Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Lựa chọn người có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực để tham gia bộ máy của Đảng và chính quyền



Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cùng một lúc phải đồng thời làm nhiều việc. Một trong những đòi hỏi cấp bách hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; nói một cách cụ thể là lúc này đất nước đang rất cần nhiều người có đức, có tài đứng ra đảm nhiệm những vị trí chủ trì, lãnh đạo, quản lý các cơ quan đơn vị, quyết tâm xoay chuyển tình hình, tạo ra sự phát triển mới, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công.
Trong chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, vấn đề nổi lên hàng đầu là tìm được người có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực để tham gia bộ máy của Đảng và chính quyền. Quần chúng nhân dân trông chờ vào người lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị; mong họ làm tốt chức năng mà Đảng và nhân dân đã trao cho. Tuy nhiên, hiện nay ở đây đó, trong một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu là cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thật sự gương mẫu, thậm chí có những sai phạm về phẩm chất đạo đức như vướng vào chuyện tham nhũng, quan hệ bất chính, bất lương; phong cách làm việc thì độc đoán, chuyên quyền. Tất cả những điều đó mang lại cái hại rất lớn về danh dự, phẩm giá con người, làm mất niềm tin trong quần chúng nhân dân. Đáng tiếc là đi kèm với sự thoái hoá, biến chất về nhân cách, đạo đức của người chủ trì là sự giảm sút về vai trò lãnh đạo của cơ sở Đảng. Nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh, “phe phái” xuất hiện, làm cho  nội bộ mâu thuẫn, mất đoàn kết kéo dài, lòng người ly tán, cơ quan đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
TRƯỜNG TỒN

Nhận diện các “chiến dịch” tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng


Nhận diện các “chiến dịch” tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng


Càng gần đến ngày diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch càng gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Hoạt động của chúng không còn được thực hiện đơn lẻ mà được tiến hành ồ ạt theo kiểu “chiến dịch”, với việc huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền tập trung về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần nhận diện để chủ động đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên không gian mạng, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chính trị không ngừng gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác nhân sự Đại hội XIII… Tất cả sự chống phá trên đều nhằm tới mục tiêu: Phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; phá hoại Đại hội XIII của Đảng.
Để gia tăng hiệu quả, quy mô, mức độ tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền, chúng huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Tiêu biểu là: “Chiến dịch tuyên truyền xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013”; “Chiến dịch tẩy chay Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Chiến dịch bàn luận nhân sự Đại hội XIII”, “Chiến dịch xuống đường vì dân chủ”, “Chiến dịch bất tuân dân sự”, “Chiến dịch khai dân trí”…
Có thể thấy, các “chiến dịch” này có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, chủ thể khởi xướng các “chiến dịch tuyên truyền” chủ yếu là các trung tâm, tổ chức thù địch Việt Nam ở nước ngoài như: Các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong (“Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng Vì dân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”…); các trung tâm truyền thông nước ngoài (Đài BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt…); các tổ chức quốc tế, NGO nước ngoài (“Theo dõi Nhân quyền thế giới - HRW”, “Ân xá quốc tế - AI”, “Phóng viên không biên giới - RSF”…). Bên cạnh đó, các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội XIII của Đảng còn được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối kết hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước, nhất là số dân biểu cực hữu trong chính giới các nước Mỹ, phương Tây; số đối tượng chống đối chính trị trong nước.
Thứ hai, nội dung tuyên truyền trong các “chiến dịch” được hướng theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII… Chẳng hạn như, thực hiện chiến dịch chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội XIII, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong nước đã đồng loạt tán phát các bài viết có nội dung xuyên tạc cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời, kêu gọi sửa đổi “toàn diện” văn kiện, đường lối chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò “độc tôn” của Đảng; thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng nền kinh tế đa sở hữu bắt đầu từ năm 2021. Có thể thấy rõ ý đồ này qua các bài viết: “Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII”, “Việt Nam: Liệu Đại hội Đảng XIII sẽ có khác biệt?”, “Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho Việt Nam”, “Góp ý chuẩn bị Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Về Đảng cầm quyền”, “Bản kiến nghị về Đại hội XIII”… Cá biệt, có bài viết, đối tượng còn đưa ra “lộ trình” cải cách thể chế ở Việt Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuyển đổi Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đảng nắm quyền thành Đảng cầm quyền, với cương lĩnh, điều lệ mới theo hướng hòa giải, hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa đất nước. Giai đoạn 2: Thực hiện cải cách hệ thống chính trị - nhà nước hiện tại thành nhà nước pháp quyền với Hiến pháp mới và thể chế chính trị dân chủ đa nguyên.
Để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc công tác nhân sự Đại hội XIII, các trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong, đài phát thanh nước ngoài đã đồng loạt tán phát hàng chục bài viết có nội dung xuyên tạc về công tác nhân sự Đại hội XIII, bịa đặt nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang hình thành “phe cánh” để “tranh giành, đấu đá quyền lực; có “lợi ích nhóm”, “thanh trừng phe phái” trong công tác nhân sự; thậm chí chúng còn xuyên tạc rằng vấn đề nhân sự Đại hội Đảng XIII bị một số thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ đạo. 
Đó là các bài viết: “Những ai sẽ vào tứ trụ tại Đại hội Đảng 2021”, “Chân dung anh hùng - đại biểu Quốc hội; “Trao đổi về Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Thế lực thù địch ngay trong lòng Đảng”, “Trước thềm Đại hội Đảng, tổ chức lại sanh chuyện”, “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam sau 2 năm nữa?”, “Tín hiệu định hướng cho tứ trụ/tam trụ”…
Thứ ba, các “chiến dịch tuyên truyền” được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, với nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội Đảng XIII chủ yếu được tiến hành vào thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt, ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội, các “chiến dịch” này sẽ được gia tăng về cấp độ, tính chất và quy mô, sau đó sẽ giảm dần và kết thúc khi Đại hội Đảng XIII của Đảng kết thúc. Trong khoảng thời gian này, các thế lực thù địch, phản động sẽ tập trung huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện tham gia nhằm làm gia tăng mức độ, tính chất, phạm vi tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền.
Thứ tư, các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng thường trải qua 3 giai đoạn là “giai đoạn chuẩn bị”, “giai đoạn tiến hành” và “giai đoạn kết thúc” chiến dịch. Trong giai đoạn chuẩn bị, các đối tượng thường tìm cách thu thập các tin tức liên quan phục vụ cho hoạt động tuyên truyền; chuẩn bị về lực lượng, phương tiện tuyên truyền. 
Trong giai đoạn tiến hành chiến dịch tuyên truyền thường xuất hiện sự câu kết, móc nối, chuyển giao tin tức, tài liệu theo chủ đề tuyên truyền giữa các đối tượng ở trong nước với các cá nhân, tổ chức chống đối ở bên ngoài; xuất hiện hoạt động đưa tin, bài tuyên truyền chống phá theo một chủ đề thống nhất của các trung tâm, tổ chức chống Việt Nam ở bên ngoài; các hoạt động tuyên truyền được tiến hành đồng loạt, rầm rộ trên một phạm vi rộng với nhiều hình thức ở cả trong và ngoài nước. 
Ở giai đoạn kết thúc “chiến dịch tuyên truyền”, hoạt động tuyên truyền của đối phương giảm dần và có sự chuyển hướng trong các hoạt động tuyên truyền chống Việt Nam sang những chủ đề, nội dung khác.
Thứ năm, mục đích trực tiếp của các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội XIII của Đảng là nhằm phá hoại công tác chuẩn bị Đại hội, phá hoại công tác nhân sự; phá hoại các dự thảo văn kiện; gây mâu thuẫn, chia rẽ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước và chế độ; làm cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII không diễn ra theo kế hoạch hoặc không đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra. 
Bên cạnh đó, chúng còn hướng tới những mục tiêu khác như: Xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; gây nhiễu loạn thông tin; gây mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ; kích động các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá Đại hội Đảng XIII của các thế lực thù địch thời gian qua không chỉ tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, gây ra những hoài nghi, hoang mang, mất niềm tin trong một bộ phận quần chúng, cán bộ, đảng viên mà còn tác động, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự và quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Từ nay đến khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị, bất mãn sẽ càng đẩy mạnh thực hiện các “chiến dịch tuyên truyền” chống phá. Đặc biệt, chúng sẽ triệt để khai thác các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích trên không gian mạng để tán phát “đơn thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “bản lên tiếng”, “đơn tố cáo”, qua đó gây áp lực hoặc hạ uy tín, tạo luồng dư luận xấu về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu tranh, ngăn chặn các “chiến dịch tuyên truyền” này.

Đấu tranh với thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh


Đấu tranh với thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh


Bôi nhọ uy tín, hình ảnh lãnh tụ và phủ nhận vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là mục tiêu chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Đặc biệt, khi cả nước kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đối tượng lại ráo riết, đẩy mạnh các chiến dịch “xóa thần tượng” thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài, Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 1987 tại kỳ họp lần thứ 24. Ở Người có sự hội tụ và phát huy đến mức cao nhất, hoàn mỹ nhất tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, kết hợp phương Ðông và phương Tây, cổ và kim, trí dũng và nhân văn, vĩ đại và giản dị, khiêm nhường.
Chính vì thế, để chống phá cách mạng Việt Nam, ngăn chặn tiến trình đi lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để bôi nhọ danh dự, hình tượng Hồ Chí Minh, phá hoại phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng cách ngụy tạo chứng cứ và xuyên tạc bóp méo tài liệu lịch sử về Bác Hồ để lừa mị nhân dân, đổi trắng thay đen hòng làm mất đi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhân dân ta.
Để thực hiện mưu đồ trên, các đối tượng thường tập trung khoét sâu vào các vấn đề nhân thân, lai lịch, đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiểu dựa trên những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc, hình ảnh đã photoshop hoặc cắt xén để nhào nặn ra những tác phẩm sai trái có liên quan đến con người, thân thế và sự nghiệp của Người.
Thủ đoạn của các đối tượng là “tạo sóng ngầm trong bể” khi tung tin cho rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Trung Quốc và con người bằng xương, bằng thịt được cả dân tộc Việt Nam tôn kính là một người Đài Loan-Trung Quốc. Việc gán ghép, quy chụp cho rằng Bác Hồ là người gốc Trung Quốc là thủ đoạn nham hiểm khi chúng lợi dụng tâm lý bức xúc của người dân Việt Nam trước những vấn đề lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là các hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Đông.
Bên cạnh đó, các đối tượng bịa đặt dàn dựng những vở kịch về đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các luận điệu như: Hồ Chí Minh không phải là người vĩ đại đã hy sinh cuộc đời riêng để tận hiến cho dân tộc, mà từng có vợ, con và nhiều người tình. Rồi sau đó quy kết cho rằng Hồ Chí Minh không dám thừa nhận và nhẫn tâm bỏ mặc vợ con mình. Chúng còn bịa đặt ra những câu chuyện hoang đường, trong đó Hồ Chí Minh được miêu tả như một con người tầm thường, bản năng và sống xa hoa hưởng lạc, chứ không hề giản dị thanh bạch như “cộng sản tuyên truyền”.
Chính nhờ đi theo chủ nghĩa Cộng sản và thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước nên được nhân dân tôn thờ, hình ảnh Bác đã đại diện cho sự cao đẹp của chế độ XHCN trên đất nước Việt Nam. Vậy nên muốn đánh đổ chế độ XHCN để xây dựng một chế độ thân phương Tây thì các đối tượng tìm cách bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ dần dần làm xói mòn hình tượng Người Cha già dân tộc, là bệ phóng để tấn công vào lòng tin của nhân dân vào chế độ XHCN.
Đáng chú ý, trong giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh thực hiện phong trào học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, các đối tượng chống đối, những nhà mạo danh “dân chủ” đã và đang tìm mọi lý do để phủ nhận, chối bỏ sự thật lịch sử khi cho rằng, Hồ Chí Minh không hề yêu nước thương dân, mà suốt đời chỉ tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, làm “tay sai” cho Trung Quốc, Liên Xô, từ đó quy kết, xuyên tạc Hồ Chí Minh “bán nước”. Tất cả những luận điều này chỉ có thể là sản phẩm của những kẻ vô ơn, bạc bẽo, không có liêm sỉ.
Âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam là không hề thay đổi, do đó dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch, phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá trên không gian mạng internet. Đó là các chiến dịch phá hoại nguy hiểm trên mặt trận chính trị tư tưởng. Do đó, việc nhận diện những thủ đoạn trên và đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, bôi nhọ hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh chính là nhiệm vụ chính trị xã hội góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và tiến trình đi lên CNXH tại Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay trong đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc là mỗi người dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và thẳng thắn lên án luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các đối tượng chống phá trong và ngoài nước bôi nhọ đến thanh danh, đạo đức, nhân phẩm Chủ tịch  Hồ Chí Minh.

Không làm gương cho con cháu, sao còn bẻ lái ngược đường


Không làm gương cho con cháu, sao còn bẻ lái ngược đường


Trong một số vụ việc gần đây, các đối tượng cố tình gán ghép các chữ “nhà yêu nước”, “đấu tranh vì tự do, dân chủ” để vu cáo “bị bắt vì bày tỏ lòng yêu nước”! Các thông tin này xâu chuỗi một số đối tượng phạm pháp bị bắt gần đây rồi xuyên tạc rằng đang có đợt trấn áp, bắt người “bất đồng chính kiến” trước Đại hội Đảng, từ đó suy diễn những vấn đề này có liên quan đến “đấu đá chính trị trước đại hội”...
Ngày 24-5, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” do Phạm Chí Dũng cầm đầu.
Trước đó, ngày 18-5-2020, Cơ quan ANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy.
Bị can Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, tại Nam Định; trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.
Ngày 23-5, Cơ quan ANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án.
Trước khi cơ quan ANĐT có thông tin chính thức, trên một số trang mạng ngoài nước và facebook của các đối tượng chống phá trong nước đã ngay lập tức lan truyền những thông tin thất thiệt, bóp méo bản chất sự việc. Một số đối tượng đến khu vực nhà riêng bị can, quay clip để các trang mạng nước ngoài “tường thuật trực tiếp”, phỏng vấn người nhà, người “chứng kiến” với nội dung vu cáo chính quyền, Công an “tra tấn”, “bắt người vô cớ”…
Những clip, bài viết này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây nhiễu thông tin. Các trang mạng thù địch ngoài nước giật những tít như “Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị bắt trong đợt trấn áp của Công an”, nói rằng nhà báo Thụy bất ngờ “bị trấn áp” trong hoàn cảnh nhà báo và gia đình không hay biết vì sao bị bắt. Thậm chí, những bài viết này còn đôn thêm các câu từ gây sốc cho người đọc như: “Bị tra tấn dã man”, “bị xốc nách đi mà không cần lệnh, không cần biên bản”…
Cũng như một số vụ việc gần đây, các đối tượng cố tình gán ghép các chữ “nhà yêu nước”, “đấu tranh vì tự do, dân chủ” để vu cáo “bị bắt vì bày tỏ lòng yêu nước”! Các thông tin này xâu chuỗi một số đối tượng phạm pháp bị bắt gần đây rồi xuyên tạc rằng đang có đợt trấn áp, bắt người “bất đồng chính kiến” trước Đại hội Đảng, từ đó suy diễn những vấn đề này có liên quan đến “đấu đá chính trị trước đại hội”.
Mục đích những bài viết nhằm đánh vào tâm lý người đọc, nếu không tra cứu nguồn cẩn thận, dễ bị hiểu lệch lạc thành cơ quan Công an vô cớ bắt người, không lệnh, không lý do, từ đó kích động tâm lý chống đối, nhằm vào cơ quan Đảng, chính quyền và Công an. Đây là những kiểu thông tin bóc vỏ thay ruột, biến việc làm bình thường theo tố tụng hình sự của cơ quan điều tra thành những kiểu “đàn áp”, “vây ráp”, hô hào nhân quyền, dân chủ.
Thực ra, thủ đoạn đánh lận bản chất để vu cáo nói trên là chiêu bài truyền thống của các thế lực xấu nhưng khi gắn với một đối tượng, một vụ việc cụ thể, các đối tượng lại tung hoả mù theo chiến dịch, tạo thành làn sóng gây nhiễu thông tin hết sức nguy hiểm. Chúng ta biết rằng, ngay cả những công dân trong nước nếu đọc thông tin trên mà thiếu tỉnh táo, thiếu kiểm chứng còn có thể bị dụ lạc thì người nước ngoài, nếu chỉ tiếp cận tin một chiều của các thế lực chống phá sẽ hiểu sai lệch như thế nào. Do đó, trong bối cảnh mạng internet “thế giới trong lòng bàn tay”, việc thông tin đúng, đọc đúng, hiểu đúng là vấn đề rất quan trọng.
Trong vụ việc này cần thấy rõ:
Thứ nhất, không có chuyện cơ quan ANĐT vô cớ bắt giam, không lệnh, không biên bản, kiểu hỏa mù “bắt bất chấp” như luận điệu các đối tượng tung lên. Cơ quan ANĐT đã thông tin rõ: Bị can Nguyễn Tường Thụy bị bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.
Về thủ tục tố tụng, các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án. Như vậy, không hề có việc mập mờ, bắt giữ vô cớ như các trang mạng xấu rêu rao.
