Thời gian gần đây, bám vào một số sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật (VHNT) gây ồn ào trên không gian mạng, nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội có tư tưởng thù địch ra sức cổ xúy cho cái gọi là “nói khác”, “nói ngược”... Họ kích động rằng, muốn nổi tiếng thì các tác giả phải “nói khác”, “nói ngược” trong lao động nghệ thuật. Thực chất, đó là chiêu bài nguy hiểm nhằm kích động, lôi kéo môi trường VHNT đi ngược lại định hướng của Đảng.
Lợi dụng đời
sống VHNT để truyền bá tư tưởng phản động, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng,
đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc... không phải là thủ đoạn mới mẻ gì. Nó
xuất hiện, tồn tại lâu nay và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, khai thác
nhằm kích động, lôi kéo công chúng. Những năm gần đây, khi không gian mạng trở
thành một “thế giới thứ hai” của đời sống con người và xã hội, âm mưu, thủ đoạn
lợi dụng VHNT, thị trường giải trí để chống phá đất nước trên lĩnh vực tư
tưởng-văn hóa của các thế lực thù địch lại càng diễn biến phức tạp. Để tạo hiệu
ứng đám đông, họ sẵn sàng dựng lên một “mẫu hình” nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng từ
những đối tượng cực đoan, bất mãn, suy thoái... và ra sức tô vẽ thành “thần
tượng” để dụ dỗ, lừa bịp công chúng. Chẳng hạn một nhà văn Việt Nam suy thoái
tư tưởng, đã rời bỏ Tổ quốc ra nước ngoài sinh sống, lại được Viện Hàn lâm Pháp
trao cho cái giải thưởng văn học hồi tháng 4 vừa qua là một ví dụ. Từ chuyện
này, một số tổ chức truyền thông có tư tưởng thù địch với Việt Nam ở hải ngoại
đã thực hiện các chiến dịch tô vẽ “thần tượng”; xuyên tạc môi trường VHNT trong
nước, bôi xấu, hạ bệ những nhà văn yêu nước. Họ tuyên truyền rằng, văn nghệ sĩ
Việt Nam muốn nổi tiếng, muốn thành danh thì phải học cách “nói ngược”, “nói
khác” với quan điểm, chủ trương của Đảng. Họ suy diễn về tự do sáng tạo, về tư
duy “khai phóng”, vượt khỏi những rào cản, định kiến để vươn tầm quốc tế...
Nhìn lại
những diễn biến chính của đời sống VHNT trong thời kỳ đổi mới, nhất là giai
đoạn gần đây, chúng ta thấy rõ những dấu ấn đột phá của hội nhập. Nhờ đẩy mạnh
các hoạt động giao lưu, hội nhập theo định hướng của Đảng mà đời sống VHNT có
sự khởi sắc đáng ghi nhận. Chẳng hạn ở lĩnh vực điện ảnh. Nhiều đạo diễn Việt
kiều nổi tiếng trở về nước làm phim, mang đến luồng gió mới. Nhiều bộ phim có
giá trị nội dung, nghệ thuật tốt, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân
tộc; phản ánh đậm nét những góc nhìn cận cảnh về lịch sử đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, giải phóng dân tộc; ca ngợi vẻ đẹp đất nước, nền văn hóa, con người
Việt Nam... thông qua những lát cắt điển hình, được đông đảo công chúng hào
hứng đón nhận. Thành quả đó đã tạo động lực, khích lệ văn nghệ sĩ trong nước
phải vượt lên, tự đổi mới, làm mới bản thân để cạnh tranh với các đồng nghiệp
Việt kiều và các sản phẩm quốc tế nhập khẩu.
Tuy nhiên, sự
hội nhập của VHNT cũng là môi trường được các thế lực thù địch, thông qua
truyền thông và không gian mạng, gieo rắc, lèo lái tư tưởng phản động, đi ngược
lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Cách đây 10 năm, khi còn sống, nhà văn Lê Văn
Thảo, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, trong một lần trả lời phỏng
vấn Báo Quân đội nhân dân, đã nhấn mạnh rằng, điều ông và các nhà văn đã từng
lăn lộn qua chiến tranh lo ngại nhất chính là sự xuất hiện của thái độ “ám chỉ”
trong sáng tác VHNT. Lợi dụng vào tính hư cấu của VHNT, không ít tác giả đã bày
tỏ khuynh hướng sáng tạo đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng bằng kiểu
ám chỉ, do họ bị tiêm nhiễm, kích động, ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng thù
địch từ bên ngoài. Hệ lụy của lối tư duy “ám chỉ” đó là một số văn nghệ sĩ đã
suy thoái về tư tưởng chính trị, rời bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống, sử
dụng chính ngòi bút, vốn sống, cảm xúc nội tại để “nói ngược”, “viết ngược”,
làm phương hại đến nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Thậm chí, đã có một số ít
nghệ sĩ nổi tiếng, bị lôi kéo tham gia vào những bộ phim có nội dung xuyên tạc
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bóp méo, bôi đen hình tượng Bộ đội Cụ Hồ
trong chiến tranh...
Nếu như trước
đây, cách nói, cách viết, cách thể hiện nhân vật theo lối “ám chỉ” được thể
hiện một cách trực cảm, trực giác... thì nay, trước làn sóng dư luận đa chiều,
họ cổ xúy kiểu thái độ bóng gió, mập mờ... Với hình thức thể hiện này, trong
không ít tác phẩm VHNT, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái vùng miền, lịch sử
quê hương, đất nước hiện lên méo mó, lai căng, biến dạng. Trên phương diện luật
pháp, rất khó để bắt bẻ kiểu tư duy bóng gió, mập mờ này. Nhưng, dưới góc nhìn
của công tác tư tưởng-văn hóa, khi mỗi thứ lệch lạc đi một chút, mỗi thứ méo
mó, lai căng đi một chút... thì hệ lụy lâu dài đối với văn hóa dân tộc và tương
lai thế hệ trẻ là rất khó lường...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét