Xoi mói các vấn đề
để dựng chuyện nhằm xuyên tạc, chống phá là việc thường ngày của các thế lực
thù địch, phản động. Chuyện cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ vừa được đưa ra lập tức
trở thành cái cớ "chụp mũ" bảo vệ cây xanh nhằm kích động tư tưởng bất
mãn.
Ở bất kỳ quốc
gia nào, việc đầu tư xây dựng nhằm kiến thiết, chỉnh trang, phát triển đô thị
hay nông thôn là chuyện hết sức bình thường và cần thiết.
Đối với thành
phố Hà Nội cũng vậy, mỗi năm, thành phố đầu tư xây dựng hàng trăm dự án, công
trình nhằm nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng và đời sống dân sinh. Từ năm 2022, ngân sách thành phố Hà Nội được bố trí
ưu tiên đầu tư cho 3 lĩnh vực gồm: Y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa. Hàng
nghìn công trình mới được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, góp phần chuẩn hóa hệ thống
giáo dục và y tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long
- Hà Nội, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân.
Ngay từ đầu
nhiệm kỳ 2020-2025, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 03-CTr/TU ngày
17-3-2021 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn
2021-2025”. Đến nay, sau 4 năm thực hiện, chỉ riêng công tác cải tạo công viên,
vườn hoa, thành phố đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét với 62 công viên, vườn hoa
được cải tạo, nâng cấp, đạt 137,7%.
Nhằm cụ thể
hóa Chương trình số 03-CTr/TU, cấp ủy Đảng, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã xây dựng
chương trình, kế hoạch triển khai bài bản. Quận ủy Hoàn Kiếm đã ban hành Chương
trình số 04-CTr/QU ngày 6-8-2021 về “Cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị
quận Hoàn Kiếm”. Trên cơ sở đó, UBND quận đã triển khai công tác chuẩn bị đầu
tư dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ.
Vườn hoa Lý
Thái Tổ nằm trên địa bàn phường Tràng Tiền, có kích thước 212m x 54,051m với tổng
diện tích 11.459m2, không nằm trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích đền Ngọc
Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm; được giới hạn bởi các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng,
Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền. Vườn hoa này có chức năng quan trọng trong việc
kết nối hồ Hoàn Kiếm với khu vực phụ cận, gồm: Vườn hoa Diên Hồng, không gian
quảng trường phía trước Ngân hàng Nhà nước và các công trình kiến trúc có giá
trị, như: Nhà khách Chính phủ, trụ sở Thành ủy Hà Nội, HĐND - UBND thành phố Hà
Nội, Khách sạn Metropole...
Năm 2020,
thành phố Hà Nội đã tiến hành kè hồ Hoàn Kiếm và cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ với đường dạo và thảm hoa tại công viên hồ Hoàn Kiếm; nhưng vườn
hoa Lý Thái Tổ chưa được cải tạo, chỉnh trang. Đến nay, sau hơn 20 năm đưa vào
sử dụng, hạ tầng và hiện trạng cây xanh của vườn hoa Lý Thái Tổ được đánh giá
là chưa phù hợp; thảm cỏ, thảm hoa và đường dạo đã xuống cấp, cần được cải tạo
để bảo đảm cảnh quan và công năng sử dụng phù hợp với Di tích cấp quốc gia đặc
biệt hồ Hoàn Kiếm.
Phương án chỉnh
trang, cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ dự kiến sắp xếp không gian thành ba khu vực
chính: Khu vực khánh tiết giáp phố Đinh Tiên Hoàng có diện tích 5.637m2; khu vực
sân nhà Bát giác có diện tích 3.033m2; khu vực vườn hoa phía sau giáp phố Ngô
Quyền có diện tích 2.789m2.
Trong đó, đối
với hạng mục cây xanh, quận Hoàn Kiếm cho biết, vườn hoa Lý Thái Tổ có cây xanh
được trồng đa dạng qua nhiều thời kỳ với tổng số 100 cây (20 loại), như: Sưa,
vàng anh, thàn mát, bằng lăng, giáng hương, lộc vừng, hoàng yến, muồng, đa, đề,
lát, soài, phượng, si, sanh, sữa, lan, chay, sếu, dầu nước. Nguyên tắc cải tạo,
chỉnh trang hạng mục này được quận Hoàn Kiếm nêu rõ là những cây có giá trị,
cây trồng lâu năm, cây cổ thụ sẽ không tác động, chỉ thay thế, dịch chuyển các
cây nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh.
Phương án UBND
quận Hoàn Kiếm đề xuất dịch chuyển, đánh chuyển 25 cây (trong đó, sẽ dịch chuyển
trong nội bộ vườn hoa 16 cây, thay thế 9 cây sâu bệnh). Ngoài ra, quận sẽ trồng
thay thế, bổ sung 23 cây bằng các chủng loại phù hợp với khí hậu Hà Nội. Khi
hoàn thành, tổng số cây bóng mát trong vườn hoa Lý Thái Tổ là 114 cây (tăng 14
cây so với trước cải tạo). Phương án cải tạo, chỉnh trang này cũng đã hoàn
thành việc xin ý kiến cộng đồng dân cư vào ngày 25-2-2025.
Trước đó, thực
hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố về triển khai nghiên cứu,
đầu tư xây dựng các không gian công cộng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, phục vụ cộng
đồng, UBND quận Hoàn Kiếm đã triển khai Quy hoạch khu vực quảng trường Đông
Kinh Nghĩa Thục và Khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Trong đó, quận
xác định định hướng chính về không gian là bảo tồn hình ảnh đặc trưng của
khu vực hồ Gươm; cải thiện các cảnh quan xung quanh hồ Gươm, bảo tồn, tôn tạo,
quản lý bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa xung quanh các công trình di tích có
giá trị, trên các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay... và xung
quanh các quảng trường công cộng như quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quảng
trường khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ...
Bảo tồn, tôn tạo
không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa,
cách mạng, như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, Bưu điện Hà Nội, Trung tâm Thương mại
Tràng Tiền, khu vực tượng đài Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh...; di dời một số
đơn vị và cơ quan để quy hoạch, cải tạo nâng cấp mở rộng trụ sở các cơ quan của
thành phố; bổ sung các công trình phục vụ tiện ích công cộng phục vụ du lịch,
văn hóa chất lượng cao; cải thiện điều kiện về hạ tầng đô thị và môi trường cho
khu vực; bảo tồn, tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm
với khu vực phố cổ, phố cũ, khu Hoàng Thành Thăng Long và sông Hồng. Phát triển
thêm các vườn hoa, tiểu cảnh, lối đi bộ tại những không gian cải tạo xây dựng lại
các công trình trong khu vực…
Có thể nói, việc
triển khai cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ không chỉ được thực hiện
theo chương trình, kế hoạch bài bản, mà còn được đặt trong tổng thể chung nhằm
phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của không gian hồ Hoàn Kiếm, gia
tăng sức sống, sức hút nhằm phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần người dân.
Cách làm bài bản
và chủ trương tốt đẹp như vậy đã ngay lập tức bị các đối tượng xấu phủ nhận,
quy kết là phá hoại cây xanh, phá vỡ không gian linh thiêng, bị xuyên tạc là
tham nhũng, tiêu cực...
Những tổ chức
thù địch “quen thuộc“, những tài khoản mạng xã hội phản động, chống phá có tiếng
lập tức lao vào "cấu xé", moi móc. Vẫn chiêu thức cũ, chúng bám chặt
lấy cớ mới là chi tiết về chỉnh trang cây xanh để tập trung đánh phá, âm mưu tạo
hình ảnh xấu xí, vô trách nhiệm, phá hoại về chính quyền, cốt tạo dư luận bức
xúc, phẫn nộ ... nhằm chia rẽ đoàn kết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân
dân; kích động tụ tập, biểu tình...
Những kẻ này
không quan tâm gì đến sự cần thiết của dự án, cách thức nghiên cứu, triển khai
dự án, hay đặt dự án trong tổng thể việc chỉnh trang, nâng cấp không gian khu vực
hồ Hoàn Kiếm để vừa bảo tồn, vừa tạo ra sức sống mới cho khu vực.
Đáng tiếc là
không ít người cũng dễ tin, dễ bị thao túng tâm lý, không tìm hiểu kỹ... đã lập
tức hùa theo, a dua theo phong trào phản đối dự án, cản trở một công việc bình
thường, cần thiết của cơ quan nhà nước.
Tất nhiên, đối
với bất kỳ dự án, công trình công sử dụng ngân sách nào, từ ý tưởng đến thủ tục
và tổ chức thực hiện đều phải tuân thủ các quy định pháp luật. Những vi phạm,
dù dưới hình thức nào, đều phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Đảng, trước
pháp luật. Đối với các dự án không thuộc danh mục an ninh - quốc phòng thì việc
báo chí và người dân giám sát, có ý kiến góp ý, phản biện là điều bình thường
và cần thiết. Những ý kiến đúng đắn, hợp lý cần được tiếp thu nhằm đem lại kết
quả tốt nhất cho công trình, dự án.
Mặc dù vậy,
không thể để những thế lực thù địch, phản động tuỳ tiện xuyên tạc, chống phá.
Chúng ta có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nhưng đồng thời cần quyết liệt lên
tiếng tỏ rõ quan điểm đồng hành, ủng hộ chủ trương cải tạo, chỉnh trang không
gian hồ Hoàn Kiếm nói chung và vườn hoa Lý Thái Tổ nói riêng, vì một Hà Nội
ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn, xứng đáng là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện
đại”.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét