Chỉ trích, lên án Đảng, Nhà nước Việt Nam về tình hình dân chủ, nhân quyền, đây chẳng phải là điều gì mới mẻ. Đứng đằng sau đó, nếu không phải là những cá nhân chống phá mang danh dân chủ, nhân quyền thì cũng là những tổ chức phản động như Việt Tân, Triều đại Việt, hay là những tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam như Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Freedom House, Tổ chức theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch, hay Phóng viên Không biên giới RSF. Một điểm dễ nhận thấy nhất, đó là các tổ chức này thường dựa trên những báo cáo phiến diện, chủ quan để rồi từ đó đưa ra những kết luận đầy tính quy chụp. Tự do báo chí chỉ xuất hiện ở những quốc gia họ muốn, những thể chế họ ưa, chứ nó không liên quan đến thực tế đang diễn ra.
Đối với Việt Nam, việc các tổ chức đó thường
xuyên sử dụng lá bài tự do, dân chủ, gắn với mọi mặt trong đời sống, trong đó
báo chí, là chỉ nhằm khắc họa Việt Nam với một diện mạo thù địch, lạc hậu, đi
ngược lại với những giá trị phổ quát của thế giới. Tích cực lên án là vậy, nhưng
họ có thực sự quan tâm đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam không? Đó chỉ là
lớp vỏ bọc để hướng đến một mục tiêu hoàn toàn khác.
Lấy danh xưng là một tổ chức độc lập, cái gọi
là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hàng năm cũng cóp nhặt để lên một báo cáo về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ cũng dựng nên các giải thưởng nhân quyền để
cổ súy số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước. “Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam” cổ súy số đối tượng phản động, cơ hội chính trị,
chống đối ở trong nước. Nhưng dã tâm thực chất của họ không phải là cải thiện
nhân quyền cho bất cứ ai như trong tôn chỉ hoạt động, mà là tìm cách phá rối
trong nước, kêu gọi quốc tế can thiệp vào Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng. Tự do báo chí hay dân chủ nhân quyền dưới bàn tay nhào nặn của các thế
lực thù địch và tổ chức phản động đã trở thành một trong những mũi nhọn của
diễn biến hòa bình.
Trải qua hơn 100 năm chiến tranh chống đế quốc
xâm lược, dân tộc Việt Nam đã không tiếc xương máu để đổi lấy độc lập, tự do. Hơn
ai hết, dân tộc này thấm thía thước đo và giá trị của những quyền tự do ấy.
Trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã luôn xác
định, con người nằm ở vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là
động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với
tinh thần đó thì bảo vệ quyền con người là điều đương nhiên mà Đảng, nhà nước
sẽ quan tâm, đảm bảo. Qua đó cũng góp phần thể hiện sự ưu việt của chế độ. Tuy
nhiên, nhân quyền phải được tôn trọng, nhưng vẫn không thể nằm trên pháp luật,
không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Do đó, luận điệu thương vay, khóc mướn, gào
thét cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam sẽ chẳng mang đến một kết quả nào
hết. Đặc biệt, khi chân tướng những đối tượng đứng phía sau đều đã được nhận
diện đầy đủ, những kẻ nói thứ ngôn ngữ dân chủ, nhân quyền hoang đường và lạc
lõng để mưu toan thúc đẩy diễn biến hòa bình, tiến tới lật đổ chế độ tại Việt
Nam. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “Lộng giả thành chân”. Nếu những thông điệp
giả dối này cứ lặp đi lặp lại, sẽ có lúc khiến người ta tin là thật và gây hậu
quả khôn lường. Do đó, đấu tranh, loại bỏ chúng ra khỏi môi trường mạng sẽ là
điều sẽ phải làm thường xuyên, liên tục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét