Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÔNG DÂN

 


Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nói đến nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, những nhận thức trong thời kỳ đổi mới là xuất phát từ thực tiễn, là sự kế thừa, sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thời kỳ trước đổi mới (1986 trở về trước) nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có nhiều điểm mang tính đặc thù. Những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từng bước khắc phục những quan niệm giản đơn trước đây. Sau hơn 35 năm đổi mới, một hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được hình thành, ngày càng sáng rõ - thể hiện ở nhận thức đúng đắn hơn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mô hỉnh của chủ nghĩa xã hội Việt Nam được phác thảo trên những nét căn bản, làm cơ sở khoa học để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là trách nhiệm của công dân Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

 

Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng

 


        Nhà nước xã hội chủ nghĩa không dung hòa với bệnh quan liêu, tham nhũng. Quan liêu làm tha hóa bản chất quyền lực nhà nước, làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quan liêu, tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là một thứ “giặc trong lòng”, “giặc nội xâm”. Chính vì vậy phải loại trừ bệnh quan liêu ra khỏi bộ máy nhà nước. Quan liêu, tham nhũng là hiện tượng xa lạ với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại là một căn bệnh rất dê phát sinh, nhất là khi nirác chưa ton tại trẽn cơ sơ cua chính nó. Trên thực tế, nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa đa nhicm phái cAn bệnh này ở những mưc đọ khác nhau. Để bảo đảm nhà nưóc trong  sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ cản bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, còn nhà nước là còn khả năng quan liêu, tham nhũng. Do đó, cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng đòi hói phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. V.I.Lênin viết: “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới cỏ thể đả phá chủ nghĩa quan liêu đcn cùng, đên thắng lợi hoàn toàn được”[1]. Vì vậy để đoạn tuyột với quan liêu, tham nhũng, theo V.IếLênin phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng kiểm sát và giám thị, khiến tất cả mọi người đều tạm thời biến thành “quan liêu”, và, do đó, khiến không một ai có thể biến thành “quan liêu” được”[2].Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một xẵ hội không kinh qua chế độ dân chủ tư sản, một xã hội mà trình độ kinh tế, văn hóa còn thấp kém, thì cuộc đấu tranh đó càng khó khản, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình xây đựng chính quyền cách mạng, chính quyền nhân dân, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay quan liêu, tham nhũng ở nước ta đang thực sự là nguy cơ lớn, nó đang có chiều hướng lộng hành, gây bất bình trong nhân dân, làm suy yếu nhà nước, cuộc đấu tranh này, đo đó, đang nồi lẽn như một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ đổi mới, sau một số năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về lĩnh vực đấu tranh phòng và chống quan liêu, tham nhũng, hội nghị Trung ương 4 khóa IX chì chỉ ra rằng: Chúng ta dã đạt được một số két quả có tác dụng cảnh báo, răn đc, ngăn ngừa, kiềm chế nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các tệ nạn đó. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta đã và đang là vấn đề bức xúc. Nói về quyết tâm trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, Văn kiện Đại hội lần thứ X chỉ rồ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phỉ là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhàm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khấc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta[3].Đồng thời, trong Văn kiện này, Đảng cũng đã chỉ ra một số biện pháp cụ thể phải tiến hành sắp tới: “Phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh tế - tài chính, về thanh tra, kiểm tra; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị; tiếp tục đồi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. Khẩn trương và nghiêm chinh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chổng lãng phí; bổ sung, sửa đổi Luật Khiếu nại và tố cáo. Xừ lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghi hưu... Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cừ, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyên; phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí”[4].

Tuy vậy, đên Đại hội lần thứ XI, XII,XIII Đảng vẫn thấy rằng: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”[5], rằng tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn biến phức tạp[6]. Vì vậy, khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.



[1] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1977, t.38, tr.205.

[2] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1976, t.33, tr. 134.

[3]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.45-46.

[4]  Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.46-47.

[5]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.172.

[6] Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu loàn quôc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.19.

Phát huy chức năng xã hội trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước

 


Cũng như các nhà nước khác, nhà nước xã hội chủ nghĩa có cả chức năng bạo lực trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng. Nhưng điểm khác nhau hết sức cơ bản so với các nhà nước bóc lột là đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu. V.I.Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, thực chất của chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Điều chủ yếu trong nền chuyên chính của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ và chức năng có tính chất sáng tạo, là “đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn sức mạnh là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản”[1]. Bởi lẽ, “xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”[2]. Đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn, một phương thức sản xuất có năng suất lao động cao hơn không phải vì lợi ích ích kỷ của một giai cấp, mà vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội, vì lợi ích của quảng đại quần chúng lao động. Như vậy xét về bản chất, sứ mệnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có khả năng thực hiện tốt nhất chức năng xã hội của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện chức năng xã hội vượt qua được những trở ngại mà bất kể một nhà nước bóc lột nào cũng không thề vượt qua được, trở ngại về sự đối kháng về lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động.

Trước đây, trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở những mức độ khác nhau chúng ta đã quá nhấn mạnh tính giai cấp, tính chính trị của nhà nước, ít quan tâm nghiên cứu chức năng xã hội của nhà nước. Thậm chí có thòi kỳ còn quan niệm một cách giản đơn về phát huy chức năng xã hội cùa nhà nước: Nhà nước can thiệp càng sâu, càng tỉ mỉ vào các quá trình kinh tế - xã hội càng tốt. Hậu quả là bộ máy nhà nước ừở nên nặng nề, cồng kềnh, cách thức hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Kinh tế - xã hội bị gò bó, kém năng động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Trong đổi mới, Đảng ta một mặt vẫn kiên trì quan điểm giai cấp trong xây dựng và đổi mới nhà nước, mặt khác rất chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước cho phù họp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức bộ máy như thế nào, cơ chế quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ra sao, sự can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tê - xã hội ở mức độ nào là thích hợp để phát huy vai trò của chức năng xã hội của Nhà nước đã và đang là vấn đề đặt ra ở nước ta.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, để phát huy chức nãng xă hội của Nhà nước, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII khi nói về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xă hội 5 nám 2016-2020, Đảng ta đã chỉ ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây'. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tạo dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Phân định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội băng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội và hội nhập quốc tế. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ cho mọi ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới, phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật,...Xây dựng chính phủ kiến tạo[3], nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiêp là tiêu chí đánh giá tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiộm giải trình. Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giàn, gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng thủ tục hành chính. Công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý kinh tế, xã hội giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm sự tập trung thống nhất quản lý của Trung ương và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Xác định rõ thẩm quyền, ừách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội đối với chính quyền các cấp.



[1]  V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39, tr.16.

[2] V.I.Lẽnin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39, ữ.25.

[3] Chính phủ kiến tạo xuất hiện trong văn bàn chính thức của nhà nước ta là trong Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18-12-2016 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

19 HÀNH VI TIÊU CỰC CẦN TẬP TRUNG PHÒNG, CHỐNG

 

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa có hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng chống tiêu cực đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Hướng dẫn này đã đưa ra 19 hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống bao gồm:
1. Nói, viết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc.
Bao che, giấu giếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức. Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, dân chủ hình thức, không tôn trọng ý kiến của tập thể; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác...
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng.
4. Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi.
Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, phát tán hoặc xúi giục người khác tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vu cáo, bịa đặt những nội dung liên quan đến vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực hoặc tùy tiện quy kết về tội danh, mức án trước khi tòa án ra phán quyết; đả kích, vu cáo, xúc phạm đối với tổ chức, cá nhân, kích động bạo lực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5. "Tư duy nhiệm kỳ", cơ hội, vụ lợi, nhất là hành vi lạm quyền, lộng quyền, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân; chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể.
Chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước; cấu kết với doanh nghiệp, đối tượng khác để trục lợi.
6. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
7. Chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều sơ hở, bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong xây dựng chính sách, pháp luật.
8. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, không báo cáo, phản ánh, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp quản lý.
9. Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước...
Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ trái quy định.
10. Tặng quà, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định có lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
11. Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hành vi hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
12. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
13. Can thiệp, tác động hoặc để người nhà, người thân, người quen lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp.
14. Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.
15. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình không trung thực về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm; tẩu tán, che giấu tài sản có được.
16. Nhập quốc tịch nước ngoài; dùng giấy tờ giả, không hợp pháp, khai báo gian dối về quốc tịch.
17. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật; chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
18. Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.
19. Các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp khác do Ban Chỉ đạo trung ương xem xét, quyết định.MT
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Thích
Bình luận
Chia sẻ

CHỊ SỨ : "TAO LÀM CÁCH MẠNG ! BỌN MÀY PHẢI GHI NHỚ LÀ VIỆT CỘNG KHÔNG BIẾT KH.A.I B.Á.O"

Phan Thị Ràng (còn có bí danh Tư Phùng) sinh năm 1937, quê tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; trú quán tại xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chị sinh ra trong gia tộc có nhiều người theo cách mạng. Cha mất do bị địch tr.a tấ.n dã man. Mẹ là là người phụ nữ đảm đang, tảo tần nuôi dạy 5 người con. Ràng là con gái thứ 3 trong gia đình, từ nhỏ chị phải đảm đương việc nhà, vừa phải trông em vừa phải làm phụ mẹ để kiếm tiền.
Lớn lên trong hoàn cảnh quê hương bị xâm lược, gia cảnh khó khăn nên Phan Thị Ràng sớm bộc lộ rõ tố chất giỏi giang, nhanh nhẹn, vén khéo hơn các bạn cùng trang lứa. Chứng kiến cảnh quê hương chìm trong khói lửa đạn bom, mối thù cha bị gi.ặc gi.ết ch.ết nặng mang, chị quyết tâm đi theo lý tưởng cách mạng.
Năm 1950, gia đình di chuyển xuống vùng giải phóng Bình Sơn sinh sống. Tại đây, với ý nghĩ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Phan Thị Ràng tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc, lúc ấy chị mới 13 tuổi. Từ đây cho đến ngày đình chiến, Phan Thị Ràng hăng hái đi giao liên cho các anh, các chú. Nhà chị trở thành trạm liên lạc của Công bin.h xưởng tỉnh Long Châu Hà, nhận vũ khí của các đơn vị trong tỉnh đem sửa, chị còn phụ giúp chở v.ũ k.hí, đi mua lúa từ Nam Thái Sơn về xay xát cung cấp cho Công binh xưởng…
Sau hiệp định đình chi.ến, tình hình vùng giải phóng vô cùng hỗn loạn, lực lượng giáo phái tr.uy b.ắt những người tham gia kháng chiến, giết người cướp của, làm tiền... gia đình chị liên tục lẩn tránh khắp nơi, đến đâu cũng bị lộ. Nhận thấy Phan Thị Ràng thông minh, có khiếu ăn nói, có năng lực tổ chức, thuyết phục bà con nên tổ Đảng núi Dài (Huyện ủy Tri Tôn) đã bắt liên lạc và mời chị về làm trinh sát tại Xà Tón. Do hăng hái hoạt động, hai tháng sau bị lộ, chị được chuyển về hoạt động tại xã Trí Đạo, huyện Kiên Lương. Ít lâu sau, tổ chức chuyển chị về Bình Sơn phụ trách Thanh vận và liên lạc đường dài,một công việc đầy khó khăn nguy hiểm. Quá trình công tác tìn.h báo, trin.h sát, chị được cấp trên đánh giá cao, chị còn được đồng đội tin yêu, bà con quý mến người nữ cán bộ có mái tóc đen mượt, dài chấm gót hay chải phồng lên ở phía trước.
Năm 1959, chị học lớp dự bị đảng viên và lớp đào tạo để chuẩn bị hoạt động công khai.
Năm 1960, toàn miền Nam Đồng khởi, chị được Huyện ủy Hòn Đất giao phụ trách thanh niên đi phá l.ộ, đắp cản và bao vây đồn bót gi.ặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn. Thời gian này, chị cùng lãnh đạo huy động dân đấu tranh với đị.ch ch.ống bắn phá.o bừa bãi và buộc Tỉnh trưởng chấp nhận yêu sách bồi thường cho gia đình nạ.n nh.ân. Chị còn tích cực vận động quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chi.ến đ.ấu.
Tháng 1/1962, địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ cách mạng ở Ba Hòn (Hòn Đất - Hòn Me - Hòn Sóc). Cuộc chiến đấu không cân sức giữa quân giải phóng và đị.ch vô cùng á.c li.ệt. Chị Phan Thị Ràng vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận… phối hợp với các hoạt động quân sự tấn công địch.
Đêm 8 rạng ngày 9/1/1962, trên đường đi làm nhiệm vụ, chị bị đị.ch b.ắt. Từ mua chuộc, dụ dỗ đến dùng mọi cực hình t.ra t.ấn d.ã ma.n nhưng chị vẫn kiên quyết không khai nửa lời. Chị luôn khẳng định: "Tao làm cách mạng, Việt cộng không biết khai báo". Chị vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, tin tưởng thắng lợi thuộc về nhân dân, tiếp tục tuyên truyền, vận động binh lính địc.h và tìm cách thông báo cho đồng chí, đồng bào những âm mưu, thủ đoạn thâm độ.c của k.ẻ t.hù. Địch lồng lộn, tức tối g.i.ế.t c.h.ế.t chị một cách hết sức tà.n bạ.o. Dã man hơn, khi chị ch.ết chúng t.r.eo ngư.ợ.c 2 ta.y lên n.hánh câ.y xoà.i, thâ.n hìn.h lơ l.ửng t.rên kh.ông, dù.ng d.a.o l.a.m l.ó.c t.ừ.n.g t.h.ớ t.h.ị.t. Chúng tr.e.o t.h.i th.ể c.ủa chị trên cây qua 4 ngày đêm nhằm phục kích tó.m g.ọn qu.ân g.iải ph.óng đ.ến lấ.y x.á.c c.hị.
Phan Thị Ràng trở thành hình ảnh tiêu biểu của người con gái miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ: đẹp người, đẹp nết, thông minh, dũng cảm, nguồn cảm hứng vô tận của nhà văn Anh Đức. Chị hoá thân vào nhân vật lịch sử “chị Sứ” trong tiểu thuyết "Hòn Đất" nổi tiếng và được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Hồng Sến. Trong từng thước phim đã dựng lại cuộc đời hoạt động cách mạng anh dũng và tuyệt đẹp của chị, làm rung động bao trái tim người Việt Nam yêu nước. Không một ai có thể quên cái ch.ết oanh liệt của chị.
Ngày 20/12/1994, Phan Thị Ràng (Tư Phùng, chị Sứ) được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của chị đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc sâu sắc cho các lực lượng v.ũ tra.ng và nhân dân vùng Ba Hòn quyết tâm đánh địch, bảo vệ quê hương đến ngày toàn thắng.
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và văn bản cho biết 'Fanpage: Yêu dân tôc Việt Nam CHỊ SỨ BÔNG HOA BẤT TỬ CỦA HÒN ĐẤT CHẤP NHẬN BỊ Đ.Ị.C.H C.H.Ặ.T Đ.Ầ.U ĐỂ BẢO TOÀN SỰ SỐNG CHO ĐỒNG ĐỘI, BẢO VỆ LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG "TAO LÀM CÁCH MẠNG, VIỆT CỘNG KHÔNG BIẾT KHAI BÁO"'
1

QUÂN ĐỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG



“Vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống” là chủ đề hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự - Học viện Chính trị tổ chức ngày 9-8.
Quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống
Đại tá, PGS, TS Phạm Văn Sơn, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự chủ trì hội thảo.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về an ninh phi truyền thống, thách thức an ninh phi truyền thống; làm rõ vai trò và phát huy vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống.
Thông qua đó, góp phần cung cấp cơ sở khoa học, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và Học viện Chính trị về phòng, chống các thách thức an ninh phi truyền thống trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã phân tích, nhận diện rõ hơn về an ninh phi truyền thống cả về khái niệm, cách tiếp cận, nội hàm; làm rõ vai trò, kết quả Quân đội nhân dân tham gia phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống và đề xuất các nội dung, biện pháp tiếp tục phát huy vai trò của quân đội trong phòng, chống thách thức an ninh phi truyền thống trong thời gian tới.
Báo QĐND.

NỮ DÂN QUÂN XÉ ỐNG QUẦN LÀM LẠNH NÒNG SÚNG, 2 LẦN ĐỘI KHĂN TANG RA CHIẾN TRƯỜNG VÀ 4 LẦN BỊ B52 CHÔN SỐNG!

 


Hình ảnh nữ dân quân làng Yên Vực Nguyễn Thị Hiền, vai khoác súng trường, đầu đội nón đi trực chiến năm 1966 đã trở thành nguyên mẫu về tinh thần bất khuất của quân và dân Hàm Rồng (Thanh Hóa), làm nên những huyền thoại.
Trước khi xảy ra chiến sự tại cầu Hàm Rồng, quân và dân Thanh Hóa đã sẵn sàng về mọi mặt để chờ đón đánh địch, quyết giành thắng lợi ngay trận đầu. Khi ấy, bà mới 18 tuổi, đã được cấp trên tập hợp và thành lập thành một đội nữ dân quân gồm 7 người, trong đó có bà và 6 chị em khác trong làng là: Tân, Khoa, Xế, Tuyền, Yến và Tâm. Có nhiệm vụ làm công tác cứu thương, tiếp tế và tăng gia sản xuất để phục vụ cho bộ đội.
Trận đánh ngày 3-4/4/1965, kéo dài khiến cho nòng súng 37 ly của các khẩu đội quân ta nóng đỏ, bị làm giảm tốc độ và cự ly của đường đạn. Ở giữa trận địa tuy nước có sẵn nhưng không có vật dụng để lấy nước. Trong tình thế cấp bách đó, bà Hiền đã nảy ra ý tưởng có thể xé ống quần nhúng nước rồi lau lên nòng súng cho hạ nhiệt.
Cách làm của Nguyễn Thị Hiền được xem như một sáng kiến bất ngờ, hiệu quả và được áp dụng ngay cho các trận địa pháo Yên Vực. Trận đánh giành được chiến thắng vang dội, sau đó sáng kiến “xé ống quần…” đã được các chiến sĩ áp dụng cho tất cả trận địa pháo bảo vệ cầu hàm Rồng.
Bảo vệ cầu Hàm Rồng là cuộc chiến xuyên suốt của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ từ năm 1965- 1972. Thời máu lửa đó, quân địch đã mang đến bao đau thương và mất mát cho người dân Thanh Hóa nói riêng, toàn miền Bắc và cả nước nói chung. Và, người con gái làng Yên Vực - Nguyễn Thị Hiền đã phải 2 lần đội khăn tang của bố, mẹ để đi đánh giặc.
Ngày 22/4/1965, cũng như nhiều gia đình khác ở xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa, căn nhà của gia đình Nguyễn Thị Hiền bị bom Mỹ phá sập. Mẹ bị vùi lấp vì bom đạn giặc, gạt nước mắt đau thương, Nguyễn Thị Hiền vẫn sát cánh cùng đồng đội chiến đấu từng đòn cân não đối với từng chiếc máy bay của Mỹ hòng đánh phá cầu Hàm Rồng.
Khi trận đánh kết thúc, bà chạy về nhà, thấy xác của mẹ đã được dân quân bới tìm mà lòng đau nhói. Nhưng cuộc chiến vẫn còn dài, khi đó không chỉ bà mà mọi người ai cũng thế, đều giấu nỗi đau xuống tận đáy lòng, xông ra trận để trả thù.
Thế nhưng, không chỉ có mẹ mà bố của bà cũng bị bom Mỹ giết hại sau đó một thời gian. Gia đình chỉ còn lại 3 em nhỏ, nhà cửa không còn, khi đó người nữ dân quân trẻ đã một mình đưa các em đi sơ tán rồi trở lại chiến đấu bên đồng đội.
Trong 3 ngày 21, 22, 23/9/1966, máy bay Mỹ lại điên cuồng thả bom đánh phá khiến cho ván lát và mặt bê tông của cầu Hàm Rồng bị phá hủy, các phương tiện vận tải không qua được bờ Nam. Khi ấy, Nguyễn Thị Hiền cùng các cô gái trong đội dân quân tự vệ Yên Vực tiếp tục làm nhiệm vụ tiếp tế đạn cho trận địa.
Sau khi phân công cho chị em dùng thuyền nan vượt sông Mã chở đạn sang bên bờ Nam cho bộ đội, Nguyễn Thị Hiền đã vác những hòm đạn gấp đôi cơ thể mình trên mặt cầu chỉ còn trơ lại những thanh ray dọc để sang cầu chi viện cho bờ Nam.
Sau các trận đánh, nữ dân quân Nguyễn Thị Hiền cùng đồng đội lại làm công tác tìm bom, thi thể bộ đội và dân quân đã hi sinh để mai táng. Tiếp đó họ san lấp hố bom, đào hào công sự, cấp cứu thương binh đưa đến nơi an toàn, tổ chức giúp nhân dân đi sơ tán, tuần tra canh gác và bảo vệ xóm làng.
Trong suốt quá trình bảo vệ cầu Hàm Rồng, bà Nguyễn Thị Hiền đã trực tiếp thay thế pháo thủ bị thương và chiến đấu 380 trận, 4 lần bị bom đạn vùi lấp, nhưng bà đều vượt qua và tiếp tục chiến đấu…
Với những cống hiến to lớn đó, bà được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba; được Đảng và Nhà nước tặng 1 Huân chương Kháng chiến; 2 Huy hiệu Chiến sĩ thi đua dân quân tự vệ cấp Trung ương, 24 bằng khen và giấy khen… Và điều đặc biệt người dân Thanh Hóa đã tôn vinh bà là “Nữ anh hùng trong lòng dân”./.
ST

Đấu tranh phòng, chống căn bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay

Để phòng, chống căn bệnh này, ngày 18-2-2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 11-QĐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Quy định 11 đã giúp đội ngũ bí thư cấp ủy khắc phục biểu hiện thiếu sâu sát thực tế cơ sở, xa dân như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng Đảng đã nêu. Việc ban hành Quy định 11 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng về quan điểm “dân là gốc”, coi việc gần dân, công tác tiếp dân, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Quy định 11 trở thành thiết chế bắt buộc bí thư cấp ủy phải dành thời gian tiếp dân. Đây được coi như "liều thuốc" đặc hiệu vừa phòng, vừa chống bệnh xa dân. Người đứng đầu cấp ủy, nhất là ở cơ sở nếu không tập trung cao, lơ là, thực hiện không nghiêm công tác tiếp dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, mà quan trọng nhất là làm giảm niềm tin của người dân vào Đảng và chính quyền. Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII chỉ ra thực trạng “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là “quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”. Như vậy, quan liêu vẫn là một căn bệnh của không ít cán bộ lãnh đạo hiện nay mà Đảng ta đã chỉ ra. Quan liêu là không nắm được tình hình cơ sở, không nghe được tiếng nói thực lòng của người dân. Lãnh đạo mà quan cách thì mất nhiều nhất, ấy là mất thực tiễn, mất cơ hội cống hiến, làm mất uy tín của Đảng, tín nhiệm của dân, mất thông tin và lời khuyên, mất cả bạn bè. Người đứng đầu cấp ủy lơ là, thực hiện không nghiêm công tác tiếp dân theo Quy định 11 thì tất sẽ mắc bệnh quan liêu. Quy định 11 rất quan trọng, cần thiết trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay; nhất là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, phát triển hệ thống giao thông, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị mới... phải sử dụng diện tích đất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Hiện nay, trình độ dân trí khá cao, hầu hết các vụ việc mà người dân phải tìm đến gặp bí thư cấp ủy thì đã kéo dài. Vì vậy, nếu người đứng đầu cấp ủy không tiếp dân thì người dân chỉ còn cách duy nhất là khiếu nại, tố cáo vượt cấp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Mặt khác, người đứng đầu cấp ủy sẽ mất đi nguồn thông tin để nắm bắt cán bộ, đảng viên, nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Khi đó người dân sẽ giảm hoặc mất niềm tin vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng ở địa phương.