"Một tổ mối có thể làm sập một bức tường thành", "một con sâu có thể làm đổ đi một nồi canh" và chỉ vì một vài con người vô ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội mà bao nhiêu công sức, tiền của của nhà nước và nhân dân gần 2 năm qua gần như đã bị đổ sông, đổ biển hết rồi! Buồn, buồn lắm nhưng chúng ta phải chấp nhận, chấp nhận để vượt qua, chấp nhận để làm lại từ đầu! Chúng ta hãy đoàn kết lại, lắng nghe và thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định của Chính phủ về phòng chống dịch covid - 19. Chúng ta hãy là những người dân yêu nước bằng chính mệnh lệnh từ trái tim mình, hãy là một chiến sỹ dũng cảm trên mặt trận chống giặc covid! Hãy bình tỉnh, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, quyết sách của Chính phủ, chung sức chung lòng cùng với Chính phủ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, kịp thời đem lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cho tất cả bao người!
Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
BẢO ĐẢM NHÂN QUYỀN ĐỂ "KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU"
Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, trực tiếp đe dọa tính mạng con người và sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, thiết thực để vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi làn sóng dịch thứ tư xảy ra, phương châm này tiếp tục được thực hiện một cách nhất quán. Ðây là lựa chọn hết sức đúng đắn bởi dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cần bảo đảm quyền sống, quyền phát triển của con người và xã hội.
Năm 2020, trước các nguy cơ mà dịch Covid-19 đã và đang đe dọa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – nay là Chủ tịch nước, thay mặt Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Từ đó đến nay, phương châm hành động này luôn được triển khai thực hiện có tính nguyên tắc, thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, hành động của toàn hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân,… Kể cả trong bối cảnh đất nước có sự chuyển giao và kiện toàn bộ máy lãnh đạo, phương châm và các quyết sách đó vẫn luôn nhất quán, là ưu tiên số một, luôn thống nhất duy trì thực hiện ở mức cao nhất. Mọi sự thay đổi chỉ là sự điều chỉnh về mặt chiến lược để phù hợp với tình hình, diễn biến thực tế của dịch bệnh. Với bản chất nhân văn của chế độ xã hội, việc bảo đảm nhân quyền trước hết phải là bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, và dù khó khăn đến đâu cũng không thể để nhân dân lâm cảnh thiếu, đói.
Nhiều lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền địa phương, lãnh đạo ban, ngành liên quan đã trực tiếp có mặt tại các “điểm nóng” để kiểm tra, thị sát diễn biến của dịch bệnh, qua đó kịp thời phối hợp tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch quyết liệt và bảo đảm an sinh xã hội. Như mới đây, khi làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã tới các địa phương được coi là “tâm dịch” như Bắc Giang, Bắc Ninh, Ðồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Ðồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản về phòng, chống dịch, trong đó có ba văn bản quan trọng, gồm: Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19” giúp tháo gỡ một số thủ tục hành chính, bảo đảm người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận nhanh nhất gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ khác; Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 26/5/2021 “Về việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19” và Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 “Phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19” khẳng định việc mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần có sự tham gia, đóng góp công sức, tiền bạc của mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đồng hành cùng Chính phủ.
Dù vắc-xin (vaccine) phòng Covid-19 đang rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu, nhưng đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vaccine từ nhiều nguồn khác nhau, như: hợp đồng đã đặt mua từ trước, viện trợ song phương giữa Việt Nam với một số quốc gia và Cơ chế COVAX (Tiếp cận toàn cầu đối với vaccine phòng ngừa Covid-19). Ðó là kết quả từ sự nỗ lực quyết liệt nhưng rất chủ động linh hoạt,… của Chính phủ, tạo nền tảng để “Chiến dịch toàn quốc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19” được triển khai từ tháng 7/2021 với 18.000 điểm tiêm trên cả nước (gồm cả tiêm chủng lưu động). Kinh phí cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay được bảo đảm bởi ngân sách, Quỹ vaccine phòng Covid-19, các nguồn viện trợ. Ðó cũng là cơ sở để nhiều triệu người Việt Nam được tiêm vaccine phòng Covid-19 nhằm tiến tới mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng, bảo đảm sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của mọi người dân trước đại dịch.
Thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua đã cho thấy rất rõ để toàn dân được thụ hưởng nhân quyền, Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn xác định nhân quyền phải thuộc về nhân dân và vì nhân dân, đồng thời định rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2011, t.9, tr.518). Trách nhiệm đó được thể hiện hết sức quyết liệt, cụ thể khi Ðảng, Nhà nước và Chính phủ thường xuyên kịp thời có các quyết sách, chỉ đạo, lãnh đạo, thực thi rất nhiều biện pháp đưa đất nước vượt qua ba làn sóng đại dịch trước đây và đang nỗ lực vượt làn sóng dịch thứ tư. Vào những ngày này, từ việc xác định sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu, mọi “điểm nóng” về dịch bệnh đã được quan tâm ở mức cao nhất, một mặt khẩn trương cung cấp vaccine và tổ chức tiêm phòng, tập trung chữa trị, điều tra, truy vết, khoanh vùng, xây dựng khu cách ly, bệnh viện dã chiến, huy động nhân lực hỗ trợ từ ngành chức năng, từ các địa phương,… cùng nỗ lực dập dịch, mặt khác huy động mọi nguồn lực để bảo đảm an toàn an sinh xã hội. Ðặc biệt, Nghị quyết số 68/NQ-CP với việc mở rộng phạm vi, hình thức, đối tượng hỗ trợ,… chú trọng các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương (như người nghèo, lao động tự do,…) đã thể hiện rất rõ tính nhân văn trong chính sách xã hội, thực hiện phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ðây vừa là giải pháp hỗ trợ rất cần thiết ở thời điểm hiện tại, vừa tạo điều kiện giúp người lao động, người sử dụng lao động tăng cường khả năng trụ vững và vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, tiếp tục lao động, sản xuất, kinh doanh. Và không chỉ hỗ trợ, mà cùng với đó là nỗ lực điều phối lương thực, thực phẩm, các vật dụng sinh hoạt,… bảo đảm ổn định cuộc sống hằng ngày của nhân dân ở các khu vực cách ly, nơi hoạt động sản xuất tạm thời ngưng trệ. Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương cũng khẩn trương đưa – đón công dân từ vùng dịch trở về, thậm chí lo từng bữa ăn, lít xăng khi đi đường…
Ðồng thời, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ cũng hết sức nỗ lực để ổn định, tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, theo như Bộ Công thương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, như: công nghiệp và xây dựng tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng 11,42%; sản xuất, phân phối điện tăng 8,16%… Cụ thể, trong sản xuất: kim loại tăng 37%; xe có động cơ tăng 33,1%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%… Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP (chỉ số sản xuất công nghiệp) đã tăng 9,3% so cùng kỳ năm trước. Về nông nghiệp, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2021 cả nước gieo cấy khoảng 5,23 triệu ha lúa, năng suất 67,7 tạ/ha, sản lượng đạt 21,58 triệu tấn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so cùng kỳ năm 2020, trong đó nông sản chính là 10,40 tỷ USD, tăng 13,3%; thủy sản là 4,05 tỷ USD, tăng 12,5%; lâm sản là 8,7 tỷ USD, tăng 61,5%… Nổi lên là một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao như cao-su, chè, hồ tiêu, hạt điều, rau quả và trái cây, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm…
Lường trước khó khăn từ dịch bệnh, Chính phủ, chính quyền các địa phương đã chủ động một mặt sớm kết nối xây dựng kênh trao đổi, cung cấp thông tin để phân tích, đánh giá, dự báo, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, ứng phó kịp thời trong hoạt động xuất khẩu; một mặt hướng dẫn sản xuất đáp ứng yêu cầu của các thị trường vốn “rất khó tính”. Thí dụ tiêu biểu là do đã dự liệu, chuẩn bị từ trước, nên dù vải thiều chín đúng lúc đại dịch xảy ra tại Bắc Giang thì 200.000 tấn vải thiều của tỉnh vẫn được xuất khẩu tới nhiều nước, doanh thu đạt hơn 6.800 tỷ đồng, và câu chuyện “giải cứu” đã không phải đặt ra.
Xét từ nhu cầu từng cá nhân trong thời điểm dịch bệnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền có thể chưa hoàn toàn như kỳ vọng của từng người, nhưng đánh giá trên diện rộng có thể thấy đây là nỗ lực rất lớn của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, đang gặp rất nhiều khó khăn. Ðiều đó không chỉ là sự thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội với mục đích “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà qua việc quyết liệt tiếp cận thực hiện “mục tiêu kép”, cần nhận thức đó là mục tiêu quan trọng để bảo đảm nhân quyền. Bởi nếu phòng, chống dịch bệnh là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, thì tăng trưởng kinh tế là bảo đảm ổn định, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Ðiều này lý giải vì sao “mục tiêu kép” được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, luôn đồng lòng, nỗ lực cùng Ðảng, Nhà nước và Chính phủ thực hiện. Ðại dịch Covid-19 có thể còn đưa tới nhiều khó khăn không thể lường trước, thái độ và hành động đó càng trở nên cần thiết và cần nâng lên tầm cao mới. Bởi, khi mỗi người dân đều tin tưởng, ủng hộ, ra sức đồng hành, nỗ lực cùng Ðảng, Nhà nước và Chính phủ thực hiện các mục tiêu mà chúng ta đặt ra, cũng tức là mỗi người đã hành động vì nhân quyền của chính mình, rộng hơn là vì nhân quyền của toàn xã hội.
BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
Lúc sinh thời trong muôn vàn công việc Bác vẫn luôn quan tâm theo dõi hoạt động của Ban tuyên giáo, kịp thời động viên, cổ vũ và hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em làm nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.
Trong hành trình suốt 30 năm tìm đường cứu nước, chính Bác Hồ đã là người tiên phong trong công tác tuyên giáo. Năm 1919, Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp. Năm 1920, Bác đã đọc tác phẩm của Lênin: "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" đăng trên báo L' Humanité số ra ngày 17/7/1920. Tác phẩm này đã giải đáp cho Bác con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào.
Thời gian này, Bác đã tìm cách thông qua hoạt động báo chí để tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Đông Dương, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thức tỉnh tinh thần yêu nước của bà con Việt Kiều và cũng qua họ tìm cách đưa một số tài liệu báo chí về nước bằng nhiều con đường khác nhau để giác ngộ tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Bác đã lựa chọn một số thanh niên tiêu biểu sang đào tạo tại Liên Xô, mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị ngắn ngày cho một số thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị đội ngũ cán bộ trở về nước để tổ chức hoạt động, đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Từ đây một số ban của Đảng cũng ra đời. Uỷ ban kiểm tra, các ban tổ chức, tuyên giáo, văn phòng để tham mưu cho Trung ương và cấp uỷ trên các mặt công tác của Đảng.
Qua từng giai đoạn cách mạng, các ban tham mưu của Đảng cũng có những thay đổi thêm, bớt, tách, chia để phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, song ban tuyên giáo vẫn là một trong những ban đi suốt cả quá trình 80 năm thành lập Đảng và đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã và đang góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lúc sinh thời trong muôn vàn công việc Bác vẫn luôn quan tâm theo dõi hoạt động của Ban tuyên giáo, kịp thời động viên, cổ vũ và hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em làm nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.
Chỉ hơn một tháng sau khi nước nhà giành được độc lập Bác đã căn dặn đội viên tuyên truyền xung phong: "Phải biết rõ mục đích tuyên truyền của mình và trước khi định công tác ở đâu phải đặt rõ kế hoạch. Phải biết chịu kham khổ.
Phải biết nhẫn nại. Nói với người nghe một lần người ta không hiểu thì nói đến hai lần, ba lần. Về đức tính này, phải học theo những người đi truyền giáo. Chớ có lên mặt "Quan cách mạng".
Chớ có tưởng đi tuyên truyền đây là đi dạy người ta chứ không cần học lại người ta, lãnh đạo người ta chứ không chịu người ta phê bình. Chú ý đến cách phổ biến ý tưởng. Hết sức phổ thông.
Cố vào sâu trong quần chúng. Lấy những thí dụ tầm thường trông thấy trước mắt mà nói. Tránh những danh từ khó hiểu. Làm cho được 50 người hiểu rõ còn hơn là được 500 người chỉ hiểu lờ mờ".
Một lần khác nói chuyện với anh em cán bộ tuyên truyền Bác lại căn dặn: "Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe.
Ta chớ bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực". Trong công tác tuyên truyền liên quan đến chính sách đối ngoại, Bác nhắc: "Các báo và các ban tuyên truyền nên hướng dẫn lòng yêu nước và chí cương quyết cố giành độc lập hoàn toàn của đồng bào một cách ôn hoà, bình tĩnh có lợi cho ngoại giao...".
Ngay cả những ngày đau nặng và sắp đi xa, Bác vẫn giành thời gian làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ban tuyên huấn Trung ương nghe báo cáo tình hình chiến trường miền Nam, tình hình lũ lụt ở sông Hồng và không quên nhắc phải quan tâm việc phát hành loại sách: "người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến trên các mặt sản xuất, chiến đấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tư tưởng của Bác, tấm gương đạo đức cách mạng của Bác và những lời dạy của Bác đã và đang tiếp sức cho những người làm công tác tuyên giáo phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19.
MUÔN NGƯỜI CHUNG MỘT Ý CHÍ QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH COVID-19
Kể từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên vào cuối tháng 1/2020, Việt Nam đã trải qua những thời khắc khác nhau của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Có những giai đoạn khó khăn, thách thức nhưng cả đất nước đã cùng làm nên chiến thắng trong 3 đợt dịch trước đó.
Hơn 18 tháng qua, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, cả đất nước cùng đồng lòng, quyết tâm ý chí chính là chiến lược quan trọng trong cuộc chiến với đại dịch chưa từng có trong tiền lệ. Bởi làm nên chiến thắng trong cuộc chiến này không chỉ có sự vào cuộc kịp thời của hệ thống chính trị mà rất cần sự chung tay, góp sức của toàn dân tộc - muôn người như một, cùng chung ý chí quyết thắng đại dịch.
VẠCH TRẦN ÂM MƯU THÂM ĐỘC LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN BIỂU TÌNH, CHIA RẼ TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Sau gần 3 tháng yên ắng, làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta từ Ấn Độ vô cùng nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực phía Nam dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục gia tăng. Dịch bệnh lây lan ra cộng đồng với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch cùng thời điểm, nguy hiểm hơn đã có tình trạng xâm nhập vào các khu công nghiệp ở nhiều địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…).
Mặc dù rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra nhưng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước đang chung sức đồng lòng, đoàn kết để chống dịch với tinh thần “như chống giặc”. Từ Bắc tới Nam đâu đâu cũng bắt gặp những tấm gương sáng, nỗ lực, gồng mình cùng chung tay giúp Nhà nước chống dịch, san sẻ khó khăn với đồng bào.
Song, gần đây lại xuất hiện một số thành phần đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và đất nước, chúng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 phức tạp để tìm cách chống phá, phủ nhận nỗ lực, thành quả mà cả nước đã đạt được, công kích, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động người dân xuống đường biểu tình bất chấp dịch bệnh. Trong đó phải kể đến một số thủ đoạn, âm mưu nguy hiểm như sau:
THỨ NHẤT: Lợi dụng việc số ca bệnh vẫn gia tăng nhanh do chưa kiểm soát được nguồn lây từ TP. Hồ Chí Minh, tình trạng lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, khu phong tỏa và từ khu nhà trọ vào các khu công nghiệp, các công ty đông công nhân và ngược lại để thổi phồng sự việc, dùng hàng trăm tài khoản ảo đưa tin vào các nhóm diễn đàn công nhân nhằm công kích về công tác quản lý, kiểm soát dịch của cơ quan chức năng, âm mưu gia tăng sự bức xúc của dư luận, sau đó kêu gọi công nhân xuống đường biểu tình, đòi hỏi quyền lợi.
THỨ HAI: Lợi dụng việc triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ tại các địa phương có diễn biến dịch phức tạp để xuyên tạc cho rằng “chính quyền áp đặt các biện pháp giam lỏng người dân, không khác gì đi tù, xâm phạm tự do, nhân quyền, việc cách ly toàn xã hội sẽ khiến cho các hàng quán phải đóng cửa, người nghèo sẽ mất thu nhập, là “ngăn sông cấm chợ” là “giết dân”. Nguy hiểm hơn khi chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do, cắt ghép, đổi trắng thay đen hòng “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của mình.
THỨ BA: Lợi dụng hình ảnh về những em bé còn nhỏ tuổi nhưng bị nhiễm Covid-19 phải đến các khu điều trị tập trung để xuyên tạc rằng “Việt Nam bắt các cháu bé vô trại cách ly, không giường nằm, không bác sĩ, sốt không có thuốc, đói không có cơm. Đó là việc làm “vô nhân đạo”, việc thực hiện cách ly tế đối với F0, F1 là nguyên nhân khiến cho “nhiều gia đình ly tán”, yêu cầu chính quyền trả các cháu bé F1, F0 về với gia đình ngay lập tức”. Không chỉ vậy, chúng không ngừng bóp méo, lập lờ đánh lận con đen về bản chất, ý nghĩa việc lập ra Quỹ vắc – xin phòng, chống Covid-19 của nước ta, cho rằng Đảng, Chính phủ “lấy tiền của dân” và “chờ vắc – xin miễn phí từ các nước”.
THỨ TƯ: Thậm chí còn trắng trợn, mượn câu chuyện về một số người dân tham gia biểu tình tại Cuba với nhận định phiến diện cho rằng “nguyên nhân cuộc biểu tình chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, những vấn đề nội tại của đất nước Cuba nhất là trong chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 yếu kém”, người dân Cuba đã “thức tỉnh” lật đổ chế độ và xuyên tạc bản chất của chế độ XHCN. Từ đó, cố tình gán ghép, mượn thông tin về các cuộc biểu tình ở Cuba nhằm bẻ lái, tạo sự liên quan đến Việt Nam, lồng ghép tung tin kích động, cho rằng người dân Cuba “muốn lật đổ chế độ” và “chế độ XHCN ở Cuba sẽ sụp đổ, sau đó sẽ đến Việt Nam” hòng lấy cớ kích động người dân xuống đường biểu tình như Cuba.
AI ĐỨNG SAU NHỮNG ÂM MƯU THÂM ĐỘC NÊU TRÊN?
Chúng ta cũng chẳng lạ gì về nhân vật đứng sau các âm mưu kích động, phá hoại nêu trên, vẫn là số tổ chức khủng bố như “Việt Tân”, “Triều Đại Việt”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, số đối tượng phản động, chống đối trong nước hay một số trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam (RFA, VOA, BBC…) luôn luôn mượn cớ vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”, “nhân đạo”… để xuyên tạc về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam. Bản chất xấu xa của chúng bộc lộ rõ với thủ đoạn lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước để “đục nước béo cò”, “thừa nước đục thả câu”, đưa tin sai sự thật, đánh lận con đen hòng chia rẽ sự đoàn kết trong nhân dân, lợi dụng sự cả tin của người dân để lôi kéo, kích động mọi người xuống đường biểu tình, gây sức ép với chính quyền.
KẺ ÁC VỚI DÂN, VỚI NƯỚC THẬT SỰ LÀ AI?
Hơn ai hết, chúng ta đang sống trong dịch, chúng ta hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà dịch bệnh đem lại, những cam go, thử thách trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 lần này. Trong khi cả đất nước và dân tộc Việt Nam đang gồng mình chống dịch, thì ở nơi phương trời xa xôi nào đấy – những thành phần chưa thấy, chưa nhìn, chưa có lấy một hành động thiết thực, ý nghĩa nào cho công tác phòng, chống dịch ngoài việc “chống phá” khi cả nước “chống dịch” lại cứ thích “gào mồm”, bỉ bôi, chê bai, xoi mói về nỗ lực của Việt Nam..
Chỉ những kẻ độc ác mới rắp tâm kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình bất chấp sự nguy hiểm của dịch Covid-19; lợi dụng sự an toàn, tính mạng, bát cơm manh áo của người dân để đẩy họ xuống đường chẳng khác nào coi họ là những quân bài hòng thực hiện âm mưu phá hoại, chia rẽ đất nước. Đúng là qua cơn hoạn nạn mới biết đâu là biển cạn, đâu là dòng sông sâu.
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT HIỆN NAY LÀ GÌ?
Mỗi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác, đừng tự hủy hoại tính mạng, sức khỏe, tự đạp đổ “chén cơm” của mình trước những lời kích động, xúi giục của số đối tượng chống phá. Điều cần nhất bây giờ là tinh thần đoàn kết, là sự chung tay, góp sức từ tất thảy mọi người để chúng ta sớm chiến thắng đại dịch Covid-19, để trở về những ngày bình thường thân quen như trước. Mỗi người hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của bản thân, cùng sẻ chia khó khăn với đồng bào và đất nước. Với tinh thần vô cùng nhân đạo “không ai bị bỏ lại phía sau”, Việt Nam chúng ta đã làm được và lần này chúng ta cũng sẽ làm được. Việt Nam quyết thắng đại dịch!
CÙ HUY HÀ VŨ - "NHÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ" HAY LÀ KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC, PHẢN BỘI TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH!
CÙ HUY HÀ VŨ - VỰC SÂU LÀ DO ANH TỰ TÌM ĐẾN VÀ LAO XUỐNG!
----------------
Cù Huy Hà Vũ là con trai của cụ Cù Huy Cận, một trong những vị cách mạng tiền bối của đất nước ta. Cụ Cù Huy Cận, Nguyễn Lương Bằng và Trần Huy Liệu thay mặt cho chính quyền cách mạng đã tiếp nhận ấn kiếm từ tay vua Bảo Đại vào ngày 30.8.1945 tại lầu Ngũ Phụng cửa Ngọ Môn (Huế) sau khi nhà vua đọc chiếu thoái vị. Cù Huy Hà Vũ được sinh ra trong cái nôi cách mạng, được tạo điều kiện để học tập đến tiến sĩ. Thế nhưng chỉ vì hám danh, hám lợi, bất mãn vì không được leo cao mà trở cờ, bội phản. Cù Huy Hà Vũ được các tổ chức phản động ở hải ngoại đặt ống đu đủ vào ruột cùng và bơm thổi y thành "kẻ sĩ', thành "nhân sĩ trí thức", "nhà đấu tranh dân chủ". Cứ thế, anh ta trượt rất dài trên đường băng khốn nạn và tội lỗi.
Cái gì đến cũng phải đến, Vũ bị bắt ngày vào 5 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh, bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phải thi hành án tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng 4 năm 2011 tuyên án, và phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2 tháng 8 giữ nguyên bản án, nhưng sau đó Vũ đã được trả tự do trước hạn tối chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để cùng vợ sang Mỹ! Thiên đường của xứ tự do, dân chủ Hoa Kỳ là niềm ước ao bấy lâu của anh ta. Khi vừa sang Mỹ, tổ chức ân xá Quốc tế gọi y là "tù nhân lương tâm". Một số tổ chức chống cộng cực đoan săn đón những ngày đầu, họ tổ chức phỏng vấn, đăng tải nhiều bài viết của y.
Thế nhưng đời không như là mơ! Hoa Kỳ là nơi mà các hội, đoàn chống cộng thi nhau tranh giành tầm ảnh hưởng của mình theo kiểu "quần khuyển tranh cốt" (đàn chó tranh xương). Cù Huy Hà Vũ dần dần nếm trải cảm giác chạy ăn từng bữa khi đã hết giá trị lợi dụng. Ngày còn ở trong tù Việt Nam nhìn Hà Vũ béo tốt dù luôn mồm xuyên tạc, bịa đặt về cái gọi là "đối xử không tốt với tù nhân lương tâm" và y rêu rao "tuyệt thực". Ấy thế nhưng khi đạt mục đích là đến với "xứ tự do" thì trông y chẳng khác nào một người đói ăn trong nạn đói lịch sử năm 1945. Nhân quả luân hồi, báo ứng. Từ cổ chí kim những kẻ phản quốc chưa bao giờ có cái kết tốt đẹp! Ra đi không thẹn bằng khi trở về. Giờ đây khi đã sáng mắt ra thì mong muốn duy nhất là trở về quê hương "tôi còn hộ chiếu tôi sẽ trở về nước".
Được đảng, nhà nước cho ăn học tử tế nhưng lại trở cờ theo giặc, thường xuyên chống phá sự bình yên của đất nước ta, luôn ôm dạ phản trắc, thấy lợi nhỏ quên nghiệp lớn, bán rẻ tổ quốc và luôn có tư tưởng thờ ngoại bang. Kêu gọi phương Tây can thiệp chuyện nội bộ của Việt Nam. Ảo tưởng và luôn cho mình là học cao, biết rộng; trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nhưng có một điều chắc chắc là trung hiếu, sỉ nhục những cái làm nền tảng để làm nên kẻ sĩ thì Cù Huy Hà Vũ lại không hề có. Vì danh lợi mà sẵn sàng mang thân dê chó thờ ngoại quốc, uốn lưỡi cú diều mà chê bai, bôi nhọ chế độ đã rửa cái nhục nộ lệ cho đất nước; chế độ đã dẫn dắt con thuyền độc lập, tự do đến với bến bờ hạnh phúc như hôm nay.
Cù Huy Hà Vũ là cái gương tày liếp, bài học nhãn tiền cho những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc, chống phá tổ quốc! Người mẹ hiền Việt Nam luôn sẵn sàng giang rộng vòng tay để đón những đứa con lầm lỗi trở về, có điều là đứa con đó phải thành tâm sám hối! Nhìn Cù Huy Hà Vũ bây giờ vừa giận lại vừa tiếc nuối. Giận là giận kẻ quay lưng với tổ quốc; tiếc là tiếc cho một con người được sinh ra trong môi trường tốt, ăn học đủ đầy nhưng lệch lạc về tư tưởng, u mê trong nhận thức và ngu xuẩn về lý luận! Hãy lấy đó làm gương! Cù Huy Hà Vũ chọn cho mình con đường là vực sâu của tội lỗi. Còn đường do anh ta tự tìm đến. Chẳng thể oán trách ai./.
Yêu nước ST.
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
WHO: Nếu không ngăn chặn kịp thời, virus sẽ biến hóa nguy hiểm hơn
Tổng giám đốc WHO
cho biết biến chủng Delta là lời cảnh báo rằng thế giới phải tăng tốc kiểm soát
sự lây lan của virus corona, trước khi nó đột biến thành các chủng nguy hiểm hơn.
“Những thành quả mà
khó khăn lắm chúng ta mới đạt được đang gặp nguy hiểm hoặc biến mất, và hệ
thống y tế ở nhiều quốc gia đang quá tải. Cho đến nay, bốn biến chủng đáng lo
ngại đã xuất hiện, và sẽ còn nhiều biến chủng mới nữa, nếu virus tiếp tục lây
lan”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho
biết trong một buổi họp báo vào ngày 30/7, theo AFP.
“Delta là một lời
cảnh báo rằng virus đang tiến hóa, nhưng đây cũng là lời kêu gọi chúng ta cần
phải hành động nhanh hơn, trước khi các biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện”, Giám
đốc về tình trạng khẩn cấp của WHO Michael Ryan phát biểu.
Biến chủng Delta
hiện có mặt ở 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó cũng là một phần nguyên nhân
dẫn đến sự gia tăng 80% số ca tử vong vì Covid-19 ở châu Phi trong 4 tuần qua,
theo WHO.
Ông Tedros cho
biết số ca mắc Covid-19 tăng trung bình 80% trong 4 tuần qua ở 5 trong số 6 khu
vực trên thế giới mà WHO tiếp cận.
Dẫu vậy, ông Ryan
nói các biện pháp gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh bàn tay, và tránh
ở lâu tại các khu vực đông đúc và ít thông gió, cùng với tiêm chủng hiện vẫn có
tác dụng.
“Virus đang thích
ứng tốt hơn và phát triển nhanh hơn. Kế hoạch (đẩy lùi đại dịch) vẫn đang hiệu
quả, nhưng chúng ta nỗ lực hơn nữa so với trước đây”, ông Ryan nói thêm.
Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, nói biến chủng Delta là loại dễ lây lan nhất cho đến nay, với khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50% so với chủng gốc của virus SARS-CoV-2.
Khi quạt, bếp gas gặp khó vì không phải là 'hàng thiết yếu'
Quy định hàng hóa
thiết yếu không chỉ gây bối rối trong khâu lưu thông hàng hóa mà còn khiến các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp trở ngại lớn.
Lo lắng vì ở bệnh
viện dã chiến không có quạt, chị Thương (quận 8) lên mạng tìm người giao hàng
gấp. "Con tôi chịu nóng nực mấy ngày nay bị nổi mẩn đỏ hết người, bây giờ
tìm người giao đến nhưng cả ngày nay không có ai nhận đơn vì theo họ quạt là
mặt hàng không thiết yếu", chị nói.
Tương tự là tủ
lạnh, nhiều người cho rằng đây là mặt hàng rất thiết yếu trong bối cảnh 2-3 ngày
người dân mới đi mua sắm một lần, nhất là để dự trữ các mặt hàng tươi sống như
rau, thịt cá.
Thực tế hiện nay, khái niệm hàng hóa thiết yếu hay không thiết yếu còn rập khuôn máy móc, chưa được hiểu và thực hiện thống nhất gây rất nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp vận tải, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội.
“Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”
Đó là Lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Điện gửi đồng bào xã Đoài”, Báo Nhân dân đăng
số 5233, ngày 10-8-1968.
Đây là giai đoạn đế
quốc Mỹ dùng không quân, hải quân bắn phá miền Bắc để cắt đường tiếp tế của hậu
phương cho chiến trường miền Nam, chúng đã tàn phá nhiều thành phố, làng quê;
ngày 21-7-1968 máy bay Mỹ bắn phá xã Đoài, tỉnh Nghệ An làm 2 giám mục, 3 linh
mục bị thương; một số tu sĩ, đồng bào giáo và lương bị thương và tử vong, nhà
thờ bị hư hỏng, hàng trăm nhà dân bị tàn phá. Biết tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết Điện thăm hỏi, động viên nhân dân xã Đoài, tỉnh Nghệ An; trong Điện, Bác kêu
gọi: “Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”.
Việt Nam là đất nước
đa dân tộc, tôn giáo, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ giữa các tôn
giáo, các dân tộc trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân với chính sách tôn giáo
nhất quán: “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân”; công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín
ngưỡng, tôn giáo đều là công dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đoàn
kết lương - giáo là đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Thực hiện chức năng đội quân công tác, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, nhất là trên các địa bàn có đồng bào theo đạo, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đồng thời, chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là những luận điệu xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo, xúi giục các chức sắc tôn giáo có quan điểm tiêu cực để kích động quần chúng nhân dân tụ tập đông người, biểu tình bất hợp pháp, bạo động… gây mất đoàn kết giữa đồng bào lương - giáo trên địa bàn, củng cố đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo và tình hữu nghị với các nước láng giềng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân”vững chắc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
“Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy...”
“Cán bộ là cái dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói
chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, ngày 20-2- 1947, khi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt. Mặc dù phải chỉ đạo kháng chiến nhưng
Bác vẫn dành thời gian đi thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân các địa phương,
trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Lời căn dặn trên
của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là, cán bộ phải là
mắt xích quan trọng, là dây chuyền của bộ máy, giúp cho bộ máy hoạt động có
chất lượng, hiệu quả. Người còn nhấn mạnh, khẳng định vị trí, vai trò to lớn
của đội ngũ cán bộ, theo đó, cán bộ là cái gốc của mọi công việc và cái gốc của
cán bộ chính là đạo đức cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng
quần chúng không được giáo dục, không được tập hợp thành một khối thống nhất thì
cách mạng cũng không đi đến thành công. Trách nhiệm của người cán bộ là người
tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và tập hợp quần chúng nhân dân thành
một khối thống nhất mới tạo ra sức mạnh tổng hợp và đưa cách mạng đến thành công.
Cán bộ còn là cầu nối, là dây chuyền của bộ máy, phải thực sự tận tâm, tận lực
với công việc, thực sự là tấm gương trước quần chúng nhân dân, thực sự là công
bộc của dân.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, lời căn dặn của Bác: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây
chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê
liệt” vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn, là tư tưởng chỉ đạo trong công
tác cán bộ của Đảng ta, đồng thời là yêu cầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung,
cán bộ trong Quân đội nói riêng phải không ngừng học tập, tu dưỡng về phẩm
chất, năng lực, thực sự là hạt nhân đoàn kết, gương mẫu, tiêu biểu về mọi mặt,
tận tâm tận lực với công việc, là tấm gương sáng trong từng đơn vị để cán bộ,
chiến sĩ học tập, noi theo, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
“Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”
Đó là lời của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Cách làm việc tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách” (ký tên X.Y.Z), đăng trên Báo Sự thật, số 100, ra ngày
23-9-1948. Đây là một trong những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Hơn 80 năm qua,
nhờ thực hiện nguyên tắc này, Đảng ta đã phát huy trí tuệ, đề ra đường lối cách
mạng đúng đắn trong mỗi thời kỳ; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ,
đảng viên trong hoạt động thực tiễn, đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên
giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa to lớn.
Trong điều kiện Đảng
cầm quyền ở nước ta, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có mối quan
hệ mật thiết với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cũng có thể nhìn nhận, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách vừa là một nguyên tắc trong hoạt động lãnh đạo, vừa là
một nội dung, một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách góp phần xây dựng Đảng vững mạnh trên các mặt
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Trải qua quá trình phát triển, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc, thống nhất nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, góp phần xây dựng tổ chức đảng các cấp TSVM, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Mọi công việc trong cơ quan, đơn vị đều được bàn bạc tập thể trong cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhằm phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất cao. Mỗi lĩnh vực công tác do một cấp ủy viên hoặc người chỉ huy phụ trách chỉ đạo, tham mưu, đề xuất với tập thể cấp ủy, chỉ huy cho ý kiến, từ đó trở thành chủ trương của cấp ủy, chỉ huy đơn vị mới triển khai thực hiện. Mặt khác, mỗi cá nhân làm tốt trách nhiệm được phân công để lĩnh vực họ phụ trách được tốt, nên vai trò cá nhân phụ trách cũng vô cùng quan trọng sau khi có nghị quyết về lĩnh vực họ phụ trách. Đồng thời, mỗi cá nhân phải báo cáo kết quả công tác lĩnh vực mình phụ trách cho tập thể để tiếp thu ý kiến đóng góp của đội ngũ đảng viên trong tổ chức. Đây cũng là thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; chống mọi biểu hiện độc đoán, gia trưởng, áp đặt ý kiến cá nhân, hoặc nể nang, né tránh, dựa dẫm vào tập thể.
Mục đích của chúng ta là nâng cao không ngừng đời sống nhân dân...
Đây là quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết
Hội nghị Trung ương lần thứ 3 về kế hoạch Nhà nước năm 1961, đăng trên Báo Nhân
Dân, số 2509, ra ngày 31-1-1961; trong bối cảnh đế quốc Mỹ tăng cường cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam thành hai
miền Nam, Bắc.
Trong bài nói
chuyện, Hồ Chí Minh khẳng định mục đích cao nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc là: Nâng cao không ngừng đời sống nhân dân, đấu tranh hòa bình thống
nhất nước nhà. Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải quán triệt sâu
sắc, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương thành kế hoạch hoạt động cụ thể, làm cho
Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước thấm sâu vào thực tiễn, tạo ra nhiều
thắng lợi. Lời bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại biểu dự hội
nghị quán triệt, tiếp thu nghiêm túc và nhanh chóng tuyên truyền, triển khai,
cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi
trong các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch, thúc đẩy công cuộc xây dựng miền Bắc phát
triển lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Lời nói chuyện của
Bác được các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ Quân đội lĩnh hội, tổ chức học tập, quán
triệt và triển khai chặt chẽ. Quân đội đã khẩn trương xây dựng kế hoạch quân sự
5 năm lần thứ hai (1961-1965); tập trung xây dựng lực lượng tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại; chủ động xây dựng các binh đoàn
chủ lực có khả năng cơ động nhanh, sức chiến đấu mạnh và các binh chủng kỹ
thuật... Với phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện
tốt, Quân đội ta đã nâng cao một bước sức mạnh chiến đấu; đồng thời, đã tạo ra
những cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.
Thấm nhuần sâu sắc lời của Người năm xưa, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; toàn quân đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trường Sĩ quan Không quân tặng 200 suất quà đến nhân dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Sáng 30-7, Đoàn công
tác của Trường Sĩ quan Không quân do Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Bí thư Đảng ủy,
Chính ủy Nhà trường làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và tặng 200 suất
quà (mỗi suất quà trị giá 400.000 đồng) đến các hộ gia đình, cá nhân có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, hiện đang trong khu vực cách ly trên địa bàn TP Tuy Hòa
và thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Với tổng số tiền
80 triệu đồng, Nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương nắm nhu cầu
cần thiết của các hộ gia đình, cá nhân đang trong khu vực cách ly để chuẩn bị các
nhu yếu phẩm gồm: Gạo, mì tôm, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt và đường, kịp thời
cung cấp cho người dân sử dụng.
Thay mặt chính quyền và nhân dân địa phương, ông Hồ Hồng Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đã cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 910, Trung đoàn 915 đã kịp thời thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của địa phương đang phải cách ly do dịch COVID-19; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân Tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống và đẩy lùi dịch COVID-19 để sớm ổn định cuộc sống của người dân địa phương cũng như bảo đảm an toàn cho đơn vị huấn luyện.
Quân chủng Phòng không - Không quân hỗ trợ quận Thanh Xuân, TP Hà Nội tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19
Sáng 30-7, Quân
chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã cử lực lượng gồm 11 y, bác sĩ của
Viện Y học PK-KQ và Sư đoàn 361 cùng phương tiện, trang thiết bị, xe cấp cứu hỗ
trợ Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, TP Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng ngừa
COVID-19 cho nhân dân trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Để bảo đảm việc hỗ
trợ địa phương tiêm vắc xin đạt kết quả tốt, Viện Y học PK-KQ và Sư đoàn 361 đã
chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, lựa chọn những y, bác sĩ có trình độ
chuyên môn cao, tổ chức cho lực lượng này tham gia các đợt tập huấn tiêm chủng
và các biện pháp hồi sức cấp cứu sau tiêm.
Mặc dù thời tiết
nắng nóng, số lượng người dân đến tiêm đông, song, đội ngũ y, bác sĩ PK-KQ và
Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực khắc
phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
Được biết, đợt này,
Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân tổ chức 6 điểm tiêm vắc xin để tiêm diện rộng
cho toàn thể nhân dân từ đủ 18 tuổi đến 65 tuổi theo đăng ký từ các địa phương
trên địa bàn quận. Để việc tiêm vắc xin diễn ra thuận lợi, Trung tâm Y tế quận
Thanh Xuân đã bố trí lực lượng hợp lý, phân bổ thời gian tiêm tại các khu phố
một cách khoa học để tránh tụ tập đông người. Người dân đến tiêm vắc xin chấp hành
nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch và được khám sàng lọc trước khi tiêm.
Sau khi tiêm được theo dõi sức khỏe tại các địa điểm theo đúng quy định.
Dự kiến từ nay đến hết ngày 2-8, các y, bác sĩ thuộc Quân chủng PK-KQ cùng Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân sẽ tổ chức hiệp đồng tiêm hơn 20.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 cho nhân dân trên địa bàn, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Hà Nội thêm 23 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, có 12 người xét nghiệm nhiều lần mới "ra" dương tính
Sở Y tế sáng 31/7 cho biết, từ 18 giờ ngày 30/7 đến 6 giờ ngày 31/7, Hà Nội ghi nhận 23 ca dương tính mới, trong đó 8 ca tại cộng đồng và 15 ca tại khu cách ly tập trung.
Bản tin COVID-19 sáng 31/7: Hà Nội, TP HCM và 20 tỉnh thêm 4.060 ca mới
Bộ Y tế sáng 31/7 cho biết Việt Nam vừa ghi nhận thêm 4.060 ca mắc mới tại 22 tỉnh, thành phố.
Bị nhắc đeo khẩu trang, cụ ông dùng mũ cối đánh công an
Bị nhắc nhở đeo khẩu trang, người đàn ông lớn tuổi không chấp hành, còn lấy mũ cối đánh công an...
Theo thông tin trên
báo VTC News, chiều 30-7, mạng xã hội chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh một
cụ ông dùng mũ cối đánh thẳng vào mặt cán bộ công an khi bị nhắc nhở đeo khẩu
trang.
Cụ ông dùng mũ cối hành hung cán bộ công an khi bị nhắc nhở vì không đeo khẩu trang. |
Nội dung đoạn
video cho thấy, cụ ông không đeo khẩu trang để phòng chống dịch nên được một cán
bộ công an nhắc nhở. Tuy nhiên, người đàn ông này không chấp hành, có thái độ
cự cãi.
Bất ngờ, người đàn
ông dùng mũ cối trên tay vụt thẳng vào mặt cán bộ công an, gây thương tích nhẹ.
Ngay sau đó lực lượng lượng chức năng phối hợp, khống chế đưa người đàn ông về
trụ sở.
Công an quận Cầu
Giấy xác nhận vụ việc xảy ra vào chiều cùng ngày. Một phó công an quận đã được
cử xuống hiện trường, phối hợp với Công an phường Nghĩa Đô giải quyết.
Người đàn ông
trong vụ việc được xác định là ông Nguyễn Văn Huy (79 tuổi, ở Xuân La, Tây Hồ,
Hà Nội). Trung úy công an là Hoàng Văn Thọ, cảnh sát khu vực Công an phường
Nghĩa Đô.
Công an phường
Nghĩa Đô đang củng cố hồ sơ, xem xét xử lý vụ việc.
Ba cách đơn giản ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể
Theo TS Tạ Thanh Sơn,
những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng. Chúng ta nên thực
hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2.
Bên cạnh các biện
pháp phòng dịch Covid-19 đã được biết đến như khử trùng tay bằng nước sát
khuẩn, giữ khoảng cách, mang khẩu trang hàng ngày..., có 3 cách khác giúp bạn
ngăn chặn được SARS-CoV-2 tấn công cơ thể.
Những phương pháp
này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng, chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng,
chống SARS-CoV-2 hiệu quả.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng có
chứa cồn và tinh dầu được khuyến khích sử dụng do hiệu quả cao chống lại
SARS-CoV-2 ở các thử nghiệm trong ống nghiệm. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm
tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2.
Súc miệng bằng
dung dịch nước muối khoảng 5% hoặc trà xanh cũng được xem như một giải pháp
thay thế. Dung dịch nước súc miệng chứa Povidon Iod 1,25% cũng được khuyến cáo để
điều trị dự phòng trong trường hợp bị phơi nhiễm.
Thuốc xịt mũi
Carragelose là một
hoạt chất thu được từ tảo đỏ và có khả năng tạo thành màng bảo vệ như hàng rào
vật lý trên các tế bào của màng nhầy. Ngoài ra, Carragelose còn có tác dụng
trực tiếp chống lại SARS-CoV-2 trong ống nghiệm. Bạn có thể sử dụng các loại
thuốc xịt mũi có chứa thành phần Carragelose (Betadine, Algovir...). Chúng đã được
chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng ở phòng thí nghiệm và trên người.
Phương pháp khác có
thể thay thế nhưng kém hiệu quả hơn là thuốc xịt mũi có chứa dung dịch muối,
nồng độ từ 0,9-3%.
Một nghiên cứu
ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược kéo dài 3 tuần được thực hiện với thuốc
xịt mũi Algovir trên nhân viên y tế ở Argentina có tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân
Covid-19 (n = 394). Với Algovir, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 có thể giảm 80%. Các
nghiên cứu sâu hơn đang được chuẩn bị hoặc đã trong giai đoạn thực hiện.
Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D
Vitamin D được cho
rằng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, các
nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có liên quan việc tăng nguy cơ
mắc Covid-19.
Trong khuyến nghị
về hành động của Hiệp hội Y khoa Tổng quát Đức (DEGAM), người lớn tuổi được
khuyên nên bổ sung 1.000-2.000 vitamin D IU/ngày.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ lớn trên 18.148 người thử nghiệm, mối liên kết này đã biến mất sau khi các yếu tố ảnh hưởng khác như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, giáo dục, BMI, hút thuốc và huyết áp cao được thêm vào.
Dù vậy, với chi phí thấp và rất ít tác dụng phụ khi tuân thủ đùng liều lượng sử dụng, bổ sung vitamin D vẫn là một biện pháp tốt để phòng ngừa SARS-CoV-2.
Tìm ra triệu chứng khác biệt giữa nam và nữ khi mắc COVID-19
Sau khi nghiên cứu
hồ sơ của 38.000 người trưởng thành mắc COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Đại
học King’s College London đã phát hiện sự khác biệt về triệu chứng mắc giữa hai
giới.
Cụ thể, nam giới
thường khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh và sốt. Trong khi đó, triệu chứng mất khứu giác,
tức ngực và ho dai dẳng phổ biến nhất ở phụ nữ.
Thông thường, ba
triệu chứng rõ rệt nhất do virus SARS-CoV-2 gây ra chính là sốt, ho dai dẳng và
mất khứu giác. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy sốt không phải là một đặc điểm
ban đầu của bệnh ở mọi lứa tuổi, mặc dù là một triệu chứng đã được biết rõ.
Tờ Daily Mail đưa
tin nhóm chuyên gia Anh, thông qua dữ liệu từ ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng
COVID-19 của công ty ZOE, cũng phát hiện những người từ 60 tuổi trở lên nhiều
khả năng gặp triệu chứng tiêu chảy. Mất khứu giác – một trong những dấu hiệu
nhận biết của bệnh - ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Các kết quả được đăng
trên tạp chí Lancet Digital Health dựa trên mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo
(AI) để chẩn đoán dấu hiệu nhiễm virus sớm. Dữ liệu của ứng dụng này cũng cho
thấy việc tiêm vaccine phòng ngừa khiến COVID-19 chỉ còn triệu chứng như cảm
lạnh.
Ví dụ, những người
Anh tiêm đủ hai liều vaccine mà nhiễm virus thường đau đầu, chảy nước mũi, hắt
hơi và đau họng hơn là gặp ba triệu chứng điển hình sốt, ho và mất khứu giác.
Nhìn chung, nhóm
nghiên cứu đã kiểm tra 18 triệu chứng khác nhau có liên quan đến COVID-19. Các
dấu hiệu ban đầu gồm mất khứu giác, tức ngực, ho dai dẳng, đau vùng bụng, phồng
giộp ở chân, mỏi mắt và đau mỏi cơ.
Nhóm chuyên gia
King’s College London cho biết nghiên cứu của họ sử dụng dữ liệu về chủng
SARS-CoV-2 gốc xuất hiện tại Vũ Hán và chủng Alpha được phát hiện tại Anh đầu
tiên. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng triệu chứng nhiễm biến thể Delta và bất
kỳ biến thể mới nào cũng sẽ khác biệt trong từng nhóm dân số.
Ứng dụng triệu
chứng COVID-19 ZOE là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng mất vị giác
và khứu giác là một dấu hiệu nhiễm virus. Các chuyên gia đứng đằng sau nghiên
cứu này đã vận động giới chức y tế bổ sung hai triệu chứng vào danh sách cảnh báo
chính thức.
Kể từ đó đến nay,
họ vẫn liên tục kêu gọi chính quyền Anh mở rộng danh sách triệu chứng để đảm
bảo phát hiện được thêm nhiều ca lây nhiễm ngay giai đoạn đầu, giúp ngăn chặn
virus lây lan.
Họ cũng đề cập một
số quốc gia khác đã công nhận danh sách gồm nhiều triệu chứng của bệnh hơn. Ví
dụ, giới chức Mỹ đã xác định trên 20 triệu chứng có thể là dấu hiệu nhiễm
virus.
Hiện quy tắc hướng
dẫn cho biết người dân Anh chỉ nên xét nghiệm COVID-19 nếu họ gặp phải ba triệu
chứng chính, hoặc nếu họ được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm bởi hệ thống Test and
Trace.
Trước đó, tờ
Guardian đưa tin một nghiên cứu mới cho thấy những người từng mắc COVID-19 có
thể chịu đựng tới 203 di chứng. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí
EclinicalMedicine của Lancet, khảo sát 3.762 người mắc COVID-19 kéo dài ở 56
quốc gia. Nghiên cứu xác định ra 203 triệu chứng, trong đó 66 triệu chứng được
theo dõi trong 7 tháng.
Triệu chứng thường gặp nhất là mệt, tình trạng khó chịu sau gắng sức (sức khỏe giảm sút sau khi bị ốm về thể chất, tinh thần) và sương mù não. Các triệu chứng khác gồm ảo giác, rùng mình, ngứa da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng tình dục, tim đập nhanh, vấn đề kiểm soát bàng quan, zôna, mất trí nhớ, thị lực mờ, tiêu chảy và ù tai.
Vợ chồng F0 Sài Gòn vừa ra viện: Khu cách ly rất ổn, từ phòng ở đến bác sĩ
Ngày 17/7, anh
Trần Tuấn Thanh (SN 1984) và chị Đinh Thị Mỹ Thu (SN 1987) hiện sống ở Quận 6,
TP.HCM nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 29/7, cả hai đã có mặt
ở nhà với kết quả xét nghiệm âm tính trong tay.
Sau khi khỏi bệnh,
cặp vợ chồng trẻ quyết định chia sẻ kinh nghiệm điều trị Covid-19 thành công
cũng như làm thế nào để vượt qua rào cản tâm lý khi mắc phải căn bệnh này.
Anh Tuấn nói: “Đây
là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể chủ quan và điều quan
trọng nhất là không được để tinh thần suy sụp đánh gục cơ thể mình. Với những
ai đang và có thể sẽ mắc phải, tôi khuyên mọi người nên bình tĩnh, đừng lo sợ
quá”.
Vì đang trong độ
tuổi sung sức nên anh Tuấn, chị Thu có triệu chứng rất nhẹ. Trong khi anh Tuấn
bị đau nhức, mỏi cơ, cảm thấy tay không có sức lực để cầm nắm, chị Thu lại hoàn
toàn không có triệu chứng gì. Vì thế 2 người được đưa vào cách ly tại Bệnh viện
Dã chiến số 7, TP.Thủ Đức, TP.HCM.
“Đó là một khu nhà
mới xây gồm các căn như chung cư. Mỗi căn có 3 phòng riêng, mỗi phòng được bố
trí 2 người, thường là người trong gia đình để tiện chăm sóc nhau”.
Anh Tuấn cho biết,
nơi ở được bố trí cho bệnh nhân rất sạch sẽ, điện nước đầy đủ, có phòng tắm riêng
trong mỗi phòng, giống như ở nhà riêng của mình.
“Cán bộ đưa cơm đến
tận cửa phòng ngày 3 bữa. Lượng đồ ăn nhiều, bắt mắt nhưng vì 2 vợ chồng mất vị
giác nên ăn không thấy ngon. Tuy nhiên, bữa nào chúng tôi cũng cố ăn hết suất để
có sức điều trị”.
Căn phòng vợ chồng anh Tuấn được sắp xếp cho ở trong thời gian điều trị rất sạch sẽ. |
Anh Tuấn chia sẻ,
những ngày qua trên mạng xã hội có những thông tin lan truyền về việc người
bệnh không được quan tâm, bị bỏ đói… nhưng với những gì anh trải qua thì hoàn
toàn ngược lại.
“Tôi không biết
mọi người như thế nào, nhưng trải nghiệm của 2 vợ chồng tôi rất là tuyệt vời.
Từ đầu đến cuối, chúng tôi được đưa đi đón về, được các y bác sĩ, cán bộ, tình
nguyện viên chăm sóc hết sức tận tình, chu đáo”.
“Ban đầu tôi cứ
nghĩ đi điều trị sẽ tốn kém nhiều nhưng từ lúc đi tới lúc về, 2 vợ chồng không
tốn một đồng nào cả, từ bữa cơm cho tới tiền thuốc, tiền xét nghiệm. Nói chung
là chúng tôi không có gì phải phàn nàn” - chị Thu tiếp lời chồng.
Chia sẻ một số
kinh nghiệm trong quá trình điều trị, anh Tuấn cho biết vợ chồng anh súc miệng
nước muối, uống nước sả chanh gừng, xông hơi mỗi ngày. Đặc biệt, họ tập thể dục
ngày 2 lần, mỗi lần từ 30 phút tới 1 tiếng. “Ai yếu thì cố gắng đứng dậy đi lại
để ra mồ hôi. Ăn uống không thấy ngon cũng phải ráng ăn để có sức vượt qua.
Uống nhiều nước nhất có thể”.
Quan trọng nhất là
yếu tố tinh thần, anh nói. Ban đầu, khi nhận kết quả dương tính, 2 vợ chồng
cũng rất hoang mang, sợ hãi. May mắn, có người thân động viên, giúp đỡ chăm sóc
con cái để anh chị yên tâm điều trị.
Một bữa cơm trong Bệnh viện Dã chiến số 7 TP.Thủ Đức, TP.HCM |
Sau 12 ngày trải
qua biến cố, anh Tuấn thấy trân trọng cuộc sống bình thường hơn bao giờ hết.
Anh bảo: “Mọi người đừng đi ra ngoài nữa, chịu khó ở trong nhà một vài tuần thôi.
Thời gian trôi đi nhanh lắm, đừng tìm cách luồn lách để ra ngoài làm gì”.
Hơn ai hết, anh
chị là người chứng kiến sự nguy hiểm của căn bệnh này đối với tính mạng chính mình,
chứng kiến sự vất vả của các y bác sĩ những ngày qua.
“Nếu như chúng ta đeo
khẩu trang vài tiếng đã cảm thấy khó chịu thì các y bác sĩ, cán bộ trong kia
phải mặc quần áo bảo hộ, đeo kính chắn giọt bắn ngột ngạt, nóng bức đến mức nào.
Họ còn không có thời gian để ăn uống…
Vì thế, 2 vợ chồng tôi cảm thấy rất biết ơn các anh chị bác sĩ tuyến đầu đã tận tình với bệnh nhân chúng tôi. Chỉ mong sao cho dịch bệnh qua mau để người dân sớm trở lại với cuộc sống bình thường”.