Cùng với nhiều nhiệm
vụ chính trị quan trọng, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
đang được Đảng ta triển khai quyết liệt, bài bản, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu
cầu trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ phiên họp
thứ 27 (ngày 31-12-2024) của Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi
tố, điều tra 1.132 vụ/2.188 bị can, truy tố 1.201 vụ/2.373 bị can, xét xử sơ thẩm
756 vụ/1.672 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Qua những con số
này, có 3 điểm cần nhắc tới trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực thời gian qua.
Tổng Bí thư Tô
Lâm phát biểu tại phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Thứ nhất, công
tác phòng, chống lãng phí đã có chuyển biến mới về nhận thức, sự quyết tâm, đồng
lòng và đã gắn chặt với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo hiệu quả đồng
bộ, nghiêm minh.
Thứ hai, bên cạnh
việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh các sai phạm về tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí, cũng cho thấy sự nhân văn, chú trọng phân hóa trong xử lý đối tượng vi phạm,
bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.
Thứ ba là tiếp
tục rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập, tháo gỡ được nhiều điểm nghẽn, nút
thắt về thể chế để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,
nhất là trong bối cảnh các cơ quan, đơn vị hoạt động sau sắp xếp, tinh gọn bộ
máy.
Trong bối cảnh
Đảng, Nhà nước ta đang triển khai cùng lúc nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng
để phát triển đất nước, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cần
tiếp tục kiên định quan điểm không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại
lệ và bám sát, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Đặc biệt, Đảng,
Nhà nước ta sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa,
phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tinh thần nhất
quán này đã được Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo
diễn ra ngày 25-3 vừa qua là: Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
các cấp của hệ thống chính trị; kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực.
Trong những phần
việc quan trọng, một lưu ý cần được các cấp, ngành, địa phương thực hiện nghiêm
là cấp ủy, người đứng đầu các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường
kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích
nhóm”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác cán bộ và việc bố trí, sử
dụng tài sản công khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính. Đặc
biệt, cần chấn chỉnh ngay tâm lý chờ đợi, trì hoãn giải quyết công việc (nếu
có), gây ách tắc, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, người
dân và doanh nghiệp.
Cùng với tập
trung kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham
nhũng, tiêu cực, công tác phòng, chống lãng phí cần tập trung xử lý dứt điểm
các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, qua đó góp phần gia tăng
nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025.
Thời gian tới,
bộ máy hành chính mới ở các địa phương sẽ được sắp xếp, tinh gọn và đi vào hoạt
động, do đó cần quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát quyền lực,
nâng cao hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và
nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, tiếp tục
hoàn thiện cơ chế để nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực,
hiệu quả.
Đây cũng là giải
pháp quan trọng để tạo sự thống nhất cao về tư tưởng, sự đồng tình ủng hộ của
cán bộ, đảng viên và nhân dân với quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét