Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

CỦNG CỐ XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG AN NINH VỮNG CHẮC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Trước hết cần phải tạo được chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận.

Tập trung thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn, tăng trưởng cao, bền vững. Phát triển các ngành cồng nghiệp cơ bản, tạo nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng.

Chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh trên biên giới, biển đảo, chiến tranh mạng, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước. Bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực; kiềm chế gia tăng và làm giảm tội phạm, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự xã hội, xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh.

Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống.

Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước, gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trong; nâng cao vị thế của Viêt Nam ở khu vực và trên thế giới; giải quyết cơ bản các vấn đề biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết có kết quả những vấn đề trên biển với các nước láng giềng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét