Nhìn vào những diễn biến đời sống văn hóa, VHNT mỗi khi có tác phẩm, sản phẩm gây “sốt”, chúng ta thấy rõ những tác động toàn diện của hiệu ứng không gian mạng. Nó thể hiện rõ tính hai mặt của một vấn đề. Thứ nhất là, hội chứng đám đông từ những cơn “lên đồng” tập thể, nó có thể tạo sức hút vô cùng mạnh mẽ kéo theo mọi thứ, mọi thành phần trong dòng chảy ấy vào cuộc. Nếu đó là một khuynh hướng tốt, có ích cho đời sống xã hội, phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, sẽ rất có lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá những giá trị tốt đẹp đến với người dân và du khách quốc tế. Nhưng, nếu đó là một sản phẩm có chứa đựng yếu tố gây hại, sự mập mờ trong quan điểm nghệ thuật giống như một loại virus gây bệnh, xâm nhập vào tư duy, thị hiếu của công chúng, nguy hiểm khôn lường. Thứ hai là, chính nhờ hiệu ứng mạnh mẽ của không gian mạng sẽ giúp các tác giả và giới chuyên gia, nhà quản lý nhìn nhận vấn đề dưới những góc nhìn đa chiều, từ đó có sự sàng lọc, thẩm định, định hướng sáng tạo theo quan điểm của Đảng.
Trong những
năm tới, đất nước ta có nhiều ngày lễ lớn, trong đó có kỷ niệm 80 năm Ngày thành
lập Quân đội nhân dân Việt Nam và đại lễ mừng 50 năm đất nước thống nhất. Trên
lĩnh vực văn hóa, VHNT, các thế lực thù địch đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các
chiến dịch tuyên truyền, tung ra các sản phẩm xấu độc; sử dụng truyền thông và
không gian mạng cổ xúy, lôi kéo các tác giả “nói ngược”, “nói khác” nhằm bóp
méo, bôi đen, làm méo mó hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ và lịch sử đấu tranh cách mạng.
Họ sử dụng các phương thức ám chỉ, bóng gió, mập mờ, so sánh Sài Gòn-TP Hồ Chí
Minh với các thành phố lớn đã và đang xảy ra xung đột vũ trang trên thế giới...
để xuyên tạc lịch sử, văn hóa vùng đất Nam Bộ và cuộc đấu tranh của đồng bào
Nam Bộ, góp phần to lớn giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Đây là những biểu hiện nguy hiểm nhằm kích động hận thù dân tộc,
âm mưu chia tách lịch sử, văn hóa Nam Bộ ra khỏi nền văn hóa và lịch sử dân
tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Một trong những biểu hiện phổ biến hiện nay là họ cổ
xúy, ca ngợi công lao của Nguyễn Ánh (Chúa Nguyễn, Vua Gia Long), coi nhân vật “cõng
rắn cắn gà nhà” trong lịch sử dân tộc như là một “anh hùng”, “cụ tổ” của lịch
sử, văn hóa Nam Bộ. Đáng tiếc là đã có một số người trong giới sáng tác có biểu
hiện dao động, bị cuốn theo lối tư duy này nên trong một số tác phẩm VHNT, đã
thổi phồng, thần thánh hóa công lao, che mờ tội của Chúa Nguyễn (Vua Gia Long),
làm sai lệch lịch sử, làm mập mờ, méo mó sắc thái văn hóa và bản chất tốt đẹp
của con người Nam Bộ. Từ góc nhìn sai lệch về nhân vật này, các thế lực thù
địch áp dụng lối tư duy liên tưởng để dụ dỗ, dẫn dắt công chúng hiểu sai lệch
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc và hình ảnh Bộ đội
Cụ Hồ trong lòng dân Nam Bộ.
Để tạo tiềm
lực văn hóa tinh thần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, làm thất bại
âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa,
VHNT, chúng ta phải bám sát quan điểm của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã nêu rõ nhiệm vụ: “Chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại”...; “Nâng
cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của
con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ”... Như vậy, giải pháp căn bản và
lâu dài là chúng ta phải chủ động nâng cao sức đề kháng, nói cách khác chính là
củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
giới trẻ. Muốn định hướng thị hiếu thẩm mỹ, phải xây dựng được bản lĩnh thẩm
mỹ. Với chức năng hướng đến “chân, thiện, mỹ”, dù thể hiện dưới góc nhìn nào
thì trong đời sống văn hóa, VHNT, bản sắc dân tộc là giá trị không thể mập mờ,
cương thổ quốc gia, lịch sử dân tộc là giá trị không thể xuyên tạc, đảo ngược.
Quy luật sàng
lọc, tiếp thu, tiếp biến và đào thải của văn hóa chính là cán cân công bằng, là
thước đo công tâm để khẳng định giá trị đích thực của tác phẩm, sản phẩm VHNT.
Những người làm văn hóa, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và giới chuyên gia thẩm
định chất lượng sản phẩm VHNT các cấp cần bám sát tính quy luật, nhất quán quan
điểm của Đảng để đưa ra những nhận xét, nhận định, dự báo; từ đó có giải pháp
định hướng dư luận và định hướng sáng tạo, lao động nghệ thuật một cách đúng
đắn. Không nên bị dẫn dắt bởi dư luận đám đông dẫn đến “đẽo cày giữa đường”,
tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá, cũng không nên chỉ dựa
vào các quy định của pháp luật để bày tỏ chính kiến một cách cực đoan, võ đoán,
máy móc.../.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét