Dự án luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 22 vừa qua, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Trong quá trình xây dựng luật, việc tham khảo kinh nghiệm phát triển và quản lý thị trường bất động sản của một số nước trên thế giới là cần thiết để đảm bảo dự án luật đạt chất lượng cao.
Trong quá trình hoàn thiện dự án luật, cơ quan soạn thảo đã chủ động tham khảo những góc nhìn từ pháp luật quốc tế về quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản, mô hình tài chính bất động sản và định hướng phát triển thị trường bất động sản của một số nước có thể áp dụng vào Việt Nam. Theo đó, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam tạo nên áp lực và nhu cầu rất lớn về phát triển hạ tầng và bất động sản đô thị, dẫn tới sự phát triển sôi động của thị trường bất động sản đô thị.
Hiện nay ở Việt Nam, có 4 kênh tài chính bất động sản chủ yếu đầu tư vào thị trường bất động sản sơ cấp, bao gồm: nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy động của khách hàng, vốn vay và vốn phát triển trái phiếu. Trong đó, vốn vay chủ yếu từ ngân hàng thương ại, ngoài ra còn có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn này chỉ có trong các dự án đầu tư nước ngoài hoặc hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Khi đó cơ cấu vốn tự có sẽ là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, có thể dự báo xu hướng phát triển các kênh huy động vốn đầu tư bất động sản ở Việt Nam như sau: Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, kênh tín dụng ngân hàng thương mại vẫn là kênh huy động và cung cấp vồn đầu tư bất động sản chủ yếu ở nước ta. Tuy nhiên, việc cho vay sẽ phát triển mạnh sang mảng bán lẻ (retail banking) tài trợ cho việc mua nhà của dân.
Bên cạnh đó, xu hướng đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho đầu tư kinh doanh bất động sản đang ngày càng rõ nét. Cụ thể, các kênh huy động vốn và cấp vốn đầu tư bất động sản qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành trái phiếu bất động sản sẽ phát triển cùng với sự phát triển của thị trường vốn. Các quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ phát triển mạnh mẽ nếu có khung pháp lý đầy đủ. Thị trường thứ cấp thế chấp bất động sản sẽ hình thành từng bước một, tuy nhiên chưa có triển vọng cho chứng khoán hóa bất động sản. Các nguồn vốn từ nước ngoài sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tài chính bất động sản ở Việt Nam, tuy vậy các
Đối với kinh nghiệm về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, có thể lấy áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc về việc cho thuê đất. Cải cách cho thuê đất nhằm mục đích kích thích sự phát triển kinh tế ở các địa phương, bằng cách cho phép các thành phố thu hút đầu tư nước ngoài thông qua quyền sở hữu đất ổn định và lâu dài cho các nhà đầu tư. Kể từ khi bắt đầu thực hiện, cho thuê đất đã được được gắn với mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng. Cho thuê đất cung cấp một nguồn thu nhập lớn và nguồn thu này được đầu tư cơ bản cho hệ thống cơ sở hạ tầng, và hơn hết là nhằm củng cố năng lực cạnh tranh cho tăng trưởng kinh tế của các thành phố của Trung Quốc./.