Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM THĂM, CHÚC TẾT ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH!
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC LUÔN BẢO VỆ CHO CÁC GIÁO DÂN SỐNG TỐT ĐỜI ĐẸP ĐẠO!
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025
Phát triển văn hóa Việt Nam trong toàn cầu hóa
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, toàn cầu hóa diễn ra từng ngày, từng giờ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,…Văn hóa và vai trò của văn hóa đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
Ngay từ khi ra đời lãnh đạo cách mạng, theo tiến trình của lịch sử, Đảng ta đã quan tâm đến văn hóa, phát triển văn hóa và không ngừng đổi mới tư duy lý luận về văn hóa. Trên thực tế, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta đã có sự phát triển nhiều mặt; Đó là cơ sở, yếu tố quyết định làm cho nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc.
Để có được kết quả đó là do Đảng ta đã từng bước nhận thức và và ngày càng hoàn thiện tư duy lý luận về văn hóa, làm cho văn hóa thực sự trở thành động lực quan trọng của cách mạng. Cuối tháng 2-1943, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam” nhằm gây dựng một phong trào văn hóa tiến bộ, chống lại văn hóa phát xít phi nhân văn, phản động. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV của Đảng đã khẳng định: “Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học - kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng và văn hóa”
Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin là thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Nhận thức và giải quyết tốt vấn đề văn hóa góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ giác ngộ cách mạng, ý thức đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để phát triển toàn diện con người. Đó là sức mạnh cần thiết để giai cấp công nhân và đông đảo các tang lớp nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu. Sự phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, là nhân tố quan trọng để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Đó còn là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng yếu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của xã hội
Nhằm giải phóng nhân dân thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức lạc hậu của xã hội cũ, xóa bỏ những thói hư, tật xấu, cái thấp hèn, tình trạng áp bức, bất bình đẳng để đưa quần chúng nhân dân trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hóa, tạo điều kiện để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của nhân dân. Song không phải ngay một lúc nhân dân lao động có thể vươn lên trình độ làm chủ hoàn chỉnh mà mà đó là một quá trình nhận thức, cải biến và xây dựng nền một văn hóa mới.
Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa còn nhằm xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, một lối sống cao đẹp, tạo điều kiện cho các nhân tố xã hội mới phát triển, đây là vấn đề cơ bản, cốt yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, nếu không xây dựng được hệ tư tưởng đó trong toàn xã hội thì không thể nâng cao văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhất là đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế phát triển thấp thậm chí nghèo nàn, lạc hậu như nước ta không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì những ảnh hưởng tàn dư của xã hội cũ càng phức tạp, nặng nề hơn. Trong điều kiện cách mạng nước ta hiện nay, nhận thức, phát triển tư duy lý luận về văn hóa của Đảng là nội dung quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính toàn diện và triệt để của cách mạng xã hội chủ nghĩa định hướng tư tưởng văn hóa
Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa nghĩa Mác – Lênin, đây là cuộc cách mạng xã hội diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi tận gốc rễ từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất: từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng xã hội; từ đời sống chung của toàn xã hội đến cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân... nhằm thay đổi cả phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng phương thức sản xuất và hình thái kinh tế xã hội mới - ưu việt hơn, tiến bộ hơn. Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và đội tiền phong là đảng cộng sản phải không ngường nhận thức, cải biến về tư tưởng văn hóa nhằm tạo ra sự ngày càng phù hợp với phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong tác phẩm “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác, Ph.Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải là chứng minh rằng sự sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sự sản xuất vật chất”. Xuất phát từ vai trò của vấn đề tư tưởng, văn hóa đối với sự hình thành, phát triển, giữ vững hệ tư tưởng nền tảng chi phối sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội, đó là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. C.Mác, Ph.Ăngghen từng khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hóa còn là một mặt trận trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lĩnh vực văn hóa thực sự là một lĩnh vực diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và là một nội dung quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Định hướng giá trị của nền văn hóa Việt Nam
Nghị quyết số 33 NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định định hướng giá trị của nền văn hóa Việt Nam là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Bốn giá trị mà Đảng ta đã nhấn mạnh trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa là “dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Đây là bốn giá trị có ý nghĩa khái quát, vừa phản ánh được mối quan hệ biện chứng giữa cái dân tộc và cái quốc tế, cái riêng và cái chung, cái phổ biến và cái đặc thù, vừa kế thừa và phát huy được giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa của thời đại trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Khẳng định sự nhất quán trong quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Namvề tín ngưỡng, tôn giáo
1) Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta không bao giờ xa rời quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân;
2) Luôn khẳng định đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo;
3) Xây dựng, củng cố, tăng cường đoàn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, giữa đồng bào có đạo với nhau, đồng thời luôn cảnh giác và nghiêm trị những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của cách mạng.