Từ khi được thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo đời sống của nhân dân. Các giáo dân sinh sống trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam là những công dân Việt Nam sống bình đẳng, phát triển dựa trên Hiến pháp và Pháp luật. Thời gian qua, đời sống của nhân dân các giáo dân luôn được bảo đảm phát triển cả về đời sống vật chất cũng như hoạt động tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc xử lý những hoạt động tôn giáo trái phép, không đăng ký để đưa ra luận điều cho rằng, Việt Nam đàn áp, vi phạm tự do tôn giáo các các giáo dân làm ảnh hưởng đến đời sống tốt đời đẹp đạo của các giáo dân sinh sống và hoạt động trên đất nước Việt Nam. Những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch chỉ là những con sâu nhỏ không thể phủ nhận những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử và những thành tựu giúp các giáo dân luôn sống tốt đời, đẹp đạo.
Để thấy rõ hơn về những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, chúng ta có thể nhận thấy, thời gian qua, trên từng giai đoạn cách mạng. Đảng ta đã luôn lãnh đạo các tổ chức, thực hiện chính sách tôn giáo phù hợp giúp cho các giáo dân luôn có điều kiện phát triển kinh tế và hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Kết quả cho thấy, các tôn giáo cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam là một phần nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trở lại những ngày đầu được thành lập, ngày 14/6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của các chức sắc tôn giáo, tín đồ trong quá trình hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Kết quả thực hiện sắc lệnh đã thu hút sự ủng hộ của các tín đồ các tôn giáo tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong sắc lệnh đã nêu rõ: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý, v.v... Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…”. Hiến pháp 1946 và sửa đổi năm 2013 cũng đã thể hiện quan điểm nhất quán về chính sách tôn giáo và khẳng định: “tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng với dân tộc”. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo, đã ghi rõ “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta cũng đã khẳng định: Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, trong lãnh đạo cách mạng, Việt Nam luôn có chủ trương, chính sách quan tâm đến tự do tín ngưỡng của các tôn giáo sinh sống và hoạt động trên đất nước Việt Nam.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, để tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động tín ngưỡng của mình theo đúng Pháp luật. Đến nay, Nhà nước đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với khoảng 27 triệu tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 135 nghìn chức việc; trên 29 nghìn cơ sở thờ tự, chiếm gần 30% dân số cả nước. Chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 152 cơ sở thờ tự tôn giáo. Có 183 điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; 646 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 3.238 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; 424 chức việc các tôn giáo được thuyên chuyển… Như vậy, việc đăng ký, cấp phép hoạt động cho các tổ chức tôn giáo về thực chất là để đảm bảo cho các giáo dân sống và sinh hoạt theo đúng Pháp luật và đảm bảo cho mọi người luôn bình đẳng góp sức vào xây dựng và phát triển đất nước. Các giáo dân là những công dân Việt Nam và đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Do đó, mọi người, mọi tổ chức khi hoạt động đều phải đảm bảo những điều kiện đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét