Tôn giáo là lĩnh vực
nhạy cảm, luôn thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Do đó, cùng
với vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, các thế lực thù địch đã và đang lợi
dụng vấn đề tôn giáo để kích động chống phá Đảng và chế độ ta.
Các thế lực thù
địch âm mưu biến tôn giáo thành “ngòi nổ” gây mất ổn định chính trị - xã hội
hoặc thông qua vỏ bọc tôn giáo để tuyên truyền luận điệu xuyên tạc kích động,
phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chiêu bài tôn
giáo là một phần của chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các tổ chức, cá nhân
thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam thường sử dụng nhằm kích động xu hướng
chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành các cuộc tuần hành, biểu tình, gây rối
an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về chính trị - xã hội, ảnh hưởng không nhỏ
sự phát triển toàn diện của xã hội. Đây cũng là cái cớ để họ công khai can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đáng chú ý, trong giai đoạn hiện nay,
ngoài những hoạt động chống phá mang tính quy luật thì một trong những thủ đoạn
mà số đối tượng chống đối cực đoan ở trong và ngoài nước thường tiến hành là
tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số nhằm kích động tư
tưởng ly khai, tự trị tại các địa bàn chiến lược về an ninh, quốc phòng.
Hiện nay, an ninh xã hội, trọng tâm là an ninh trong
tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn, đô thị, giải quyết các xung đột,
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân đang chịu tác động, chi phối bởi rất
nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài. Các
yếu tố chủ đạo của an ninh xã hội, các quan hệ xã hội liên quan tôn giáo,
dân tộc, nông thôn, đô thị, vấn đề mâu thuẫn, xung đột liên quan đất đai
đang trong quá trình biến đổi và chứa đựng rất nhiều yếu tố có khả
năng dẫn đến nguy cơ gia tăng bất ổn về an ninh, trật tự.
Trên lĩnh vực tôn giáo, ngoài những đặc điểm chung
của tôn giáo vốn rất nhạy cảm, như liên quan đến tính duy tâm, đến tâm
linh, đến sự chi phối, tác động sâu sắc của giáo lý, giáo luật,
giáo hội và giáo sĩ đối với đời sống tinh thần, tình cảm, sự cố
kết cộng đồng của đại bộ phận tín đồ tôn giáo được xác định là một
trong những vấn đề tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự, đặc biệt là Công giáo. Nhìn chung, tôn giáo ở Việt
Nam hoạt động thuần túy tôn giáo, chấp hành pháp luật, đa số quần chúng tín đồ
đều tuân thủ việc “sống tốt đời đẹp đạo”, phục vụ xây dựng quê hương, đất nước,
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận
chức sắc, tín đồ có tư tưởng cực đoan, thường xuyên chống đối chính quyền, coi
thường pháp luật, thậm chí móc nối, liên kết số đối tượng phản động, chống đối
để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng đến sự ổn định
và phát triển của địa phương. Một số tôn giáo cũng đang đẩy mạnh phát triển tín
đồ, củng cố đức tin, gây ảnh hưởng trong xã hội, nhất là ở vùng nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Đồng thời, triệt để lợi dụng chính sách
đổi mới của Đảng và Nhà nước, những sơ hở thiếu sót của chính quyền trong công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo để lấn chiếm, đòi lại, xin lại đất đai, cơ sở
vật chất có nguồn gốc tôn giáo,…gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh,
trật tự. Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người
dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án
những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, đẩy lùi
việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp phần
làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp như bản chất vốn
có. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt
động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá
của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ
luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn
giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét