã hội sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
lâm vào thoái trào, song có những biến đổi, đột phá trong giai đoạn hiện nay.
Các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại đã tiến hành đổi mới, kiên trì con
đường đi lên Chủ nghĩa xã hội với những chủ trương, chính sách rộng mở, phù hợp
với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Đời
sống của nhân dân ở các nước XHCN không ngừng được nâng lên, niềm tin vào chế
độ được giữ vững, củng cố vững chắc. Đảng Cộng sản ở mỗi nước luôn được xây
dựng, chỉnh đốn, nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực đáp ứng với yêu cầu,
nhiệm vụ. Các nước XHCN cũng tích cực tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn
đề mang tính toàn cầu, thể hiện được bản chất ưu việt của chế độ XHCN trong xây
dựng, bảo vệ con người, môi trường sống lành mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét