Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

SỰ VĨ ĐẠI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

 

- Từ những anh nông dân rách rưới, “đám culi” xứ An Nam, hay “lũ mọi da vàng” theo cách gọi của giới thực dân người Pháp, người Việt có quyền tự do và bình đẳng về thân thể với người Pháp da trắng. Họ có thể ngẩng mặt lên trời mà gọi to dân tộc mình với lòng tự tôn: Chúng ta là người Việt Nam.
Trước đó, người Pháp có quyền đánh chết bất cứ người Việt nào mà anh/chị ta thấy ghét/không ưa mà không bị pháp luật rờ gáy. Trước 1945, luật của triều Huế đặt ra chỉ áp dụng cho người Việt, công dân Pháp được hưởng quy chế tối huệ quốc, nghĩa là được miễn trừ. Người Pháp có thể mua được bất kỳ người Việt Nam nào mà anh ta mua được, kể cả vua của "bọn annammit".
- Dù còn những hạn chế nhất định, do khách quan, chủ quan nhưng chính quyền VNDCCH sau 1945 là chính quyền tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam cho đến thời điểm đó.
* Nông dân [chiếm 95% dân số] không còn phải quần quật, è cổ ra để nuôi 2 - 3% địa chủ, quan lại, vua chúa và con em thành phần ngồi mát ăn bát vàng này.
* Người nông dân, người tạo ra của cải chính nuôi sống toàn bộ xã hội lần đầu tiên là chủ nhân thực sự của mảnh đất mình gieo cấy chứ không phải các ông địa chủ nhiều thủ đoạn (thâu tóm ruộng đất, vay nặng lãi, tô cắt cổ...) hay các anh vua bất tài vô dụng lấy trang phục, đàn bà, săn bắn làm vui (Khải Định, Bảo Đại…)
* Thuế ruộng vẫn còn nhưng không còn là nỗi lo kinh niên, là mức thuế thấp nhất trong lịch sử. Hiện nhiều nơi đã miễn. Cần biết thuế ruộng thời phong kiến, thuộc Pháp từ 1/3 – 1/2 hoa lợi thu được trên đồng ruộng.
* Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ có đầy đủ quyền bình đẳng với nam giới (về quyền phổ thông đầu phiếu, quyền lao động, quyền hôn nhân, phân chia tài sản, con cái…)
Giáo sư sử học S.Tonesson (Na Uy) trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War đánh giá “Cuộc Cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc Cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc Cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”. Đây có thể cho là một đánh giá khá toàn diện về ý nghĩa nội tại của cuộc cách mạng năm 1945 ở Việt Nam.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám, kế tục thành quả đó là chiến thắng vĩ đại trước hai thế lực thực dân cũ và mới (Pháp, Mỹ) là đóng góp của người Việt Nam góp phần vẽ lại bản đồ các quốc gia dân tộc, định hình trật tự thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
72
6 bình luận
16 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 22/8


“Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Phải theo đúng kỷ luật của Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 217, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 1954; bút danh “C.B”.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, với mục đích duy nhất là giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Cũng từ đó, Đảng ta vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nên tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng thống nhất với nhau, không thể tách rời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ công khai lợi ích của Đảng ta trước quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế, thể hiện sâu sắc giá trị lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng; vừa thể hiện một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính tiền phong, trí tuệ, đạo đức và tính quần chúng trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đây còn là tư tưởng chỉ đạo để Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên hành động đúng tôn chỉ, mục đích của Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và của dân tộc lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thấm nhuần lời Bác dạy, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân; ra sức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… Càng trong khó khăn, gian khổ bản lĩnh chính trị, niềm tin và ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ quân đội càng được khẳng định, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH Há CHÍ MINH'

VÌ SAO BÁC HỒ TẶNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP BIỆT DANH VĂN?


Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc. Và không phải ngẫu nhiên những đối thủ một thời trong chiến tranh đã lấy làm hãnh diện được làm “kẻ thù danh dự” (Honorable Enemy) của ông.
Đứng trước tượng đài các vị danh tướng trên thế giới công chúng thường hướng sự ngưỡng mộ về những chiến dịch và trận đánh nổi tiếng , những mưu kế và vũ khí lợi hại khiến đối phương bị khuất phục. Với tên tuổi Võ nguyên Giáp thì tài năng quân sự lỗi lạc chỉ mới là bề nổi dễ nhận biết từ bên ngoài. Điều quan trọng hơn đóng vai trò như nền tảng và cội nguồn nuôi dưỡng tài năng đó lại là chất CON NGƯỜI hay tính NHÂN VĂN trong ông.
Tính nhân văn vốn là một truyền thống ứng xử của dân tộc Việt Nam. Vị Đại tướng nhân dân chưa từng được đào tạo qua một trường quân sự chính quy nào nhưng ngay từ thuở niên thiếu đã thấm nhuần đạo lý yêu nước “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Trong chiến tranh làm sao tránh khỏi đau thương và mất mát. Nhưng liệu có mấy danh tướng trăn trở ngày đêm để làm sao giành được thắng lợi mà vẫn tiết kiệm tới từng giọt máu đào của chiến sĩ ? Ở Võ nguyên Giáp lòng yêu nước, kiên trung với lý tưởng phụng sự Dân tộc và phẩm chất quý trọng xương máu của chiến sĩ đã hòa quyện với trí tuệ quân sự lỗi lạc một cách nhuần nhuyễn, góp phần hình thành nên phong cách cầm quân độc đáo, đó là biết NHẪN.
Phải có bản lĩnh như thế nào mới có thể ra lệnh vượt ngàn trùng hiểm nguy để lại rút pháo ra khi tưởng như đã có thể sẵn sàng tấn công căn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phải là người hiểu bản chất sự vật tới mức sâu sắc tột cùng và có đủ phẩm chất cá nhân về lòng thương yêu chiến sĩ của mình mới có thể điềm tĩnh và tỉnh táo để tránh hy sinh xương máu to lớn mà không đem lại chiến thắng tưởng như đã trong tầm tay.
Thánh Gandhi có lần nói: “nhẫn nhục ví như không khí , chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn”.
Trong cuộc đời cầm quân, Đại tướng đã nhiều lần làm vô hiệu hóa những quả đấm từ phía đối phương bằng chữ NHẪN hay nói đúng với bản chất sự việc hơn là bằng thái độ khoan dung, độ lượng, điềm tĩnh và tỉnh táo vốn có của mình. Việc hoãn binh để kéo pháo ra ở Điện Biên chỉ là một minh chứng trong rất nhiều minh chứng sinh động.
Nhẫn để chờ thời cơ nhưng khi hành động thì khẩn trương, quyết liệt theo tinh thần của tờ quân lệnh ngày nào “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa… quyết chiến và quyết thắng!”. Đó mới là phong cách Võ nguyên Giáp.
Chất CON NGƯỜI (viết bằng chữ hoa) của Đại tướng được hòa quyện với những nét VĂN HÓA tinh hoa kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
Đại tướng là người am hiểu nghệ thuật dùng binh của Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền… từ truyền thống dân tộc, nắm vững binh pháp Tôn Tử của Trung Hoa nhưng cũng dùng tiếng Pháp, Hoa, Anh… để giao tiếp đối ngoại và học hỏi nghệ thuật quân sự của các nước trên thế giới.
Ít người được chứng kiến Đại tướng khi rảnh rỗi vẫn tự chơi Piano những bản nhạc của Chopin hay Traicopxki… và trong đời thường là một người chồng, người ông, người cha và người bạn rất mực tận tụy, chân thành, chu đáo và hiền từ.
Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc. Và không phải ngẫu nhiên những đối thủ một thời trong chiến tranh đã lấy làm hãnh diện được làm “kẻ thù danh dự” (Honorable Enemy) của ông.
Và chúng ta, các thế hệ hậu sinh hãy rút ra những bài học quý báu từ tính NHÂN VĂN của ông để lấy đó làm nền tảng, làm nguồn mạch cho mọi suy nghĩ và hành động.
Một câu hỏi cho tới giờ phút này vẫn canh cánh trong tôi: “Vì sao Cụ Hồ đã tặng ông biệt danh VĂN “? Phải chăng cần có VĂN, cần có chất CON NGƯỜI thì VÕ mới cao cường để bách chiến bách thắng?
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết '"Mỹ xâm lược Việt Nam là mọt sai lầm Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam Đại tưáng Võ Nguyên Giáp'
19
1 bình luận
14 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Luận điệu bôi nhọ công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta

Thời gian qua, với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa, biến chất đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành một cách công khai, minh bạch, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở. Hàng loạt cán bộ cấp cao sai phạm thuộc diện Trung ương và địa phương quản lý đều đã bị xử lý về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất.

Chỉ trong chưa đầy một năm trở lại đây, có 3 ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII bị cách chức hoặc bị khởi tố và 2 ủy viên Trung ương Đảng khác đang bị đề nghị xem xét, kỷ luật vì có những vi phạm nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về tiền, tài sản của Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa, biến chất đã được nhân dân hết sức đồng tình, tin tưởng, ủng hộ; uy tín của chế độ ngày càng được củng cố.

Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, trên diễn đàn mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã lợi dụng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái, biến chất của Đảng, Nhà nước ta để xuyên tạc, bóp méo, cho đó là “cuộc đấu tranh thanh trừng nội bộ giữa các phe phái và các nhóm lợi ích”, vu cáo  Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại thay đổi thể chế chính trị! Lợi dụng một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên được phát hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt là liên quan đến vụ kit test Việt Á, các cá nhân, tổ chức thù địch đã lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp rằng toàn bộ đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước “đang rơi vào tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, thoái hóa, biến chất”. Họ vu cáo rằng, đó là bản chất, là “căn bệnh nan y, kinh niên” của chế độ độc đảng cầm quyền.

Nhiều bài viết còn phủ nhận những kết quả về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta khi cho rằng, Đảng, Nhà nước đã phát động chống tham nhũng, suy thoái nhưng đều thất bại, không thành công, tệ nạn ngày càng gia tăng. Từ đó, số này đưa ra quan điểm, chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực, kêu gọi phải thay đổi thể chế thì mới có thể chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất.

Điển hình như trên trang RFA (Đài Á châu tự do) ngày 24/6/2022 đã đăng bài viết “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: thay đổi thể chế”. Bài viết đánh lận vấn đề rằng, “Việt Nam từ nhiều năm qua ra quyết tâm chống tham nhũng nhưng vẫn có hàng trăm cán bộ cấp cao bị kỷ luật bằng nhiều hình thức do tham nhũng. Liệu có diệt được tham nhũng trong thể chế hiện hành hay không?”.

Tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, nó tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo. Chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ. Tổ chức Minh bạch quốc tế (AI) đã từng cho rằng tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong số đó, đa số là các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo, tam quyền phân lập, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Một số quốc gia có biểu hiện nguy hiểm khi tình trạng tham nhũng đã leo đến tận các nguyên thủ quốc gia như Hàn Quốc, Brazil Colombia, Malaysia; một số quốc gia thuộc nhóm “nước tham nhũng nghiêm trọng” đều theo thể chế đa đảng, không do Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo.

Do đó, việc RFA cũng như các cá nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí cho rằng, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất là “căn bệnh nan y”, chỉ xảy ra ở các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo hay ở quốc gia do một đảng lãnh đạo, cầm quyền là hoàn toàn không đúng với thực tế, là sự quy chụp, suy diễn. Âm mưu của chúng là nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, gây lầm tưởng tham nhũng phức tạp là do chế độ một đảng lãnh đạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Đồng thời, thông qua đó, các đối tượng nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, Nhà nước; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin.

Thực tế, từ khi ra đời đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã luôn nhận thức rõ tính nguy hiểm của tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ. Đảng, Nhà nước đã luôn có quyết tâm chính trị cao và kiên quyết phòng, chống, khắc phục tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đảng viên và cán bộ Nhà nước. Đảng, Nhà nước ta luôn coi tham nhũng, tiêu cực là “giặc nội xâm”, một trong các nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, phải kiên quyết đấu tranh loại ra khỏi đời sống xã hội. Đảng ta cũng xác định phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng. Kết hợp giữa xây và chống, phòng ngừa gắn liền với xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng; không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” trong chống tham nhũng ở Việt Nam.

Minh chứng rõ cho điều đó là các văn kiện của Đại hội Đảng, các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, việc xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực, không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” đã được thể hiện rõ kết quả trong báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 được Bộ Chính trị tổ chức vào ngày 30/6/2022 vừa qua.

Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Vậy nên, những luận điệu cho rằng, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái của cán bộ trong Đảng, Nhà nước ta là phổ biến, là “căn bệnh kinh niên, nan y không thể chữa trị của chế độ độc đảng cầm quyền” hay đó là cuộc “đấu tranh, thanh trừng nội bộ giữa các phe phái”… là hoàn toàn sai trái.  Đó là những quan điểm cố tình bôi đen, xuyên tạc nhằm làm sai lệch bản chất, ý nghĩa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, cố tình lấy cớ để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.

 

Màn kịch “kêu oan” sau phiên toà phúc thẩm xét xử Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm

Tung tin giả, tô vẽ hình tượng để kêu oan cho các bị cáo trước, trong và sau phiên tòa đã trở thành chiêu trò quen thuộc của những đối tượng chống phá Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng” nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành Tư pháp và chế độ. 

          Ngay sau khi TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1972), cùng trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ”, các trang báo như BBC, RFA, VOA... đã đồng loạt lên tiếng “bẻ lái” vụ án, tìm cách tẩy trắng tội danh nhằm “kêu oan” cho các đối tượng.

Vở kịch này khởi nguồn từ bài viết của một nhân vật với danh nghĩa luật sư, tung lên trên mạng xã hội. Nội dung của bài viết phản ánh về quá trình diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm, trong đó chủ yếu tập trung ngòi bút của mình để “ca ngợi” bị cáo Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm với những lời lẽ thật mĩ miều như: “tại phiên tòa, tâm thế của các bị cáo rất hiên ngang, mạnh mẽ và bình tĩnh trong phiên đối chấp trước tòa”! Và cũng theo tác giả này, biểu hiện đó của các bị cáo cho thấy “khả năng xử lý thật đáng làm người ta phải kinh ngạc”!?

Các “nhà dân chủ” giả hiệu ở trong và ngoài nước cho đến các trang báo điện tử thiếu thiện chí với Việt Nam như BBC, VOA, RFA... cũng “té nước theo mưa”, tạo nên làn sóng phản đối tẩy chay phiên tòa, “tẩy trắng” tội danh cho các đối tượng.

Xuất hiện những bài viết có nội dung ca ngợi, xây dựng các bị cáo trở thành những “người hùng”, coi đó là biểu tượng của những những người “dám đấu tranh cho sự phản kháng quật cường trước các vấn đề trong xã hội”! Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, đối chiếu với những bằng chứng về các hành vi phạm tội của các đối tượng, chúng ta thấy rõ những thông tin, luận giải của những “nhà dân chủ” nêu trên là trò hề, là vở hài kịch được vẽ ra để tung hứng.

Trò diễn kịch bấy lâu nay, các đối tượng tung ra hòng lừa bịp những người còn thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin nhằm cố tạo làn sóng ngược dòng, thể hiện chút nghĩa tình với các bị cáo đã bị sa vào vòng lao lý, không bỏ rơi những “chân rết” của mình trong “cuộc đấu tranh vì dân chủ”! Hoặc cũng có thể là họ cố tình đóng vai những người “đạo đức”, tỏ ra bênh vực, đồng cảm để bày tỏ sự quan tâm, động viên, khích lệ tới thân nhân của các đối tượng chống đối. 

Thực tế quá trình đấu tranh, xử lý các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho thấy, không ít người đã lầm tưởng dẫn tới sự tự tin thái quá khi được các tổ chức, cá nhân thù địch, chống phá Việt Nam hậu thuẫn, chống lưng hoặc được các trang báo điện tử thiếu thiện chí ở nước ngoài dùng làm trò tiêu khiển như những quân cờ.

Khi được những tổ chức, cá nhân thù địch “hỏi quan điểm” dưới dạng trao đổi, phỏng vấn, đánh giá về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, số “chân rết” này ảo tưởng về sự bao bọc, đãi ngộ vật chất nên mặc nhiên trả lời theo chủ ý của kẻ xấu, xuyên tạc tình hình thực tế mà không nghĩ đến hậu quả của sự xảo trá, bôi nhọ do mình gây ra.

Đã có nhiều “tấm gương mờ” vì ảo tưởng và động cơ tiêu cực mà tiếp tay cho kẻ xấu. Việc xét xử được thông tin công khai, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, sự răn đe, cảnh tỉnh cho những người lầm đường lạc lối. Thế nhưng, bên cạnh những người đã kịp thức tỉnh “quay đầu là bờ” thì vẫn còn có một số người vẫn ngoan cố, bảo thủ, không nhận ra lỗi lầm của mình, bị những lợi ích vật chất làm lu mờ tâm trí, để các thế lực xấu dần biến họ trở thành những “con rối” để sai khiến thực hiện các hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự.

Trường hợp của bị cáo Trịnh Bá Phương là một ví dụ điển hình cho điều này. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Tâm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bị cáo Tâm thừa nhận hành vi lợi dụng mạng xã hội Facebook, thực hiện việc phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết, trạng thái, chia sẻ trên tài khoản cá nhân các nội dung liên quan đến sự việc ở xã Đồng Tâm. Từ đó, bị cáo Tâm mong muốn tòa phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ. Thế nhưng bị cáo Trịnh Bá Phương tiếp tục không thừa nhận hành vi phạm tội, không thành khẩn, vẫn quanh co chối tội và có hành vi chống đối.

Trong khi đó, các tài liệu chứng cứ phản ánh về hành vi phạm tội của Trịnh Bá Phương đã được làm rõ. Ngoài tuyên truyền, xuyên tạc vụ Đồng Tâm, Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ tài liệu dạng sách gồm 278 trang mà kết quả giám định cho thấy có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Như vậy, cùng trong một vụ án, cùng tính chất, hành vi phạm tội nhưng bị cáo Nguyễn Thị Tâm đã biết ăn năn hối cải, nhận tội và mong được pháp luật khoan hồng để sửa sai nhưng người còn lại là Trịnh Bá Phương thì ngoan cố, không chịu nhận tội, còn thể hiện hành vi chống đối ngay tại phiên tòa.

Đối với trường hợp của Trịnh Bá Phương, việc bị cáo này không nhận tội cho thấy ý thức chống đối đến cùng. Các thế lực xấu nhân cơ hội đó đã tìm cách tung hô, cổ suý, coi bị cáo Phương như “người hùng”, ca ngợi “dũng cảm, bản lĩnh”! Qua những gì đã thể hiện, bản thân Trịnh Bá Phương luôn ảo tưởng về con đường mà mình đang theo đuổi nên từ trước đến nay, dù đã được các cơ quan chức năng nhiều lần răn đe, giáo dục nhưng Phương không những không nhận thức được những hành vi sai trái mình đã phạm phải mà ngược lại, thường tìm cách quanh co, chối bỏ sự thật, cố tình thực hiện các hành vi chống đối manh động hơn.

Do đó, trong phiên tòa phúc thẩm, dù những chứng cứ buộc tội quá rõ ràng nhưng bị cáo vẫn bảo thủ, bao biện hành vi phạm tội của mình. Và một nguyên nhân khác dẫn tới việc bị cáo ngoan cố chối tội chính là tâm lý ảo tưởng, luôn mong chờ về sự can thiệp từ bên ngoài, cho rằng phủ nhận tội trạng sẽ được các tổ chức, cá nhân bên ngoài can thiệp, từ đó chờ đợi ngày được “minh oan”, được trao thưởng kiểu “giải nhân quyền”, tìm đường ra hải ngoại như các đối tượng Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài, Bạch Hồng Quyền, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, những ai cố tình lấy lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích của xã hội, bán rẻ lương tâm, làm tay sai, quân cờ cho các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước thì tất yếu phải bị xử lý. Đây vừa là  biện pháp mang tính răn đe, vừa là biện pháp phòng ngừa chung. Do vậy, các cá nhân đã, đang hoặc nuôi ý tưởng thực hiện hành vi phạm pháp, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì hãy biết dừng lại, biết “quay đầu là bờ” trước khi quá muộn.

“Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người viết trong “Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa”, trước thềm khai giảng năm học mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta nhiều quan điểm giáo dục có giá trị, trong đó quan điểm: “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng, là quy luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại, có ý nghĩa sâu sắc trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.

Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng; đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội...

Học tập và làm theo lời Bác dạy, công tác huấn luyện, giáo dục - đào tạo trong Quân đội được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đã tạo được bước chuyển biến tích cực và tương đối toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, giáo dục - đào tạo. Việc đổi mới chương trình, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp huấn luyện, giáo dục - đào tạo được thực hiện tích cực, bằng nhiều giải pháp khoa học, phù hợp với tổ chức biên chế, yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Toàn quân đã bám sát và thực hiện nghiêm 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp; chú trọng đổi mới công tác kiểm tra, phúc tra, hội thi, hội thao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại và luyện tập, diễn tập ở các cấp, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

“Bộ đội được dân yêu, dân tin, dân phục thì nhất định thắng lợi”

Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị quân sự lần thứ 5, họp đầu tháng 8-1948.

Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội của dân, do dân, vì dân, được sinh ra và lớn lên từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã không ngừng lớn mạnh, lập nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội ta được bắt nguồn từ nhiều yếu tố; trong đó, sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là nguồn cung cấp sức người, sức của cho Quân đội, mà chính nhân dân còn là lực lượng luôn giúp đỡ, nuôi dưỡng, đùm bọc bộ đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, cán bộ, chiến sĩ Quân đội không chỉ chiến đấu bảo vệ nhân dân, mà luôn giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, quan tâm giúp đỡ nhân dân trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh… Đặc biệt, các binh đoàn, đoàn kinh tế - quốc phòng đã gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng - an ninh, thực hiện công tác dân vận, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp dân chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn chiến lược trọng yếu. Đồng thời, chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, bảo vệ cấp ủy, chính quyền địa phương, củng cố đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị với các nước láng giềng. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải luôn tự hào, giữ gìn và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn quân và xã hội, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, khơi dậy ý chí quyết tâm của quần chúng nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

“Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Phải theo đúng kỷ luật của Đảng” đăng trên Báo Nhân Dân số 217, từ ngày 22 đến 24-8-1954 dưới bút danh “C.B”.

Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945, nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, với mục đích duy nhất là giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Cũng từ đó, Đảng ta vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nên tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng thống nhất với nhau, không thể tách rời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ công khai lợi ích của Đảng ta trước quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế, thể hiện sâu sắc giá trị lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng; vừa thể hiện một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính tiền phong, trí tuệ, đạo đức và tính quần chúng trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đây còn là tư tưởng chỉ đạo để Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên hành động đúng tôn chỉ, mục đích của Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và của dân tộc lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thấm nhuần lời Bác dạy, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân; ra sức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... Càng trong khó khăn, gian khổ bản lĩnh chính trị, niềm tin và ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân của  cán bộ, chiến sĩ Quân đội càng được khẳng định phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.