Giữa cuộc đối đầu với Mỹ ở nhiều phương diện, các nhà ngoại giao Trung Quốc không còn mềm mỏng mà ngày càng hung hăng, đáp trả một cách gay gắt.
Trong quá khứ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng có thời gian ưu tiên các lời lẽ mềm mỏng khi ứng xử các nước. Đến nỗi một người chỉ trích nặc danh đã gửi viên canxi đến các nhà ngoại giao đại lục, cùng bức thư mỉa mai họ hãy uống để “cho cứng xương”, trang Nikkei Asian Review dẫn một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc giấu tên.Tình hình hiện nay đã hoàn toàn khác hẳn, bài viết của Nikkei Asian Review bình luận. Chính sách đối ngoại cứng rắn và tỏ ra “trên cơ” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây khiến những nhà quan sát quốc tế kinh ngạc và gây chú ý với với cả người dân trong nước.
Giới quan sát phương Tây gọi kiểu hành xử này của Trung Quốc là “ngoại giao chiến lang”. Các quan chức ở Mỹ ngày càng tỏ ra cứng rắn để đáp trả trong khi các chuyên gia cảnh báo chiến lược của Bắc Kinh có thể bị "phản tác dụng" vì các hung hãng quá mức của các nhà ngoại giao.
Một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi thể hiện qua buổi họp báo cuối tuần trước của ông Vương Nghị, Ngoại trưởng kiêm Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại của Trung Quốc.
Khi đó, ông Vương không trả lời trực tiếp khi được hỏi rằng Bắc Kinh có phải đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay không. "Thao quang dưỡng hối” nghĩa là che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối, ý nói "giấu mình chờ thời", một chính sách do cựu lãnh Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Thay vào đó, ngoại trưởng Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ Mỹ về những cáo buộc nước này che giấu thông tin trong dịch Covid-19.
![]() |
Ông Vươn
|
Ông Vương Nghị cho rằng một loại “virus chính trị” đang lây lan ở Washington và đẩy quan hệ hai nước đến “bờ vực cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
So với những người tiền nhiệm, ông Vương Nghị được nhìn nhận là “cứng rắn” hơn. Tại cuộc họp báo ngày 24/5, ông cũng không né tránh câu hỏi về phong cách lớn lối gần đây của các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Khi đó, một phóng viên CNN hỏi cho ông Vương Nghị: “Chúng ta đang chứng kiến những cuộc đấu khẩu ngày càng nóng giữa Trung Quốc và Mỹ. Phải chăng ‘ngoại giao chiến lang' là tiêu chuẩn mới của phong cách ngoại giao Trung Quốc”.
Đáp lại, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nhấn mạnh nước này “được công nhận là một quốc gia ôn hoà” trong lịch sử hàng nghìn năm.
Giới truyền thông Trung Quốc tỏ ra hào hứng khi tường thuật về cuộc họp báo ngày 24/5 của ông Vương, nhấn mạnh chi tiết rằng lần đầu tiên thuật ngữ “ngoại giao chiến lang” được đề cập trong một khuôn khổ chính thức như vậy.
Thuật ngữ này được mô phỏng theo tựa loạt phim hành động ăn khách “Chiến lang” do Trung Quốc sản xuất, ra mắt năm 2015 và 2017. Bộ phim đặc biệt thắng lớn ở thị trường nội địa trong phần hai vào năm 2017, nói về nỗ lực của một cựu sĩ quan Trung Quốc để giải cứu đồng đội ở một nước châu Phi đang trải qua nội chiến. Nhân vật chính trong phim thậm chí được so sánh như là “Rambo của Trung Quốc”.
Nhận xét về giọng điệu cứng rắn của các nhà ngoại giao Trung Quốc thời gian gần đây, bà Susan Shirk, học giả về Trung Quốc và là giám đốc Trung tâm Trung Quốc Thế kỷ 21 tại Đại học California, San Diego, nói rằng về lâu dài, giọng điệu của Trung Quốc đang gieo rắc sự nghi ngờ và gây tổn hại đến lợi ích của chính nước này.
Cũng vì sự leo thang như vậy, mọi thương lượng đều trở nên khó hơn, theo bà Shirk.(còn nữa)
TRong ngoại giao vừa mềm mỏng nhưng vừa cứng rắn mới mang lại hiệu quả cao; nhưng hình như Trung Quốc không thể bình tĩnh trước những động thái của Mỹ
Trả lờiXóa