Một nhà văn lão thành khá nổi tiếng ở phía Nam vừa chia sẻ với chúng tôi câu chuyện rất đáng suy ngẫm. Ông kể, có một tác giả trẻ nhờ ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách sắp in. Vốn rất kỳ vọng và chờ đợi những nhân tố mới trong nghề, ngay khi nhận được bản thảo, ông đã dành thời gian đọc kỹ.
Theo cảm nhận của ông, đây là một cây bút có triển vọng. Cách
tiếp cận đề tài, những góc nhìn hiện thực và các thao tác ngôn từ cho thấy tác
giả là cây bút có nội lực, tác phẩm thể hiện những góc nhìn tươi mới, có tính
phát hiện cao về hiện thực cuộc sống.Nhưng khi đọc xong, ông thấy “gợn gợn” về
một số chi tiết, nhân vật. Đáng chú ý là nhân vật người cha (dù chỉ là nhân vật
phụ, đã qua đời, xuất hiện trong tác phẩm thông qua ký ức và lời thoại của
những người con, người thân trong gia đình) được tác giả xây dựng là một sĩ
quan ngụy quân, tử nạn trước ngày 30-4-1975.
“Nếu thay đổi thân phận nhân vật bằng
một dạng khác như nông dân, ngư dân, người làm thuê... có đời sống
vất vả, khổ cực thì nội dung tác phẩm cũng không bị ảnh
hưởng gì. Tại sao lại phải “ấn” vào nhân vật cái “mác” lính ngụy để nói về cái
khổ và nỗi đau thân phận trong khi nguồn cơn, bản chất của
cái khổ, cái đau ấy không liên quan gì đến việc người cha có từng là lính ngụy
hay không? Đưa một chi tiết văn học vào tác phẩm mà nó chẳng
giúp ích gì, ngược lại còn có thể gián tiếp gây hại thì đó không phải là mục
đích và thao tác sáng tạo của nhà văn. Những chi tiết đó cần
phải sửa, bởi nếu để như vậy dễ tạo ra những suy diễn tiêu cực, tạo cớ cho các
thế lực xấu lợi dụng bóp méo, xuyên tạc đời sống xã hội, nhất là trong lúc cả
dân tộc đang hướng về đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Tôi nói với cháu, nếu sửa thì tôi sẽ viết lời giới
thiệu, còn không thì tôi đành phải từ chối...”, nhà văn cao niên bày tỏ.
Theo
lời nhà văn thì sau khi được ông góp ý, tác giả trẻ đã lễ phép cảm ơn và nói sẽ tiếp thu để chỉnh sửa bản thảo.
Những chuyện tương tự
như câu chuyện nhà văn lão thành kể diễn ra không hiếm trong môi trường văn
học-nghệ thuật. Trong giới chuyên môn, người ta thường gọi đó là kiểu sáng tác
ám chỉ, bóng gió... lấy tình tiết văn chương, nghệ thuật để ám chỉ về chính trị
hoặc chỉ trích, bôi xấu, hạ bệ cá nhân, tổ chức. Việc này đến từ hai
nguyên nhân chủ yếu. Một là từ ý định, ý thức chủ quan của tác giả.
Đây là biểu hiện rất
nguy hại, thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối
sống của văn nghệ sĩ. Những người có lối tư duy, khuynh hướng sáng tác
kiểu này cần được nhận diện từ sớm, từ xa để có biện pháp chấn chỉnh, đấu
tranh. Khâu biên tập, kiểm duyệt, xuất bản cần phải làm chặt, không để lọt vào
đời sống VHNT những tác phẩm có nội dung tư tưởng xấu độc, phương hại đến nền
tảng tư tưởng của Đảng và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hai là từ sự vô ý
thức, có tâm lý học đòi, muốn làm cho mới, cho lạ, cho khác người để được chú
ý. Biểu hiện này dễ xảy ra ở một bộ phận người trẻ, khi bản lĩnh tư tưởng và
trải nghiệm thực tiễn còn non, thiếu hụt vốn sống và cái phông văn hóa, trình
độ lý luận chính trị còn hạn chế, kèm theo đó là tâm lý sính ngoại, bài nội, cổ
xúy văn hóa lai căng...
Cùng với kiểu lấy VHNT
ám chỉ chính trị, thực tiễn đời sống VHNT thời gian gần đây còn có những biểu
hiện hư cấu thái quá làm sai lệch sự thật, làm méo mó các nhân vật lịch sử.
Biểu hiện này có mấy dạng chủ yếu. Một là khai thác, hư cấu đời tư của các nhân
vật nổi tiếng trong dân gian theo hướng “hài, nhảm”, khiến nhân vật bị méo mó,
thậm chí trở nên dị dạng, dị biệt.
Hai là hư cấu, làm
“biến dạng” các nhân vật lịch sử có công với nước, dẫn đến sai lệch về những sự
kiện lịch sử. Ba là thổi phồng thành tích, công lao của một số nhân vật từng là
tội đồ của dân tộc, biến họ thành “vĩ nhân”. Đây là những biểu hiện của “tẩy
sử”, “lật sử”, làm cho công chúng, nhất là giới trẻ hiểu sai lệch về lịch sử
đấu tranh dựng nước, giữ nước, kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc...
Dù xuất phát từ nguyên
nhân nào và biểu hiện ở hình thức nào thì khi người trẻ sáng tạo theo hướng này
sẽ dễ trở thành đối tượng bị các phần tử cực đoan, bất mãn và các thế lực thù
địch lợi dụng, tác động, lôi kéo. Nguy cơ chệch hướng trong đời sống VHNT là
hiện hữu, nguy hại khó lường...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét