Tự do báo chí là một trong những
quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết và nghiêm túc thực hiện
theo nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Thế nhưng, các thế
lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị luôn xuyên tạc thực tế đó nhằm chống
phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như thường lệ, nhân Ngày Tự do Báo chí thế giới (03/5) năm nay, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã đăng tải cái gọi là “Chỉ số tự do báo chí Thế giới năm 2024”; trong đó, xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia, kèm theo vô số những lời “bình luận”, như: “Việt Nam vẫn là quốc gia “tồi tệ nhất” về tự do báo chí”, “Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới”, v.v.
Và “té nước theo mưa”, một số
website, trang mạng xã hội của các tổ chức phản động, chống phá Việt Nam thi
nhau đưa tin, viết bài xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam với những luận
điệu, như: “Vì sao Việt Nam luôn bị “đội sổ” về tự do báo chí trên thế giới?”;
“Độc đảng thì không thể tự do báo chí”,… rồi chúng cho rằng: báo chí ở
Việt Nam “bị” Đảng, Nhà nước “đăng ký”, “kiểm duyệt”, “hà khắc”,... nhằm xuyên
tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo
chí. Mục đích cuối cùng của những luận điệu đó luôn hướng tới việc đòi xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng ta, kêu gọi thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Để
hà hơi, tiếp sức cho những luận điệu xuyên tạc của bọn phản động, cơ hội chính
trị, một số đài, báo phương Tây vốn định kiến với Việt Nam, như: BBC, RFI, RFA,
VOA,... thi nhau la lối, suy diễn, xuyên tạc tình hình tự do báo chí của Việt
Nam. Từ đó, chúng đẩy mạnh các hoạt động cổ xúy cho cái gọi là “tự do báo chí”,
“xã hội dân sự” với mục đích chính trị phản động. Song, điều đáng nói là tất cả
những cái gọi là “nhận định, đánh giá” mà họ đưa ra đều dựa trên những nhận
xét, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, “nhai đi nhai lại” những điều bịa đặt
về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam của RSF trong nhiều năm qua. Cả RSF và
các website, trang mạng xã hội nói trên đều cố tình phớt lờ thực tế sinh động
về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được thể hiện trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và trong chính hoạt động thực tiễn của các phóng viên, cơ
quan báo chí.
Bản thân RSF thực chất cũng chỉ
là một tổ chức “nửa mùa”, nhuốm màu chính trị. Bởi, lấy danh nghĩa là tổ chức
bảo vệ nền báo chí thế giới theo phương thức khoa học, “bảo vệ tự do báo chí
trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực, giúp đỡ những nhà báo đang bị
giam giữ” và hành động trên cơ sở của Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
của Liên hợp quốc, nhưng RSF thường xuyên có những luận điệu quy chụp, xuyên
tạc tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của các nước, đi ngược lại chủ
trương của Liên hợp quốc và trái với tôn chỉ của chính mình. Để khuếch trương
uy tín, RSF ra sức bênh vực công khai những đối tượng lấy danh nghĩa báo chí để
thực hiện các hành vi phạm tội, đã bị các quốc gia xử lý hình sự để chính trị
hóa, quốc tế hóa vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam, tìm cách hạ uy tín, kêu gọi
quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, trong đó có các đối tượng,
như: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng, v.v. Thật
nực cười khi trong số những “nhà báo độc lập” theo cách gọi của RSF có cả những
người chưa từng làm báo, chưa qua trường lớp báo chí, họ mới chỉ viết bài chống
đối chính quyền trên mạng xã hội đã được RFS tung hô, xưng tụng. Điểm qua một
vài ví dụ để chúng ta hiểu và tỏ tường bản chất thật của RFS là gì? Câu trả lời
là lợi dụng cái gọi là quyền “tự do báo chí” để dựng chuyện, xuyên tạc, chống
phá Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét