Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Đổi mới tư duy, nội dung, phương thức trong công tác thông tin đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

 Với các nỗ lực đổi mới về tư duy, nội dung và phương thức theo tinh thần Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị, công tác thông tin đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đang được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Qua đó, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra, nhất là các mục tiêu chiến lược, tầm nhìn 2030 và 2045.

Cộng đồng NVNONN là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Đây là chủ trương, quan điểm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta khẳng định ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong thư chúc Tết kiều bào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà”. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của kiều bào đối với việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ sức mạnh để phát triển đất nước, trong những năm qua, công tác về NVNONN luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước với nhiều quyết sách quan trọng. Nổi bật là Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị, tháng 3/2004, được kiều bào đánh giá mang ý nghĩa quan trọng, chiến lược lâu dài.

Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển. Đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại. Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại tiếp tục được củng cố và tăng cường.

Trước tình hình, yêu cầu mới đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ “triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác NVNONN”, tập trung vào hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý vững chắc, phát triển và hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời đóng góp tích cực vào thực hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW ngày 12-8-2021 về công tác NVNONN trong tình hình mới với yêu cầu triển khai hiệu quả hơn nữa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta ở nước ngoài. Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng mà Kết luận số 12-KL/TW ngày 12-8-2021 đề ra là “Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại” tới cộng đồng NVNONN.

NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỚI CỘNG ĐỒNG NVNONN

Trong thời gian qua, nhất là sau 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/2/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại đối với cộng đồng NVNONN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, nổi bật là:

Là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta, công tác thông tin đối ngoại xác định rõ cộng đồng NVNONN vừa là đối tượng, vừa là chủ thể, lực lượng góp phần triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại.

Do điều kiện khách quan, một bộ phận kiều bào không được tiếp xúc nhanh chóng với thông tin chính thống, dẫn tới việc hiểu không đúng về tình hình đất nước, hoài nghi về chính sách, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Đây là một trong những yếu tố khiến cộng đồng NVNONN dễ bị các thế lực cơ hội, thù địch, phản động lôi  kéo, xuyên tạc để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, công tác thông tin đối ngoại đã chú trọng nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin, khuyến khích NVNONN nêu cao tinh thần tự trọng, tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Đặc biệt, trong những năm qua, cộng đồng NVNONN trở thành chủ thể quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, nhất là trong việc lan tỏa thông tin tích cực, quảng bá văn hóa, hình ảnh, con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam với các nước và trở thành nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác thông tin đối ngoại đã tập trung triển khai thông tin, tuyên truyền thống nhất và đồng bộ, hiệu quả trong cả hệ thống chính trị ở trong và ngoài nước, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối nội và đối ngoại, từ đó, tăng cường đồng thuận xã hội và gắn kết giữa cộng đồng NVNONN với đất nước.

Trong đó, phát huy vai trò cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bằng việc tăng cường kết nối, phối hợp của các cơ quan chủ lực quan trọng (Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) trong việc chỉ đạo, định hướng công tác thông tin đối ngoại tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Đặc biệt, các Hội đoàn NVNONN phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân mà nòng cốt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện để một số kênh truyền thông, các nhà báo, chuyên gia, tri thức, doanh nhân NVNONN đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Việt Nam trong cộng đồng sở tại và với bạn bè quốc tế.

Nội dung thông tin đối ngoại đối với cộng đồng NVNONN toàn diện và đổi mới theo hướng chủ động, đa dạng, thuyết phục hơn, cơ bản đảm bảo được mục tiêu mà Kết luận 16-KL/TW đề ra.

Trong đó, nội dung thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện lớn, quan trọng và thành tựu phát triển của đất nước được cung cấp đậm nét, bài bản, chủ động, có định hướng rõ ràng với kế hoạch và chương trình cụ thể, thể hiện phương châm “đi trước mở đường”, góp phần quan trọng giúp đồng bào ta ở nước ngoài hiểu rõ, hiểu đúng về chính sách, quan điểm của ta, nhất là chính sách đối ngoại và quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới, năng động, ổn định, dân chủ, phát triển và đầy tiềm năng, luôn nỗ lực vì hợp tác, hòa bình trên thế giới và khu vực. Đặc biệt, việc thông tin về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, quan trọng như chủ quyền, dân chủ, nhân quyền cũng được tăng cường cả về hàm lượng và mật độ thông tin.

Thông tin đối ngoại cũng trở thành cầu nối để truyền tải những khó khăn, tâm tư của bà con kiều bào tới với nhân dân trong nước, góp phần gắn kết chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Trong đợt dịch COVID-19, những hình ảnh, thông tin về việc phân bổ các khoản kinh phí hỗ trợ cộng đồng ở nhiều địa bàn bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, hỗ trợ trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho cộng đồng người Việt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời điểm khan hiếm; kêu gọi các hội đoàn cộng đồng và bác sỹ trong nước tư vấn y tế trực tuyến cho bà con bị mắc COVID-19 ở sở tại... đã thực sự có tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm, lan tỏa tinh thần nhân ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, làm cho kiều bào càng ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Đa dạng hóa phương thức, phương tiện thông tin, tranh thủ tối đa các lực lượng thông tin, truyền thông, thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động thông tin đối ngoại; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài.

Phương thức thông tin tới cộng đồng NVNONN được thực hiện theo hướng phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, nhất là các địa bàn trọng điểm như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp... và dễ tiếp cận với các đối tượng. Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đa dạng của cộng đồng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật về tình hình đất nước. Các cơ quan thông tấn báo chí liên tục có sự đổi mới về hình thức thông tin, tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của báo chí với các loại hình truyền thông xã hội trong thông tin tuyên truyền. Các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá Việt Nam trực quan, sinh động dưới dạng video clip, đĩa DVD sách, sách in chuyên đề; tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư của địa phương... được thực hiện bằng nhiều thứ tiếng, nội dung hấp dẫn, cuốn hút. Một số sản phẩm là kết quả hợp tác với các hãng báo chí, truyền thông, nhà xuất bản hàng đầu thế giới(3). Ngoài ra, nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch, tham khảo đặc biệt được phát rộng rãi đến tay công chúng tại các sự kiện, hội nghị quốc tế, cũng như cung cấp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ngày càng nhiều cơ quan báo chí, phóng viên kiều bào tham gia tác nghiệp và đưa tin về tình hình, sự kiện trong nước thông qua các chuyến đi thực tế, từ đó phản ánh khách quan, trung thực về Việt Nam, phản bác và đẩy lùi các luận điệu tuyên truyền sai trái của một số báo, đài bị thế lực chống đối thao túng.

Hội nghị Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ do Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì.

Hội nghị Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ do Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì.

Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại đối với NVNONN vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục như: (1) Sự phối hợp thông tin trong chỉ đạo và triển khai thực hiện giữa bên trong và ngoài nước, nhất là khi phát sinh các vấn đề phức tạp, nhạy cảm còn một số bất cập, thiếu nhịp nhàng; công tác TTĐN có thời điểm chưa gắn kết chặt chẽ với thông tin đối nội, có nơi, có lúc còn bị động, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng khai thác, tuyên truyền, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Việt Nam. (2) Nội dung thông tin, tuyên truyền chưa tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng, nhất là các thế hệ trẻ trong cộng đồng bà con ở xa Tổ quốc, thiếu liên hệ thường xuyên với trong nước, ít thông tin; chủ yếu cung cấp thông tin một chiều - cái ta có, cái ta cần tuyên truyền - mà ít chú ý đến thông tin mà đồng bào quan tâm. (3) Chưa phát huy được vai trò của cộng đồng người Việt Nam đang học tập, sinh sống, lao động ở nước ngoài. (4) Phương thức thông tin còn đơn điệu, chủ yếu là các phương thức, hình thức truyền thống, chưa tranh thủ được lợi thế của các phương tiện truyền thông mới, nhất là mạng xã hội.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Với khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển, trong những năm qua, vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại tiếp tục được củng cố và tăng cường.

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, TƯ DUY TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỚI CỘNG ĐỒNG NVNONN

Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được; đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững. Trong tiến trình đó, việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng. Cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN ngày càng được nâng cao. Trong điều kiện đó, công tác thông tin đối ngoại tới cộng đồng NVNONN cần sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc hơn. Trong đó, cần tập trung vào đổi mới nội dung, phương thức và tư duy.

Về tư duy, từ thực tiễn triển khai công tác thông tin đối ngoại những năm qua, nhất là 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/2/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp, hấp dẫn trong nội dung, phong phú, đa dạng về hình thức. Trong đó, khẳng định vai trò “đầu tàu” của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, của các cơ quan, đơn vị đối ngoại chủ lực; tăng cường tính mục tiêu, hướng đích của công tác thông tin đối ngoại; thúc đẩy và nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vừa là đối tượng, vừa là chủ thể đặc biệt của công tác thông tin đối ngoại. Đặc biệt, chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều hoạt động thường xuyên, hướng về cội nguồn để nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc và tình cảm gắn bó yêu mến quê hương, đất nước; mở rộng vận động những cá nhân có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng.

Về nội dung, cần đa dạng, toàn diện, sâu sắc và thuyết phục cao. Trong đó, thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành tựu phát triển đất nước trên các lĩnh vực. Tăng cường hơn nữa việc thông tin về tầm quan trọng, vai trò, vị trí, năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chú trọng giới thiệu về chủ trương, lập trường quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực; đóng góp thiết thực và trách nhiệm của Việt Nam vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức chung, duy trì và củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Qua đó, tăng cường nhận thức, lòng tự hào dân tộc của đồng bào ta. Đồng thời, thúc đẩy truyền tải thông tin về những thành tựu, đóng góp của kiều bào ta với nước sở tại cũng như những ý kiến, tư vấn sáng kiến hữu ích giúp đất nước về các vấn đề cấp bách và lâu dài của các chuyên gia trí thức kiều bào ta ở mọi quốc gia, châu lục tới nhân dân trong nước.

Đẩy mạnh các chương trình, đề án nghiên cứu khảo sát về nhu cầu, xu hướng về những vấn đề trong nước, quốc tế mà kiều bào quan tâm, trăn trở. Từ đó, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp, đúng và trúng, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật.

Về phương thức, cần đổi mới hơn để nhanh hơn, đa dạng hơn và hiệu quả hơn, trong đó chú trọng chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện truyền thông mới; tăng cường hơn nữa vai trò của hệ thống các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn, các phương tiện truyền thông của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ, phát huy vai trò của phóng viên, nhà báo, các phương tiện truyền thông của cộng đồng, khuyến khích kiều bào chủ động đánh giá, đưa ra những phản ánh khách quan về tình hình đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các phóng viên, nhà báo kiều bào về nước tác nghiệp, đưa tin về các sự kiện, hoạt động đối ngoại quan trọng, tham gia đoàn kiều bào thăm Trường Sa; thông tin về các hoạt động kết nối với trong nước trên các lĩnh vực.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua các đợt tuyên truyền gắn với các ngày lễ lớn, cổ truyền của dân tộc, các sự kiện “Tuần/Ngày Việt Nam” và tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tận dụng hiệu quả các công cụ trên internet như báo điện tử, các trang mạng xã hội; tập trung đưa sách, báo, tạp chí trong nước đến với cộng đồng, tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài,... Phát huy vai trò dẫn dắt của các cơ quan báo chí có chương trình dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường thông tin song ngữ (tiếng Việt và ngôn ngữ sở tại), chú trọng đáp ứng nhu cầu thông tin của thế hệ trẻ kiều bào, thế hệ thứ hai, thứ ba (đã gắn bó với sở tại và không còn hiểu tốt tiếng Việt), tiếp thu ý kiến phản hồi và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cộng đồng, vận động sự hỗ trợ, đóng góp của bà con trong thông tin bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, đấu tranh với các thông tin sai trái về Việt Nam.

Về cơ chế phối hợp, lực lượng, công tác TTĐN đối với cộng đồng NVNONN cần tiếp tục thúc đẩy sự phối hợp triển khai toàn diện, kết hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa các cơ quan trong nước với hệ thống các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hệ thống các hội, đoàn của NVNONN, bảo đảm sự thông suốt giữa thông tin ở trong và ngoài nước. Tranh thủ hiệu quả hệ thống cơ quan đại diện các nước, các tổ chức, báo chí quốc tế tại Việt Nam, các hãng thông tấn, báo chí quốc tế; tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí Việt Nam trong việc thúc đẩy các hình thức truyền thông mới, truyền thông mạng xã hội để tiếp cận cộng đồng, khắc phục các rào cản của sở tại đối với hoạt động báo chí của cộng đồng; kết nối, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác, trao đổi, nâng cao nghiệp vụ và cập nhật thông tin về đất nước. Phối hợp với phóng viên, báo chí cộng đồng ở các khu vực khác nhau để góp phần “định lượng” nhu cầu thông tin, thiết kế đa đạng hơn, “cá thể hóa” hơn nữa các sản phẩm thông tin đối ngoại hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp cận thông tin phù hợp với cộng đồng ở các khu vực có đặc thù khác nhau (Tây Âu, Đông Âu, Nga, khu vực Bắc Mỹ, Úc, Đông Bắc Á..). Tranh thủ quan hệ hữu nghị của Việt Nam với sở tại để hạn chế hoạt động thông tin cực đoan.

Với các nỗ lực đổi mới về tư duy, nội dung và phương thức theo tinh thần Kết luận số 12-KL/TW ngày 12-8-2021 của Bộ Chính trị, công tác thông tin đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có nhiều thuận lợi song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, việc đổi mới công tác thông tin đối ngoại góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy khát vọng và thu hút các nguồn lực xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Qua đó, đóng góp thực chất vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra, nhất là các mục tiêu chiến lược, tầm nhìn 2030 và 2045 mà bất cứ người Việt nào, dù ở đâu cũng đều nung nấu trong tâm khảm.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp

Sáng 2/8 tại Hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng vắc xin và phòng, chống dịch, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn biến phức tạp. Quyền Bộ trưởng nhận định ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và các vấn đến khác như đô thị hóa, di dân… là nguyên nhân của sự xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới hay sự tiến hóa, biến chủng của các virus gây bệnh dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát gia tăng, xu hướng dịch bệnh phức tạp, khó lường. Tư lệnh ngành Y tế cho hay: “Dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu. Trong khi đó, vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; một số nơi chưa quyết liệt, chưa có sự vào cuộc hoặc phối hợp chưa đồng bộ của các cấp, các ngành cùng với ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch”. Nhận định về tình hình dịch COVID-19, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho hay trên thế giới, biến thể BA.4, BA.5, chủng Omicron của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia. Do đó trong thời gian số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại Việt Nam, 7 tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Từ cuối tháng 3, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron đã được ghi nhận trong nước. Số ca mắc mới trong tuần vừa qua tăng 48% so với tuần trước đó và dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Quyền Bộ trưởng thẳng thắn chỉ rõ tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 ở một số địa phương hiện nay vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi; thậm chí là có tình trạng né tránh tiêm vắc xin ở một bộ phận người dân; công tác truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là công tác tiêm chủng vắc xin chưa hiệu quả; nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch chưa được đảm bảo; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 45 trường hợp tử vong. “So với cùng kỳ 2021 (42.587/14) số mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp. Các địa phương ghi nhận số mắc hàng tuần và tích lũy tăng cao là: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang, Long An, Đồng Tháp. Số mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên", TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết. Tổ chức Y tế thế giới nhận định khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh và ước tính có khoảng 100-400 triệu ca mắc mỗi năm; trong 50 năm qua, số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần và tăng gấp đôi sau 10 năm. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên toàn quốc; cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết; triển khai giám sát, điều tra dịch và tổ chức xử lý kịp thời; phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực nguy cơ; chuẩn bị tốt việc thu dung điều trị; đảm bảo thuốc, cơ số phòng chống dịch; thực hiện phân loại, phân tuyến điều trị tránh quá tải và hạn chế tử vong; tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác điều trị. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác phòng chống sốt xuất huyết của Chính phủ và Bộ Y tế. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để phối hợp tuyên truyền; tổ chức triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy. Với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi (như đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân) phải chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch; ban hành các hướng dẫn chuyên môn, các khuyến cáo phòng, chống dịch và chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời để nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng, chống dịch bệnh. Với các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác cần chủ động giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, đề xuất các biện pháp giảm mắc phù hợp; chủ động ban hành các chỉ đạo các địa phương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 04/8


“ Vũ khí tốt mà tinh thần hèn thì cũng vô dụng “
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Máy bay “phản lực” phản Mỹ”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 2135, ngày 04 tháng 8 năm 1952.
Trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt; với sự giúp sức của các đồng minh, thực dân Pháp tập trung huy động và đưa vào chiến trường Đông Dương các loại vũ khí trang bị hiện đại nhằm cứu vãn tình thế bất lợi đối với quân đội Pháp đang diễn ra trên chiến trường. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra đối với Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải xây dựng và phát huy tốt nhân tố chính trị, tinh thần cho quân và dân ta, quyết tâm đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
Lênin đã chỉ rõ: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Tuy nhiên, nhân tố chính trị, tinh thần không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hình thành từ nhận thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố chính trị, tinh thần đã góp phần làm chuyển hóa lực lượng, tạo thế và lực, kết nối tất cả các nguồn lực, các nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta, là sức mạnh của cả dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, thực hiện phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cùng với việc huấn luyện làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, cần phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần; giáo dục, rèn luyện cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và quan điểm “vũ khí luận”, tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, coi nhẹ sức mạnh nhân tố chính trị tinh thần.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'

Chủ động bảo vệ chính trị nội bộ, tích cực lập nhiều chiến công

 

Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động bảo vệ mình, tích cực tiến công địch, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Cục Bảo vệ an ninh (BVAN) Quân đội (Tổng cục Chính trị) luôn tích cực, chủ động làm tốt công tác nắm, quản lý tình hình chính trị nội bộ; phòng ngừa, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá nội bộ quân đội. Ngành BVAN quân đội đã lập nhiều chiến công mới, góp phần tích cực vào thành công của đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Đại hội XIII của Đảng…

“Lá chắn” vững chắc bảo vệ chính trị nội bộ

Đại hội đảng các cấp trong quân đội là sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu ở mỗi đơn vị thời gian qua, có sự góp sức không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ ngành BVAN quân đội. Cục BVAN Quân đội đã thường xuyên chỉ đạo, làm tốt công tác nắm, quản lý tình hình chính trị nội bộ, bảo đảm nội bộ quân đội luôn trong sạch, vững mạnh về chính trị. Làm tốt công tác thẩm tra, rà soát, xác minh bảo đảm tiêu chuẩn chính trị nhân sự phục vụ đại hội đảng các cấp trong quân đội nhiệm kỳ 2020-2025 với hàng vạn lượt cán bộ, đảng viên, tập trung vào các đồng chí giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý.

Công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với hoạt động móc nối, cài cắm vào nội bộ quân đội cũng được chủ động, tích cực đấu tranh hiệu quả. Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ Cơ quan Tổng cục Chính trị mới đây, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ghi nhận, đánh giá cao công tác này. Ngoài ra, Cục BVAN Quân đội đã làm tốt công tác nắm tình hình, báo cáo, đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống hiện tượng lợi dụng, lôi kéo cán bộ quân đội nghỉ hưu có phát ngôn, việc làm thiếu chuẩn mực… Cục cũng phối hợp với cơ quan chức năng rà soát, phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ, vô hiệu hóa hàng nghìn trang mạng xã hội, blog có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất

Cán bộ, chiến sĩ Cục BVAN Quân đội đã phát hiện, đấu tranh với nhiều vụ việc giả danh, mạo danh, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín quân đội, gây bức xúc trong nhân dân. Ví như mới đây, Cục BVAN Quân đội phối hợp với Công an TP Hà Nội chỉ đạo Công an quận Bắc Từ Liêm triệt phá đường dây giả danh bác sĩ và mạo danh Viện Y học cổ truyền (YHCT) Quân đội để bán thuốc giả thu lời bất chính. Chỉ trong khoảng nửa năm, các đối tượng bằng thủ đoạn giả danh và mạo danh đã thu lời với số tiền lên đến 5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tháng 5-2020, khi mạng lưới bán hàng của các đối tượng phát triển với quy mô lớn, số tiền chúng thu được là 2 tỷ đồng. Kể lại vụ việc này, Đại tá Đào Văn Nam, Trưởng phòng Tham mưu an ninh, Cục BVAN Quân đội, cho biết: "Ngay sau khi nhận được tin báo, thủ trưởng Cục BVAN Quân đội đã chỉ đạo Phòng Tham mưu an ninh xác minh và bằng các biện pháp nghiệp vụ đã xác định được địa điểm, cách thức giao dịch của nhóm đối tượng… Điều đáng nói, nhóm đối tượng này đã lập tài khoản Facebook “Viện YHCT Quân đội-Khoa Ngoại chung; Khoa Tiêu hóa-đặc trị trĩ” cùng với một số tên tuổi của y sĩ, bác sĩ với mục đích lợi dụng uy tín của các thầy thuốc Viện YHCT Quân đội để tư vấn bán thuốc. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 60 nhân sự vẫn đang gọi điện và tư vấn bán thuốc dù họ đều là những sinh viên đang học hoặc mới ra trường, chưa xin được việc làm và hoàn toàn không có chuyên môn, chứng chỉ hành nghề y…".

Chủ động bảo vệ chính trị nội bộ, tích cực lập nhiều chiến công
Cán bộ Cục Bảo vệ an ninh Quân đội làm việc với đối tượng giả danh bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội để bán thuốc giả, thu lời bất chính. 

Theo Thiếu tướng Dương Đức Thiện, Cục trưởng Cục BVAN Quân đội: Trong thời gian qua, ngoài hoàn thành tốt những công việc thường xuyên theo nhiệm vụ, Cục BVAN Quân đội còn làm rõ nhiều vụ việc giả danh, mạo danh quân nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và trục lợi cá nhân, điển hình như: Phối hợp với Công an TP Hà Nội điều tra, làm rõ nhóm đối tượng mạo danh Tổng cục II thành lập cái gọi là “Binh đoàn-Tập đoàn Đông Dương” (lấy bí số là tổ chức S10) do Hoa Hữu Long tự xưng là “thiếu tướng, tư lệnh binh đoàn” cầm đầu để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng nghìn người với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng; bóc gỡ đường dây mạo danh bác sĩ của Học viện Quân y và Viện YHCT Quân đội để bán thuốc giá cao, thu lợi bất chính dưới hình thức kinh doanh online; vụ việc mạo danh cán bộ cấp cao để can thiệp trúng thầu; vụ việc đối tượng Đào Thị Uyên giả danh đại tá quân đội…

Thời gian tới sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, đặt ra cho công tác BVAN quân đội những nhiệm vụ nặng nề, nhưng cán bộ, chiến sĩ Cục BVAN Quân đội và cơ quan BVAN trong toàn quân sẽ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm chính trị, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá đại hội đảng các cấp…

Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

 

Bảo vệ chính trị nội bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; có ý nghĩa sống còn đối với sinh mệnh của Đảng, sự sống còn của chế độ và lợi ích quốc gia-dân tộc.

Đảng ta xác định: Bảo vệ chính trị nội bộ chính là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, bảo đảm cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bảo vệ chính trị nội bộ luôn là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cần kíp, cấp bách hiện nay, bởi vì: (1) Bảo vệ chính trị nội bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là mỗi khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, Đảng ta đều đề ra chủ trương, biện pháp bảo vệ chính trị nội bộ cho phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng; phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội. (2) Thực hiện nghiêm chế độ, thủ tục, quy định, quy chế quản lý cán bộ, đảng viên trong nội bộ, giữ gìn kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ của Đảng. Đảng ta coi đây là khâu có ý nghĩa quyết định đối với việc tổ chức triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. (3) Nghiên cứu, phát hiện và xử lý kịp thời những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất, những đối tượng bị các tổ chức phản động móc nối, lôi kéo, mua chuộc cài cắm vào nội bộ ta. Không để sơ hở, lộ lọt, mất thông tin, bí mật quốc gia để các thế lực thù địch lợi dụng viết bài, tung tin xấu, độc, chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ. (4) Mấu chốt của bảo vệ chính trị nội bộ là nắm chắc tình hình chính trị nội bộ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và tổ chức đảng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề vướng mắc, thực hiện tốt chủ trương lấy phòng ngừa, chủ động giữ vững bên trong là chính.

Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

Đại hội XIII của Đảng đã xác định bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là “làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...”. Đồng thời, xác định “tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chú trọng nắm vấn đề chính trị hiện nay. Chủ động đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, nhất là các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm những cán bộ có động cơ sai trái, tư tưởng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, những cán bộ, đảng viên, những người lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội để xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI xác định: Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; các biện pháp bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của Đảng, Nhà nước và quân đội. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, cài cắm, móc nối, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để xây dựng Quân đội ta tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Phương châm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ là chủ động phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm những vi phạm của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; thận trọng đánh giá, khách quan khi giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ. Trong xem xét lịch sử chính trị với những vấn đề chính trị hiện nay, thì xem xét vấn đề chính trị hiện nay là chính; giữa bản thân với quan hệ gia đình thì bản thân là chính; giữa quản lý đầu vào với xử lý đầu ra thì quản lý đầu vào là chính; giữa xử lý với sử dụng thì sử dụng là chính. Qua đó, giải đáp được các câu hỏi: Hiện tại người cán bộ, đảng viên như thế nào, có đủ tiêu chí, tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, có đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hay không?.

Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương, Quân ủy Trung ương đến tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; nắm chắc tình hình, rà soát, thẩm tra vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay nên công tác bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đề bạt cán bộ, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác nhân sự. Kết quả nổi bật của công tác bảo vệ chính trị nội bộ là đã góp phần quan trọng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cũng như củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và quân đội; cán bộ, chiến sĩ quân đội cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải tiếp tục giải quyết tốt hơn, nhất là khắc phục sự bị động, lúng túng trong rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định, kết luận về tiêu chuẩn chính trị của các đối tượng; nắm và quản lý tình hình chính trị nội bộ sâu sát, kịp thời hơn. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân cần nghiêm túc hơn, không để xảy ra sơ hở, mất cảnh giác, kể cả ở cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu, cơ mật. Cùng với đó, phải phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ ở một số cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên, chặt chẽ hơn.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tác động, ảnh hưởng tiêu cực của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân, điều đó đặt ra nhiều vấn đề mới cho công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới. Vì vậy, cần nghiên cứu, thực hiện các yêu cầu để góp phần: (1) Hạn chế đến mức thấp nhất những tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình thế giới, khu vực đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và một số tác động tiêu cực đến tình hình chính trị nội bộ. (2) Giải quyết kịp thời những vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ. (3) Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ vi phạm các tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng cố và nâng cao uy tín; xây dựng niềm tin của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Để làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, biện pháp cụ thể, khả thi để nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức, hiểu biết về vị trí, vai trò, nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo vệ chính trị nội bộ cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Ba là, chấp hành nghiêm và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác cán bộ, nhất là các quy định về bảo mật, không để lộ, lọt, mất thông tin; không viết bài, đưa tin, phát ngôn sai quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội và trong quân đội; thực hiện nghiêm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28-2-2018 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về quy định những điều đảng viên không được làm. Thực hiện tốt các phương châm trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm không bỏ sót những người có năng lực, trình độ trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Bốn là, thường xuyên thực hiện tốt công tác nắm tình hình, rà soát chính trị nội bộ. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp sử dụng, quản lý cán bộ, đảng viên phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề chính trị. Thực hiện tốt hơn nữa việc kê khai bổ sung lý lịch đảng viên, kiểm tra thẻ đảng, hộ chiếu, các giấy tờ liên quan đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; kê khai các hoạt động đi ra nước ngoài, quan hệ với nước ngoài của cán bộ, đảng viên để kịp thời phát hiện vi phạm và uốn nắn.

Năm là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh ở các cấp. Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, đảng viên được bổ nhiệm, đề bạt, cử đi học, ra nước ngoài. Đồng thời, xem xét kỹ lưỡng về mặt chính trị, nhất là việc nhận xét, đánh giá bảo đảm của cơ quan bảo vệ an ninh theo phân cấp.

Bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị. Với sự quyết tâm cao, công tác bảo vệ chính trị nội bộ sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.