Trong
phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/02/2025 để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển
khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt,
nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025. Sau khi nghe
báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh
gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn
toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập
trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng
9/2025 trở đi). Đây là một quyết định mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, như thường lệ, tổ chức phản động Việt Tân lại lợi dụng vấn đề này để
xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây hoang mang dư luận. Trong bài viết "MIỄN HỌC
PHÍ NHƯNG KHÔNG THU THÌ PHÍ", Việt Tân đã đưa ra nhiều luận điệu sai trái,
cố tình lồng ghép thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ chính sách giáo dục của Việt
Nam.
Miễn
học phí là chính sách nhân văn, giúp giảm gánh nặng kinh tế cho người dân. Việc
miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông là một bước tiến
lớn trong chính sách an sinh xã hội của Việt Nam. Với quyết định mới, hàng triệu
gia đình sẽ được giảm bớt một khoản chi phí đáng kể, đặc biệt là những gia đình
có thu nhập thấp, những hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có nhiều con đang đi học.
Bộ
Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quy định về các
khoản thu trong trường học. Theo đó quy định của chương trình giáo dục phổ
thông 2018, ngoại trừ khoản đóng góp bảo hiểm y tế cho học sinh là bắt buộc, những
khoản còn lại như: tiền ăn trưa bán trú, tiền dịch vụ tổ chức phục vụ quản lý,
vệ sinh bán trú; tiền dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn; tiền tổ chức dạy
kỹ năng sống; tiền tổ chức dạy giáo dục STEM; dịch vụ tiện ích chuyển đổi số; dịch
vụ sử dụng máy lạnh; tiền tin học quốc tế, ... là khoản đóng góp của học sinh dựa
vào việc học sinh có "sử dụng dịch vụ" hay không. Vì thế đối với các
khoản đóng góp là dịch vụ, học sinh có nhu cầu sử dụng thì mới phải đóng. Phụ
huynh đăng ký với nhà trường từ đầu năm học và phụ huynh đồng ý trường mới thực
hiện. Cần hiểu rằng các khoản thu này không phải là học phí mà là các dịch vụ
gia tăng, được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Không có chuyện học sinh nào
cũng bắt buộc phải đóng các khoản này. Đặc biệt, đối với học sinh thuộc diện
khó khăn, Nhà nước vẫn có các chính sách hỗ trợ riêng để đảm bảo tất cả các em
đều có cơ hội học tập bình đẳng. Do đó, Các khoản thu phụ được quy định chặt chẽ,
không có chuyện “lạm thu” như Việt Tân xuyên tạc.
Việt
Tân cố tình lờ đi và chỉ tập trung vào các khoản thu khác như tiền học ngoại ngữ,
tin học, tiền nước uống, bán trú... để gây hiểu lầm rằng "miễn học phí chẳng
có ý nghĩa gì". Việt Tân cho rằng mặc dù học phí được miễn nhưng "các
khoản thu khác vẫn trên dưới 2 triệu đồng/tháng". Đây là một sự quy chụp
vô căn cứ. Ngoài ra, Việt Tân còn cố tình đánh đồng những khoản chi tiêu tự
nguyện của phụ huynh như tiền quà tặng giáo viên với các khoản thu chính thức của
nhà trường. Đây là một thủ đoạn xuyên tạc trắng trợn, đánh lừa dư luận. Nhà nước
đã có nhiều biện pháp siết chặt vấn đề này, nghiêm cấm việc giáo viên ép buộc
phụ huynh phải quà cáp hay đóng góp ngoài quy định.
Rõ
ràng, bài viết của Việt Tân không nhằm đóng góp ý kiến xây dựng mà chỉ nhằm mục
đích phá hoại, gây mất niềm tin trong nhân dân. Những luận điệu mà tổ chức này
đưa ra đều dựa trên sự cắt xén thông tin, xuyên tạc bản chất sự việc. Việt Tân
cho rằng việc miễn học phí chỉ là “nói cho có với thế giới” mà không thực sự
giúp ích cho người dân. Đây là luận điệu phản động nhằm phủ nhận nỗ lực của
Chính phủ Việt Nam. Cần phải khẳng định rằng, quyết định miễn học phí không chỉ
là lời nói suông mà sẽ được triển khai thực tế, với sự giám sát của nhiều cơ
quan liên quan. Theo Bộ Tài chính, nguồn kinh phí bù đắp cho khoản miễn giảm
này sẽ đến từ ngân sách Nhà nước, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Hơn
nữa, Việt Nam không phải là nước đầu tiên áp dụng chính sách này. Nhiều quốc
gia trên thế giới như Phần Lan, Đức, Hàn Quốc... đã thực hiện miễn học phí và
mang lại hiệu quả tích cực. Điều này cho thấy chính sách của Việt Nam không phải
là sự "nói suông" mà là một bước tiến phù hợp với xu thế toàn cầu.
Thay
vì bị lung lay bởi những luận điệu xuyên tạc, chúng ta hãy nhìn vào thực tế và
những lợi ích mà chính sách miễn học phí mang lại. Đây là một bước tiến lớn
giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo. Đồng
thời, nó thể hiện cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư cho giáo dục,
xây dựng một thế hệ tương lai có trình độ cao, đóng góp vào sự phát triển bền vững
của đất nước. Chính sách miễn học phí là một chủ trương đúng đắn, mang lại lợi
ích thiết thực cho người dân. Hơn thế nữa, miễn học phí không chỉ là một chính
sách giáo dục, mà còn là một chính sách an sinh xã hội, thể hiện tinh thần
"không để ai bị bỏ lại phía sau" của Nhà nước Việt Nam. Là người dân
Việt Nam chúng ta cần tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời đấu
tranh mạnh mẽ với các luận điệu sai trái, góp phần bảo vệ nền giáo dục và sự ổn
định của đất nước, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện các luận điệu sai trái này,
không để chúng kích động, lôi kéo, đừng để những kẻ chống phá lợi dụng lòng tin
của chúng ta để gây chia rẽ, phá hoại những thành tựu mà đất nước đã đạt được.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét