Văn học nghệ
thuật là một trong những lĩnh vực được các thế lực thù địch lợi dụng để chống
phá đất nước. Văn học nghệ thuật là những nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh
thần của con người, văn học nghệ thuật có thể len lỏi vào trong sâu thẳm tâm hồn
của mỗi người. Nếu như đó là những thông điệp tốt đẹp sẽ truyền cảm hứng, làm
cho cuộc sống tốt hơn nhưng nếu các tác phẩm văn học nghệ thuật “nhuốm màu”
chính trị, “cài cắm” những tư tưởng phản động sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần
của xã hội. Và cũng vì thế, văn học nghệ thuật trở thành một trong những lĩnh vực
được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước.
Theo thống kê của Bộ Công an,
hiện nay, ở nước ngoài có khoảng 50 đài phát thanh và truyền hình có chương
trình Việt ngữ, hơn 430 tờ báo, tạp chí và trên 40 nhà xuất bản thường xuyên có
nội dung tuyên truyền chống phá Việt Nam. Hằng năm, có gần 3 nghìn tài liệu
chiến tranh tâm lý được đưa vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau. Thời
gian gần đây, một số văn nghệ sỹ, trí thức bị lợi dụng, lôi kéo đã chạy trốn ra
nước ngoài có những hành động phản bội Tổ quốc, viết nhiều ấn phẩm, sách báo
bôi nhọ, nói xấu chế độ. Bên cạnh đó, có một số nhà văn, nhà thơ do bản lĩnh
không vững vàng, dẫn đến tự diễn biến, tự chuyển hóa, sáng tác những tác phẩm
văn học nghệ thuật mang nặng quan điểm bức xúc cá nhân.
Tiến sỹ nghiên cứu văn học
Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, xuất phát từ đặc điểm của trí thức văn nghệ sỹ mà
cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn học nghệ
thuật đang diễn ra rất gay gắt và phức tạp. “Trí thức văn nghệ sỹ có một điểm mạnh đó là
sức tưởng tượng, nhưng chính đây là điểm yếu của trí thức văn nghệ sỹ. Họ dễ
dao động, đời sống tinh thần dễ bị xáo trộn. Đặc tính này khiến họ dễ bị lợi
dụng, bị lôi kéo. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này vô cùng nan giải”.
Gần đây, một số văn nghệ sỹ, trí
thức còn kêu gọi, hô hào ủng hộ vận động, thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc
lập”. Với danh nghĩa là để chấn hưng nền văn học nước nhà, tổ chức này muốn
thực hiện ý đồ chính trị rất rõ ràng là nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, hình thành nên một tổ chức bất hợp pháp đối lập với các tổ chức của
Nhà nước nhằm tập hợp những văn nghệ sỹ có tư tưởng cực đoan, bất mãn, chống
đối chế độ.
Vì thế, đấu tranh trên lĩnh vực
văn học nghệ thuật không chỉ đơn thuần là nhận diện ra đúng sai mà vấn đề cốt
lõi nhất là phải định hướng để quần chúng thấy rõ đúng, sai. Đây là quan điểm
của Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê
bình văn học nghệ thuật Trung ương. “Phải nhận diện cho chúng và đánh cho trúng.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng không giống đấu tranh quân sự, mà cuộc
đấu tranh này, đích cuối cùng là thuyết phục, lôi kéo quần chúng về phía mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét