Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Lợi dụng dân chủ để chia rẽ nội bộ


Đã thành thông lệ, trước mỗi kỳ đại hội đảng các cấp hoặc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, các thế lực thù địch lại tăng cường những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta, đẩy mạnh âm mưu lôi kéo cán bộ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; tình trạng đơn, thư tố cáo, tán phát thông tin không đúng sự thật dưới mọi hình thức với nhiều mục đích khác nhau diễn ra ngày càng tinh vi, đa dạng, phức tạp. Điều đáng tiếc là một số người nhẹ dạ cả tin đã vô tình mắc vào những cái “bẫy” này. Lợi dụng về quyền dân chủ trong các cuộc họp, trong việc góp ý với các tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, không ít người thổi phồng, xuyên tạc, bịa đặt đời tư cá nhân, nhằm bôi nhọ thanh danh, uy tín của đồng chí, đồng đội, lãnh đạo các cấp, các cơ quan, tổ chức đảng, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.
Lợi dụng việc góp ý vào dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, đã có người thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt về những hạn chế, yếu kém của địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị nhằm phủ nhận những thành tựu, để có thể hạn chế người ủng hộ bằng lá phiếu trong đại hội. Cũng có người lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật và việc xử lý của các cơ quan chức năng để kích động, suy đoán nhằm chia rẽ nội bộ, hình thành “phe nhóm chống đối nhau” trong nội bộ các tổ chức đảng, các cơ quan, địa phương, đơn vị. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng vì tư lợi hẹp hòi và động cơ chính trị lại lợi dụng danh nghĩa góp ý, phản biện để gây sự nghi ngờ, gieo rắc thù hận và chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị. Chúng sử dụng mọi chiêu trò, mánh khóe, lợi dụng các trang blog, web cá nhân, mạng xã hội để thổi tung ra những thông tin nhạy cảm, khó kiểm chứng, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của quần chúng, gây nhiễu loạn dư luận.
Để đối phó với sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, phản động trước thềm đại hội đảng các cấp và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao tinh thần cảnh giác và khả năng “miễn dịch”. Các cấp ủy đảng cần chủ động thông tin đúng đắn, chính xác về các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức đại hội đảng các cấp. Công khai, minh bạch thông tin về những chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề bức xúc, nhất là những vấn đề có tính nhạy cảm trước thềm đại hội đảng ở cấp mình. Đây là vấn đề rất quan trọng, không nên để những thông tin giả, tin đồn thất thiệt lan truyền và hoành hành trong cộng đồng xã hội rồi mới tìm cách khắc phục theo kiểu “chạy theo” tình hình. Thông tin càng cởi mở, việc kết nối thông tin trong xã hội tới mọi người dân luôn thông suốt thì càng có điều kiện để phòng, chống tin giả, tin xấu độc, bảo đảm thông tin chính thống giữ vững vai trò chủ đạo, định hướng dư luận.
Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội bộ, kịp thời đấu tranh và xử lý đối với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị đưa ra thông tin tuyên truyền chống phá, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Làm cho mọi người trong cơ quan, đơn vị, tổ chức có điều kiện thẩm định, đánh giá các thông tin, từ đó chủ động phản bác những thông tin sai lệch; tránh tự mình trở thành “con rối”, tiếp tay cho kẻ xấu trục lợi, cho các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá đại hội đảng các cấp.   
Thực tế cho thấy, để ngăn chặn hiệu quả việc “góp ý”, “phản biện” có nội dung gây rối, các tổ chức đảng có thẩm quyền phải nâng cao trách nhiệm, giải quyết đơn, thư tố cáo một cách công tâm, khách quan, kịp thời, đúng nguyên tắc, phương châm, quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng. Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; "chạy" chức, "chạy" quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy định về những điều đảng viên không được làm. Trường hợp nhận thấy người gửi “tâm thư”, “góp ý”, “phản biện” có dụng ý xấu, cần phải làm rõ động cơ, mục đích để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đã đến lúc phải xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện phản biện xã hội và góp ý một cách đúng đắn, có hiệu quả. Phản biện xã hội là điều bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc, công khai đối với các dự án pháp luật, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, cũng phải có chế tài xử lý việc lợi dụng góp ý, phản biện để gây rối xã hội.
BCH



Bịa đặt thông tin hòng làm méo mó các vụ án


Những ngày gần đây, trên internet xuất hiện khá nhiều trang báo mạng với đủ các thể loại (viết, hình, nói) đề cập đến một số vụ án hình sự vừa được các cấp tòa của Việt Nam xét xử. Chưa bàn đến tính chất, nội dung của các bản án, bởi để có được một bản án công minh, đúng người, đúng tội thì phải có một quá trình thực hiện tố tụng, xét xử chặt chẽ, khoa học, theo đúng luật định. Nhưng cái cách tiếp cận vụ án của một số trang mạng xã hội rõ ràng là “có vấn đề”, bởi dường như họ muốn dẫn dắt dư luận theo cách nghĩ của họ, khiến dư luận nhìn nhận các vụ án một cách méo mó, đầy nghi ngờ. Mục tiêu cuối cùng của nhiều trang mạng là hướng tới xuyên tạc, phủ nhận nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.

Nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hình thành sau khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại chính quyền, thiết lập một nhà nước Việt Nam tự do, độc lập. Năm 1946, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là văn bản luật đầu tiên của nước Việt Nam mới, thể hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ mà người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng và được Nhà nước bảo hộ. Cũng từ văn bản luật gốc này, từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH), các văn bản luật khác dần được hình thành, ra đời.
Quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (gọi chung là các luật) được tiến hành chặt chẽ, khoa học, được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và được tiếp thu, chỉnh sửa một cách hợp lý theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện tính dân chủ rất cao trong quy trình xây dựng các luật. Trong số 230 bộ luật, luật đang có hiệu lực thi hành và sắp có hiệu lực thi hành thì có hai bộ luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khởi tố, xét xử các vụ án hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, đó là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều, khoản trong hai bộ luật nêu trên vừa khái quát đầy đủ các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa rõ ràng các hành vi, dấu hiệu vi phạm hình sự của mọi cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng các điều, khoản trong quá trình tố tụng và xét xử được các cơ quan tư pháp tiến hành độc lập, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, do đó về mặt nguyên tắc là rất chặt chẽ, không có chuyện vi phạm dân chủ như một số trang mạng cố tình đoán mò rồi dẫn lái dư luận. Trong điều kiện hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ nên thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng rãi. Trong lĩnh vực điều tra, xét xử các vụ án cũng có quy trình rất minh bạch, công khai, thông tin đầy đủ, điều đó không cho phép các cá nhân tham gia vào quy trình xử lý các vụ án có thể cố tình làm sai lệch kết quả điều tra, xét xử.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có những vụ án rất phức tạp, nhiều tình tiết, chứng cứ khó có thể làm rõ trong một thời hạn nhất định, chính vì thế mới xảy ra các lỗi trong quá trình điều tra, xét xử dẫn đến hiện tượng lọt người, sót tội ở một vài vụ án trong số hàng nghìn vụ án mà các cấp tòa phải xét xử hằng năm. Thế nên có thể khẳng định, việc sai sót trong điều tra các tình tiết cụ thể, có thể xảy ra, nhưng đó là do sai sót của từng khâu, thuộc về từng cá nhân tham gia vào quy trình điều tra, xét xử. Còn về mặt nguyên tắc tổng thể của quá trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự là hoàn toàn chặt chẽ, minh bạch, thể hiện rõ sự nghiêm minh, ưu việt của pháp luật XHCN. Thế nên, không thể lấy một vài sai sót từ một số vụ án để quy chụp và xuyên tạc cả nền tư pháp của Việt Nam. Đó là tư duy và cách hiểu của những người cố tình phủ nhận sạch trơn hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhằm vào những mưu đồ và lợi ích cá nhân.
Lấy mạng xã hội làm tấm bình phong: Công nghệ viễn thông phát triển là cơ hội để truyền thông lan tỏa, đó là một trong những điều kiện để mở rộng dân chủ. Thế nhưng hiện nay, một số cá nhân đã lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt, bịa đặt các tình tiết về các vụ án hòng "câu view", "câu like", hướng lái dư luận và mục đích cụ thể, thực dụng hơn cả là kiếm tiền từ trên mạng. Chẳng hạn khi mở trang Youtube, gõ từ khóa “vụ án Hồ Duy Hải”, người dùng sẽ thấy xuất hiện hàng trăm clip liên quan đến vụ án. Trong số ấy có nhiều video clip với những thông tin kiểu dựng chuyện, bịa chuyện, trộn lẫn thật với giả khiến cho người xem như lạc vào mê cung, không thể phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Cũng có những video clip lợi dụng các tình tiết của vụ án để bôi nhọ, nói xấu người này, chĩa mũi dùi vào người khác. Nghe các câu, từ bình luận trong clip, những người ít thông tin cứ ngỡ tác giả của video clip là những “nhà điều tra” tội phạm thực thụ, hoặc chí ít họ cũng có những “nguồn thông tin đáng tin cậy” như họ nói. Nhưng thực ra những người làm ra các video clip này hầu hết chỉ là những kẻ lừa bịp về truyền thông trên mạng xã hội. Tất cả thông tin mà họ đăng tải đều là do cóp nhặt trên mạng, kết hợp với sự bình luận bạt mạng, vô căn cứ, hoàn toàn theo ý chủ quan của bản thân người làm ra sản phẩm video clip. Hình ảnh trong các video clip này hầu hết là hình ảnh tĩnh mà họ nhặt nhạnh từ đâu đó, rồi gán ghép bằng những lời bình luận vô lối. Những trang mạng mang màu sắc phản động và có sự thù địch với Việt Nam, như: Việt Tân, BBC, RFA... thì có thêm các đoạn “phỏng vấn” truyền thanh một vài nhân vật đang có thiên hướng, hoặc đã từng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, hòng làm ra vẻ sản phẩm của mình là “vô tư”, là “minh bạch”. Nhưng xâu chuỗi các video clip của họ lại thì thấy rõ, họ luôn hướng lái người nghe/xem đến mục tiêu chính trị, đó là xuyên tạc tính ưu việt của chế độ XHCN, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội Việt Nam. Hầu hết nhân vật trong các video clip của các trang mạng nói trên đều cố “bày trò”, ra vẻ “vì sự dân chủ, công bằng”, nhưng cuối các đoạn phỏng vấn, bao giờ họ cũng lòi “cái đuôi cáo” về chính trị của mình ra.
Cũng trong môi trường mạng, hiện nay còn tồn tại một dạng thông tin thất thiệt, biến không thành có, dựng đứng nhiều chuyện. Thậm chí trong một số vụ án hình sự, họ còn sẵn sàng bịa thêm các chi tiết, nhân vật, hòng làm cho vụ án thêm ly kỳ, mục đích cuối cùng là để trang của mình có nhiều người quan tâm, theo dõi. Điều tai hại là sự bịa đặt này được phát đi phát lại, kiểu “mưa dầm thấm lâu”, khiến cho người nghe/xem chuyển từ phân vân đến nghi ngờ, rồi tin tưởng vào những điều không có thật. Đối với các vụ án quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn, được dư luận quan tâm thì những thông tin giả này có thể sẽ làm cho xã hội nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn sai lệch về quy trình điều tra, xét xử, khiến cho các tầng lớp nhân dân hiểu không đúng về bản chất vụ án, từ đó biểu hiện thái độ thiếu tin tưởng vào sự công minh của nền tư pháp XHCN. Đó là điều mà thế lực thù địch và những kẻ giả mạo thông tin mong muốn, bởi họ sẽ đạt được hai mục đích, tức là vừa thực hiện được âm mưu xuyên tạc nền tư pháp XHCN, đồng thời lại đạt được một yếu tố có tính cốt lõi, đó là lấy được tiền của nhà mạng nhờ vào những trang, những sản phẩm có nhiều người theo dõi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều kẻ đã bất chấp đạo đức và luật pháp để bịa đặt thông tin hòng trục lợi, kiếm tiền từ sự tò mò, thiếu tỉnh táo của cộng đồng mạng.
Giải quyết nạn thông tin giả - cần sự quyết liệt: Sở dĩ thông tin bịa đặt, thông tin giả về các vụ án còn tồn tại trên không gian mạng và luôn phát triển với cấp số nhân là vì mấy vấn đề sau: Thứ nhất, còn nhiều người tin vào những sự “bịa như thật” trên mạng. Nói về vấn đề này, TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từng nhận xét: Ở Việt Nam, tốc độ phát triển của internet khá nhanh và lượng người sử dụng rất cao (khoảng 64 triệu người), trong khi trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn có những hạn chế nên khó phân biệt được tin thật với tin giả lan truyền trên mạng. Vì vậy, việc nâng cao dân trí thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... là rất cần thiết, đây chính là cái gốc sâu xa nhằm giải quyết vấn đề dư luận sẽ đi theo chiều cạnh nào khi tiếp nhận biển cả thông tin mênh mông. Đối với các vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận, tâm lý xã hội, nhất là các vụ án trọng điểm thì càng cần được định hướng, tuyên truyền sâu rộng để đông đảo các tầng lớp nhân dân được biết, được hiểu, từ đó tự xây dựng nhận thức đúng đắn khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Một quy luật tất yếu là nếu lúa tốt thì cỏ dại khó mọc và ngược lại.
Thứ hai, còn nhiều nhà mạng thiếu trách nhiệm với những thông tin mà mình cung cấp, điều nguy hại hơn là họ còn trả tiền cho cả những thông tin giả, thông tin bịa đặt. Với vai trò là cung cấp nền tảng hơn là vai trò của nhà xuất bản, các nhà mạng lớn trên thế giới hiện nay có vẻ không quan tâm đến độ chính xác của các thông tin, vì thế các thông tin thất thiệt hầu như không bị can thiệp, mặc sức hoành hành trên mạng. Thực tế hiện nay, mạng xã hội không khác gì "chợ truyền thông", trong đó lẫn lộn cả thông tin tốt lẫn thông tin xấu độc. Có lẽ đã đến lúc cần phải nghiên cứu xây dựng các đạo luật, hoặc các công ước có tính quốc tế nhằm quản lý tình trạng trên, không thể để tình trạng vì tiêu chí tự do ngôn luận mà xâm hại các quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thậm chí là quyền lợi chính đáng của một quốc gia. Mục tiêu của các nhà mạng là kiếm tiền từ thông tin thì dứt khoát phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin mà mình đóng vai trò hỗ trợ cung cấp. Trong một cái chợ thì ban quản lý chợ cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng trộm cắp, bất lương của cái chợ đó.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin chính thống có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Về vấn đề này, có lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng: Cơ chế thông tin của Nhà nước ta là dân chủ và minh bạch, tuy nhiên đối với từng cơ quan cụ thể, có lúc chưa làm tốt vấn đề này, chính vì vậy mới tạo ra kẽ hở để một số tổ chức, cá nhân có dã tâm lợi dụng, hòng trục lợi và mưu đồ chống phá. Do đó, việc thông tin những vấn đề quan trọng có liên quan tới quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa... của các tầng lớp nhân dân cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện và sâu kỹ. Khi có thông tin đích thực, chính thống, có nghĩa là dư luận đã được định hướng, không còn sự ngả nghiêng, nghi ngờ giữa cái thật và không thật. Báo chí chính thống, cách mạng phải giữ vững vai trò chủ đạo trong thông tin chân thực, tuyệt đối không để lợi ích cục bộ che lấp bản chất cách mạng của các nhà báo, cơ quan báo chí.
Giải quyết được 3 vấn đề trên có nghĩa là chúng ta đã thực hiện được những yếu tố cơ bản, góp phần làm trong sạch môi trường truyền thông, tạo điều kiện tốt nhất để dư luận tiếp cận các thông tin đúng, chân thực, loại bỏ các thông tin xấu độc, giả mạo để người dân hiểu đúng bản chất sự việc, sự thật.
PTH


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác

BÁC CŨNG PHẢI CÓ GIẤY MÀ ! Chiến sĩ Lý Phúc Nha được đại đội trưởng phân công bảo vệ một khu vực quan trọng trong địa điểm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951 tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đại đội trưởng dặn: “Khu vực đơn vị ta bảo vệ là cả con người, thì nơi này là bộ óc. Mặc dầu các đại biểu đã có giấy ra vào và phù hiệu, nhưng phải kiểm tra thật kỹ để bảo đảm nghiêm mật”. Lúc sau, Nha thấy một cụ già người cao, đội nón cũ, quần xắn đến đầu gối, chân đi dép cao su, vai mang túi vải, xăm xăm đi về phía mình. Ông cụ hiền từ hỏi: - Chú gác ở đây à ? - Dạ ! Thấy ông cụ định bước vào khu vực cấm, Nha bối rối, vội hỏi: - Cụ cho cháu xem giấy ra vào ạ. - Bác đây mà, chú cũng hỏi giấy ư ? Một cán bộ vừa đi đến, thấy thế cũng bảo: - Bác đấy, thế mà đồng chí cũng hỏi giấy thì lạ thật ! - Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy thì mới được vào mà ! Người cán bộ toan gắt với Nha, thì ông cụ đã bảo anh ta đi gọi cán bộ đại đội và ôn tồn hỏi: - Chú người dân tộc gì ? Quê ở đâu ? Vào bộ đội lâu chưa ? Lúc này Nha mới thấy ông cụ quen quen, lại hỏi han thân mật, bèn thưa: - Dạ, cháu người Sán Chỉ, quê ở Thái Nguyên, vào bộ đội được hơn một năm rồi ạ. Giữa lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, vẻ hốt hoảng: - Bác Hồ đấy mà, sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác? Nha sung sướng vì được gặp Bác Hồ, nhưng lại bối rối tự trách mình sao lại đi hỏi giấy Bác. Bác tươi cười: - Chú làm nhiệm vụ như vậy là tốt. Nghe Bác nói thế, Nha mới hết lo. Sáng hôm sau, hết giờ thể dục, Bác gọi Nha và cán bộ chỉ huy lên gặp. Bác bảo mọi người ngồi, rồi Bác tự tay rót nước mời. Đoạn, Bác lấy trong cuốn sách ra một tấm ảnh của Bác, cầm bút ghi mấy dòng chữ phía sau, trao cho Lý Phúc Nha và nói: - Chú Nha mới vào bộ đội chưa biết Bác. Hôm qua thấy Bác không có giấy nên không cho vào nơi quy định, như vậy là đúng và đáng khen. Bác thưởng chú Nha chiếc ảnh của Bác. Còn đại đội trưởng và chính trị viên trao nhiệm vụ cho chiến sĩ chưa rõ, lại chưa giới thiệu cho chiến sĩ biết Bác, làm trở ngại đến công việc, Bác phê bình. Các chú có đồng ý không ? Từ chỗ Bác trở về, Nha sung sướng và cảm động, nhưng cứ thương đại đội trưởng và chính trị viên vì mình mà bị phê bình. Hải Đăng (st)

Chủ nghĩa yêu nước Việt nam cần được giữ vững và phát huy trong tình hình hiện nay



Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được hun đúc, kết tinh từ nhiều thế hệ. Trải qua nhiều cuộc bể dâu, nhiều mưa bom, bão đạn, qua những thăng trầm của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ngày càng đậm đà, sâu sắc, trở thành ”đặc sản” ,  ”hương hiệu”, mà cứ nhắc đến chủ nghĩa yêu nước là nhắc tới Việt Nam. Điều này đã được minh chứng rất rõ ràng qua quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta từ trước đến nay. Qua thời kỳ chống dịch COVID 19 vừa qua, một lần nữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại có dịp toả sáng.
Khi dịch COVID 19 xuất hiện, bên cạnh hệ thống chính trị nhanh chóng vào cuộc với những nội dung biện pháp kịp thời, thì một vấn đề rất quan trọng, mang tính quyết định để chống dịch hiệu quả đó là ý thức trách nhiệm của người dân đã được phát huy cao độ. Đó là tinh sự chấp hành các quy định trong chống dịch; đó là tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong chống dịch ( sự ủng hộ, tương trợ về vật chất, tinh thần trong nội bộ và quốc tế  của Việt Nam trong chống dịch).
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay chúng ta không những phòng, chống dịch mà còn phải đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, phải nỗ lực cao độ mới hoàn thành được nhiệm vụ. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ kép đề ra.

Việt Nam quan tâm đến con người trong chống dịch COVID 19 được thế giới đánh giá cao



Với quyết tâm mãnh liệt: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc phòng, chống dịch COVI 19, đến nay, gần như Việt Nam  đã chiến thắng được đại dịch. Việc Việt Nam khống chế được dịnh bệnh có nguyên nhân căn bản là Việt Nam rất quan tâm đến con người, coi con người là trên hết, người dân ở Việt Nam, không ai bị bỏ lại phía sau trong chống dịch COVID 19 vừa qua.
 Quyền con người (nhân quyền) là một nội dung và là một mục tiêu xuyên suốt của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Phat triển con người, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy cách mạng XHCN. Từ quan điểm xuyên suốt trên, thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảm bảo mọi người dân Việt Nam ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành, đời sống ngày càng nâng cao. Điểm mấu chốt nhất trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam đó là sự bình đẳng, bình quyền. Ở Việt Nam, dù là cán bộ, kỹ sư, tiến sỹ hay những người dân cày, những bác xe ôm, những chị bán rau... ai ai cũng được bình đẳng, bình quyền, được đối xử như nhau, mỗi người một nghề, ai cũng được tham gia xây dựng đất nước, được hưởng thụ thành quả lao động mà mình làm ra, không ai bị bỏ lại phía sau. Trong chống dịch COVID – 19 vừa qua cũng như vậy, mọi người dân được đối xử như nhau, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ sự quan tâm đó đã lay động đến tâm tư, tình cảm mỗi người dân, làm cho họ có niềm tin đối với Đảng, tạo nên ý chí quyết tâm cao trong thực hieẹn nhiệm vụ. Cho nên khi sảy ra dịch bệnh, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân vào cuộc với những biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch rất nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với ý thức của người dân (ý thức của những con người được giác ngộ) Việt Nam đã nhanh chóng khống chế được dịch bệnh. Đây chính là thắng lợi của quyền con người được quan tâm đúng mức; thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đây cũng là điểm sáng để nhiều nước trên thế giới học tập.

Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết trong chống dịch COVID- 19



Với quyết tâm chính trị: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống dịch COVI -19, đến nay, gần như chúng ta đã chiến thắng được đại dịch. Tuy nhiên, những ngày gần đây tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác đã hiển hiện rất rõ ở các hoạt động sản xuất, học tập, công tác, vui chơi giải trí....trong chống dịch. Tại những điểm đông người, hầu như thói quen đeo khẩu trang đã biến mất, nghiêm trọng hơn là việc tụ tập đông người theo tâm lý cho rằng đã hết dịch cho nên việc đeo khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn, cách ly, hạn chế tiếp xúc... đã không được thực hieẹn nghiêm túc. Đây là những biểu hiện rất nguy hiểm, nếu như chỉ một người nhiễm bệnh thì chúng ta sẽ phải chịu làn sóng bùng dịch lần thứ hai bất kể lúc nào. Từ tình hình trên, trước hết, hệ thống chính quyền cần phải thực hiện một cách đồng bộ theo quy định đặt ra, giáo dục, duy trì, kiểm tra, nhắc nhở, sử phạt nghiêm minh; thứ hai, rất quan trọng mang tính quyết định, đó là ý thức trách nhiệm của người dân trong chấp hành các quy định.
Hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy hết mức chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cuờng của dân tộc để có được ý thức trách nhiệm cao trong thời điểm hiện nay.

Cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay


Cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay
Các thế lực thù địch đã và đang ra sức thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước còn lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện âm mưu này, trước hết chúng tấn công về mặt tư tưởng làm xói mòn lòng tin với Đảng, với chế độ, làm suy thoái tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, chúng kiên trì sử dụng chiêu bài “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ” và “nhân quyền” để thường xuyên vu cáo, xuyên tạc chế độ, đường lối, chủ trương của Đảng, xuyên tạc lịch sử cách mạng, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động, bạo loạn, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 

QUÂN ĐỘI ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN HIỆN NAY


Quân đỘI đẤu tranh trên mẶt trẬn tư tưỞng, lý luẬn hiỆn nay
Hiện nay đấu tranh tư tưởng, lý luận là một vấn đề có tính quy luật của cách mạng nước ta. Nhận thức đúng vai trò của đấu tranh tư tưởng, lý luận trong những năm đất nước đổi mới, Đảng ta đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo mặt trận đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái thù địch. Nhờ đó nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy lý luận, định hướng tư tưởng, nâng cao cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của quân đội đã có bước trưởng thành, đạt được những thành tựu to lớn. Quân đội đã nhận thức sâu sắc nghị Quyết số 35 của TW về  tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới. Nâng cao cảnh giác cách mạng; định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đề xuất với Đảng những chủ trương biện pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái thù địch, nhất là trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng vững chắc trận địa tư tưởng trong quân đội, bảo đảm quân đội luôn kiên định, vững mạnh về chính trị trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, với âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, cơ hội là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện âm mưu đó, chúng coi tấn công trên mặt trận tư tưởng, lý luận là "mũi đột phá" hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, lý luận, tạo ra những "khoảng trống" để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên, nhân dân nhằm chuyển hoá, xoá bỏ tư tưởng XHCN.
 Vì vậy, trong thời gian tới cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam chắc chắn diễn ra ngày càng quyết liệt, vẫn là mặt trận nóng bỏng hàng đầu.
 Điều này cũng đòi hỏi quân đội không chỉ giỏi tác chiến trên mặt trận đấu tranh vũ trang mà còn phải giỏi tác chiến trên mặt trận chính trị - tư tưởng, đấu tranh chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Quân đội không những phải xây dựng vững chắc trận địa tư tưởng, chống mưu đồ "phi chính trị hoá" quân đội, mà còn phải góp phần đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, nâng cao cảnh giác cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu thủ đoạn phá hoại nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tình hình mới.

HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về mối quan hệ giữa học và hành tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập vào tháng 5 năm 1950. Theo Người, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời với hành, học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vốn đa dạng và phong phú. Học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Muốn thực hành tốt đòi hỏi người học phải được trang bị những tri thức, kiến thức. Quan điểm của Người đã trở thành bài học sâu sắc có tác dụng kêu gọi mọi người đem việc học gắn bó với thực tiễn nước nhà, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học đi đôi với hành cũng là nguyên lý giáo dục cơ bản của Đảng và Nhà nước ta; phê phán lối học suông, học cốt lấy chữ nghĩa, lấy mảnh bằng, lối học kinh viện, không nhằm mục đích phục vụ thực tiễn. Thấm nhuần nguyên lý: "Học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng dạy và học trong các hệ thống bậc học, cấp học, chung tay xây dựng một xã hội học tập, xem học tập như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống và có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, học bằng nhiều cách. Học không chỉ là học văn hóa mà còn phải học các kiến thức khác để làm việc, để sáng tạo, để làm người, để sống tốt hơn, thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nếu không, người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc, để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Một nền giáo dục mà "cả nước là một xã hội học tập" sẽ là động lực thúc đẩy mọi người có trách nhiệm học tập, học tập để không bị lạc hậu và theo kịp bước tiến của khoa học, công nghệ, thời đại, để có điều kiện phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và phát triển bản thân.


Cảnh giác và đấu tranh với chiêu trò lừa đảo bói toán công nghệ trên internet và mạng xã hội
Lợi dụng các trang mạng xã hội và internet, hiện nay xem bói online đang diễn ra phổ biến, thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ. Lợi ích chưa thấy đâu nhưng càng làm tăng thêm sự mù quáng, mê tín dị đoan. Chưa kể, người xem bói online còn phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân rất cao. Các trang xem bói được lập ra tràn lan với đủ các hình thức, như bói bài tây, bói đường chỉ tay, bói ngày, tháng, năm sinh... Bói toán trên mạng xã hội là một hình thức mê tín dị đoan bị pháp luật nghiêm cấm, một tệ nạn xã hội cần phải lên án và loại bỏ. Luật An ninh mạng nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để hoạt động tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng hành nghề bói toán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 3 đến 10 năm. Không khó để có thể tìm ra những trang bói toán online, bởi sự nở rộ đến chóng mặt của hình thức này những năm gần đây. Nó đã thu hút sự quan tâm của không ít người, nhất là giới trẻ khi họ coi đó là trò giải trí. Bói toán, bản thân nó đã có một sức hút mãnh liệt đối với rất nhiều người. Nó đặc biệt phù hợp với những người ưa tò mò. Muốn biết những điều mơ hồ còn nằm đâu đó trong tương lai, hoặc vén tấm màn nhung bí ẩn che phủ những câu chuyện hão huyền hoặc từ quá khứ, trước đây chúng ta phải đến nhà thầy bói. Nhưng trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, điều chúng ta cần làm thật đơn giản, đó là clik chuột để theo dõi livestream, để lại số điện thoại hoặc inbox để được tư vấn trực tiếp... Vài trang bán hàng online vì mục đích câu view, câu like, tăng tương tác, tăng lượt theo dõi cũng giúp phát tán thông tin bói toán rộng rãi. Nhiều câu chuyện đau lòng cũng đã xảy ra bởi người dân đã mù quáng tin lời thầy bói. Khi vẫn còn có những người dân tin vào những điều hão huyền hoặc không có thật, thì bói toán online, những trò mê tín dị đoan, dưới sự hỗ trợ của công nghệ, sẽ vẫn là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Chính vì vậy khi sử dụng internet và mạng xã hội cần phải cảnh giác và tỉnh táo, đồng thời tích cực đấu tranh với những chiêu trò lừa đảo thông qua hình thức bói toán online này.

Tăng cường bảo vệ, củng cố nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tăng cường bảo vệ, củng cố nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh
          Hiện nay, ở Việt Nam đang tổ chức tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh đó, các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", không chỉ phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh bằng mọi thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc.
          Trong đó, chúng tuyên truyền hết sức sai trái, cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện của Việt Nam”. Cần khẳng định rằng, về bản chất, luận điểm tuyên truyền sai trái nói trên nằm trong mưu toan phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nguồn gốc tư tưởng, lý luận chủ yếu, quyết định là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, từ đó làm suy yếu, tiến tới phủ định chính tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận điệu sai trái đó nhằm ba mục tiêu: phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Từ đó, mưu toan làm tha hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu làm suy yếu và đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, mọi sự xuyên tạc, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội về tư tưởng Hồ Chí Minh đều không có cơ sở khoa học và không có giá trị.
          Để tăng cường củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ để nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong tình hình mới, cụ thể là:
Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đặc biệt, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả.
Hai là, quán triệt sâu sắc và vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
Ba là, phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các mặt tiêu cực trong xã hội.
          Hiện nay, giá trị lý luận và thực tiễn căn bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên sâu sắc. Mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân càng phải thấm nhuần và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh; tự giác, rèn luyện, tu dưỡng, chủ động, kiên quyết phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, tiếp tục đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn./.

Trung Quốc ngày càng hung hăng với ‘ngoại giao chiến lang’

Giữa cuộc đối đầu với Mỹ ở nhiều phương diện, các nhà ngoại giao Trung Quốc không còn mềm mỏng mà ngày càng hung hăng, đáp trả một cách gay gắt.

Trong quá khứ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng có thời gian ưu tiên các lời lẽ mềm mỏng khi ứng xử các nước. Đến nỗi một người chỉ trích nặc danh đã gửi viên canxi đến các nhà ngoại giao đại lục, cùng bức thư mỉa mai họ hãy uống để “cho cứng xương”, trang Nikkei Asian Review dẫn một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc giấu tên.Tình hình hiện nay đã hoàn toàn khác hẳn, bài viết của Nikkei Asian Review bình luận. Chính sách đối ngoại cứng rắn và tỏ ra “trên cơ” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây khiến những nhà quan sát quốc tế kinh ngạc và gây chú ý với với cả người dân trong nước.
Giới quan sát phương Tây gọi kiểu hành xử này của Trung Quốc là “ngoại giao chiến lang”. Các quan chức ở Mỹ ngày càng tỏ ra cứng rắn để đáp trả trong khi các chuyên gia cảnh báo chiến lược của Bắc Kinh có thể bị "phản tác dụng" vì các hung hãng quá mức của các nhà ngoại giao.
Một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi thể hiện qua buổi họp báo cuối tuần trước của ông Vương Nghị, Ngoại trưởng kiêm Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại của Trung Quốc.
Khi đó, ông Vương không trả lời trực tiếp khi được hỏi rằng Bắc Kinh có phải đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay không. "Thao quang dưỡng hối” nghĩa là che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối, ý nói "giấu mình chờ thời", một chính sách do cựu lãnh Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Thay vào đó, ngoại trưởng Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ Mỹ về những cáo buộc nước này che giấu thông tin trong dịch Covid-19.
Trung Quoc ngay cang hung hang voi ‘ngoai giao chien lang’ hinh anh 2 https_s3_ap_northeast_1.amazonaws.com_psh_ex_ftnikkei_3937bb4_images_aliases_articleimage_3_0_3_6_27316303_1_eng_GB_PR20200527_0013_01.jpg
Ông Vươn
Ông Vương Nghị cho rằng một loại “virus chính trị” đang lây lan ở Washington và đẩy quan hệ hai nước đến “bờ vực cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
So với những người tiền nhiệm, ông Vương Nghị được nhìn nhận là “cứng rắn” hơn. Tại cuộc họp báo ngày 24/5, ông cũng không né tránh câu hỏi về phong cách lớn lối gần đây của các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Khi đó, một phóng viên CNN hỏi cho ông Vương Nghị: “Chúng ta đang chứng kiến những cuộc đấu khẩu ngày càng nóng giữa Trung Quốc và Mỹ. Phải chăng ‘ngoại giao chiến lang' là tiêu chuẩn mới của phong cách ngoại giao Trung Quốc”.
Đáp lại, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nhấn mạnh nước này “được công nhận là một quốc gia ôn hoà” trong lịch sử hàng nghìn năm.
Giới truyền thông Trung Quốc tỏ ra hào hứng khi tường thuật về cuộc họp báo ngày 24/5 của ông Vương, nhấn mạnh chi tiết rằng lần đầu tiên thuật ngữ “ngoại giao chiến lang” được đề cập trong một khuôn khổ chính thức như vậy.
Thuật ngữ này được mô phỏng theo tựa loạt phim hành động ăn khách “Chiến lang” do Trung Quốc sản xuất, ra mắt năm 2015 và 2017. Bộ phim đặc biệt thắng lớn ở thị trường nội địa trong phần hai vào năm 2017, nói về nỗ lực của một cựu sĩ quan Trung Quốc để giải cứu đồng đội ở một nước châu Phi đang trải qua nội chiến. Nhân vật chính trong phim thậm chí được so sánh như là “Rambo của Trung Quốc”.
Nhận xét về giọng điệu cứng rắn của các nhà ngoại giao Trung Quốc thời gian gần đây, bà Susan Shirk, học giả về Trung Quốc và là giám đốc Trung tâm Trung Quốc Thế kỷ 21 tại Đại học California, San Diego, nói rằng về lâu dài, giọng điệu của Trung Quốc đang gieo rắc sự nghi ngờ và gây tổn hại đến lợi ích của chính nước này.
Cũng vì sự leo thang như vậy, mọi thương lượng đều trở nên khó hơn, theo bà Shirk.(còn nữa)

BỘ NỘI VỤ TRẢ LỜI CỬ TRI VỀ LƯƠNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG.


Trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 8 được Ban Dân nguyện tổng hợp, cử tri TP Đà Nẵng phản ánh, hiện nay lương của ngành Công an, Quân đội có sự chênh lệch khá lớn so với các ngành khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu ở 2 ngành này lại ít hơn các ngành khác 5 năm.
Cử tri cho rằng, vấn đề này không đảm bảo sự công bằng, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thâm hụt quỹ BHXH và đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại vấn đề này.
Bộ Nội vụ cho biết, lực lượng vũ trang (quân đội, công an) là ngành lao động đặc biệt, yêu cầu phải thường xuyên tập trung làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn, thảm họa thiên tai, đóng quân trên các địa bàn khó khăn, phần lớn xa gia đình, sống và sinh hoạt tập thể trong doanh trại, tiếp xúc với môi trường độc hại, vũ khí, khí tài quân sự, đối diện hiểm nguy.
Ngoài ra, lực lượng vũ trang phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên”; trong những trường hợp cần thiết, mệnh lệnh cấp trên chính là mệnh lệnh của quốc gia, dân tộc, mọi quân nhân, công an nhân dân có nghĩa vụ thực thi với trách nhiệm cao nhất không kể ngày đêm, kể cả hy sinh tính mạng.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia...), tiền lương của lực lượng vũ trang được thiết kế riêng và cao hơn công chức có cùng trình độ đào tạo để phù hợp với chế độ làm việc, điều kiện lao động và tính sẵn sàng chiến đấu hy sinh.
Theo đó, bảng lương hiện hành của lực lượng vũ trang ở nước ta được thiết kế riêng và cao hơn công chức là phù hợp với đặc điểm lao động của quân đội nhân dân, công an nhân dân và cũng phù hợp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới.

Xử phạt người tung tin "gạo miễn phí là gạo giả"


Ngày 2/6, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với Thạch Cương (SN 1987, nghề nghiệp bán hàng, ngụ tại huyện Cầu Ngang) về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.
Trước đó, Cương sử dụng tài khoản trên Facebook và đăng tải nội dung: “Gạo được Nhà nước phát vào dịp hỗ trợ COVID -19, mỗi gia đình được 10kg gạo. Mẹ đã ăn hết 5kg, tôi nghi là gạo giả mới đem rang, mới phát hiện là gạo giả, đốt cháy”.
Sau đó, Cương được cơ quan chức năng mời lên làm việc. C. thừa nhận việc cung cấp thông tin gạo giả là sai sự thật.
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính.

VỢ NGUYỄN TƯỜNG THỤY KHÔNG ĐƯỢC GẶP CHỒNG KHI BỊ TẠM GIAM LÀ ĐIỀU BÌNH THƯỜNG

Hôm nay, bà Phạm Thị Lân (tức vợ của bị can Nguyễn Tường Thụy) đã đến trại Chí Hòa để gửi đồ tiếp tế và tiền cho chồng bà đang bị tạm giam để điều tra. Cũng giống như các bị can mới bị khởi tố để điều tra, Nguyễn Tường Thụy không được ra ngoài gặp vợ mà chỉ được nhận đồ tiếp tế thông qua cán bộ trại giam.

Sau khi sự việc bà Lân không được gặp chồng, một số kẻ dân chủ rởm đã lên tiếng chỉ trích trại giam đã vi phạm pháp luật không cho người bị tam giam thăm gặp thân nhân, đây vẫn là chiêu trò xuyên tạc chế độ giam giữ bấy lâu nay của các nhà dân chủ rởm, nhưng có lẽ đám người này chưa từng đọc qua quy định của pháp luật về chế độ giam giữ người ở Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam được gặp thân nhân của mình một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý, thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ. Tuy nhiên, nếu xét thấy việc thăm gặp này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án thì cơ quan đang thụ lý có thể ban hành văn bản đề nghị cơ sở giam giữ không cho người đang bị tạm giam gặp thân nhân. Điều này đã được Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định chi tiết.

Xét về trường hợp Nguyễn Tường Thụy, đây là bị can có tư tưởng chống đối cực đoan, thực hiện hành vi tuyên truyền thông tin xuyên tạc nhằm chống Đảng, chống Nhà nước. Do vậy, việc để bị can này gặp thân nhân sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, bị can này có thể thông qua thân nhân mà tiếp tục tuyên truyền chống Nhà nước. Mặt khác, những bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia luôn bị hạn chế việc thăm gặp thân nhân trong quá trình tạm giam để điều tra.

Việc trại Chí Hòa không cho bà Phạm Thị Lân gặp chồng là bị can Nguyễn Tường Thụy phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được thuận lợi. Đồ tiếp tế và tiền mà bà Lân gửi cho chống sẽ được cán bộ trại giam chuyển đến bị can mà không bị mất mát hay thất lạc. Khi nào giai đoạn điều tra được bảo đảm thì việc thăm gặp bị can sẽ thực hiện bình thường.

Bà Phạm Thị Lân không nên hùa theo tư tưởng chống đối của các hội nhóm, cá nhân dân chủ mà chống bà là Nguyễn Tường Thụy mù quáng đi theo. Không những không giúp ích gì cho chồng bà mà còn hướng bà đi theo con đường phạm tội quen thuộc của Nguyễn Tường Thụy.