Thứ hai, về bản chất vụ án, cơ quan ANĐT đã nêu rõ, việc bắt bị can để tạm giam về tội danh quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Nội dung cụ thể như thế nào còn phải qua quá trình điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, căn cứ các tài liệu thu thập được đã có đủ cơ sở để khởi tố, bắt tạm giam bị can về tội danh trên theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, với người đọc trên mạng internet, ông Nguyễn Tường Thụy không phải là một cái tên xa lạ gì. Ông Thụy cùng những đối tượng như Phạm Thành, Trần Đức Thạch vốn là “người quen” trên các trang viết chống phá Nhà nước, nhân dân. Ông Nguyễn Tường Thụy tham gia vào tổ chức tự xưng là Hội Nhà báo Độc lập và giữ chức Phó Chủ tịch của hội này. Một số bài viết trên trang mạng chống phá đã liệt kê những người này để quy rằng “Có một vài điểm chung của 3 nhà yêu nước, các ông đều sinh năm 1952”, từ đó nại lý do “yêu nước” nên “hành động theo bản năng”.
Nhiều bài còn cổ suý với những câu từ xuyên tạc, xảo trá như: “Chính họ là những người hiểu hơn ai hết về chế độ cộng sản. Họ biết rõ ngày nào đất nước còn bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản thì người dân sẽ không bao giờ được hưởng các quyền căn bản của con người, và chủ quyền đất nước sẽ bị lâm nguy. Chính vì vậy mà họ đã hành động”…
Trên mạng, ông Thụy tung ra các bài viết, các luận điệu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, câu kết với các tổ chức chống phá bên ngoài, gây bất ổn cho xã hội. Trước đây, ông từng tự ứng cử tham gia đại biểu Quốc hội, tuy nhiên lai lịch của ông thì nhân dân địa phương không lạ.
Chính quyền địa phương nơi cư trú trước đây (xã Vĩnh Quỳnh) nhận xét vào lý lịch như sau:“UBND xã Vĩnh Quỳnh xác nhận: ông Nguyễn Tường Thụy có hộ khẩu thường trú tại xã Vĩnh Quỳnh. Trong thời gian sinh sống tại xã không tham gia sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã. Bản thân ông Nguyễn Tường Thụy năm 2012 đã 2 lần bị Công an quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mức phạt cảnh cáo, đồng thời có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Thứ tư, với ông Nguyễn Tường Thụy, ở cái tuổi ông bà, chứng kiến những người cùng trang lứa cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc, cho dân tộc này giữ được độc lập, hoà bình, lẽ ra hơn ai hết, ông phải là người hiểu phải làm gì cho phải đạo. Mới đây, tại lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người xem buổi truyền hình trực tiếp thực sự xúc động trước phát biểu của ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên cận vệ Bác Hồ.
Ông Đoàn sinh năm 1947, hơn ông Thụy 5 tuổi. Ông Đoàn  chia sẻ: “Những tháng năm cùng đồng đội được phục vụ, bảo vệ Bác Hồ, cũng là ngần ấy thời gian với những kỷ niệm thiêng liêng của tôi về Người, là những trang đẹp nhất, may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi… Hơn nữa, là một trong số ít người may mắn được lựa chọn vào làm cảnh vệ cho Bác Hồ, tôi luôn tự nhủ mình phải không ngừng rèn luyện, xứng đáng với sự tin cậy của cấp trên, xứng đáng với Bác và xứng đáng với truyền thống của những người con cố đô nghìn năm văn hiến”.
Cùng một thế hệ như ông Đoàn, cũng ở mảnh đất kinh kỳ, trải qua những năm tháng gian nan thử thách của đất nước do chiến tranh, rồi thời kỳ bao cấp đói khổ, vậy mà ông Thụy lại tự chuyển hoá, rẽ ngược lối, ngược đường, chống lại sự nghiệp phát triển đất nước, chống lại chính những tâm huyết của những người từng đồng cam cộng khổ.
Chớ nên nguỵ biện, ông Thuỵ hay những người có tư tưởng, hành động như ông cần phải lấy gương ở chính cuộc sống, chính thực tiễn mà những lời tâm huyết trên của ông Nguyễn Văn Đoàn là minh chứng sống động

TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI VÀO KỶ LUẬT NGHIÊM MINH CỦA ĐẢNG


          Chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo, tin tưởng vào sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội. Những hình thức kỷ luật cũng như các bản án nghiêm khắc, nhân văn không làm quân đội yếu đi, mà ngược lại sẽ giúp quân đội trưởng thành, phát triển hơn. Điều quan trọng là mỗi cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị trong quân đội phải luôn đoàn kết thống nhất, chủ động rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, trở thành tấm gương mẫu mực để cả cộng đồng tin tưởng, yêu thương và học tập, để ngăn chặn hiệu quả sự lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Tại Hội nghị Quân ủy Trung ương phiên họp cuối năm 2017, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương, đã phát biểu: “Phải đặc biệt giữ gìn, phát huy hình ảnh, uy tín của quân đội, giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội. Muốn vậy, kỷ luật, kỷ cương phải nghiêm, quân đội phải làm gương cho các nơi khác”. Các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nắm bắt tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ để tránh hiện tượng dao động, nghi ngờ, a dua, thiếu tin tưởng, mắc mưu kẻ xấu, ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của bộ đội. Cần thực hiện tốt những quy định về kỷ luật của quân đội, là kỷ luật tự giác, nghiêm minh; chú trọng mối quan hệ chặt chẽ giữa dân chủ và kỷ luật, cá nhân và tập thể, tự phê bình và phê bình; phát huy cao nhất tính nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp; kiên quyết không để xảy ra sai phạm, nếu có sai phạm thì phải kịp thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch.

TỰ HÀO DÂN TỘC VIỆT NAM



         Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM


Tinh thần cố kết cộng đồng, cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

NHÂN NGHĨA TRONG VĂN HÓA VIỆT

        Đây là những nét hết sức đặc sắc trong văn hóa Việt Nam. Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Lòng yêu thương, độ lượng, sống có nghĩa tình với con người là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ “tình” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù ... Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. 

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG HỒ CHÍ MINH

Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”…

KHÔNG ĐỂ ĐỊCH LỢI DỤNG

        Ngày 28-3-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen ngợi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó viết: “Là lực lượng nòng cốt, tuyến đầu, các đồng chí không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm để hoàn thành sứ mệnh cao cả, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, và nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội với những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm ăn vội trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã tô thắm truyền thống cao đẹp của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Những hành động và đóng góp nổi bật của toàn lực lượng Quân đội được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, xứng đáng là điểm tựa tinh thần của quần chúng nhân dân, là chỗ dựa vững chắc của đồng bào, đồng chí cả nước trong công cuộc phòng, chống và quyết tâm đẩy lùi, chiến thắng đại dịch Covid-19”. Thế mà các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã lợi dụng việc một vài cán bộ quân đội có sai sót trong quá trình tham gia phòng, chống dịch để vu cáo, bôi nhọ danh dự quân đội, phủ nhận sự đóng góp tích cực, hiệu quả của quân đội trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất, quan trọng này. Trên thực tế quân đội cũng đã kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh với vi phạm của một vài cán bộ đó, được dư luận chung đánh giá cao, thêm tin tưởng, yêu quý  quân đội, đồng thời bày tỏ sự bất bình, phê phán thái độ, hành động cực đoan với dụng ý không tốt của những kẻ xấu. 

THỰC HÀNH NÊU GƯƠNG ĐỂCHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”
TRONG NỘI BỘ VÀ PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (gọi tắt là Quy định số 08) đang từng bước đi vào cuộc sống. Chúng ta đều biết, phẩm chất nêu gương của cán bộ, đảng viên không phải là sự hô hào chung chung mà được thể hiện thông qua suy nghĩ, việc làm cụ thể, có tác động đến tập thể, tổ chức đảng, cộng đồng và xã hội. Đứng trước những cám dỗ, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, nhất là quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, mỗi cán bộ, đảng viên phải có hành vi ứng xử đúng mực, đúng quy định. Bài học từ những vụ án kinh tế lớn bị đưa ra xét xử và những sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ở một số địa phương trên cả nước vừa qua cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến sai phạm đều có dấu hiệu đồng lõa, bao che, thiếu trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Những trường hợp địa phương bị doanh nghiệp thao túng, lấn chiếm, sử dụng đất công sai quy định, sản xuất kinh doanh trái pháp luật nhưng không bị xử lý hoặc xử lý không đến nơi đến chốn… đều xuất phát từ sự buông lỏng quản lý, bao che của một bộ phận cán bộ ở địa phương. Nhiều vụ việc sai phạm, khiếu kiện kéo dài ở cơ sở, khi cơ quan chức năng của Trung ương vào kiểm tra, xử lý, kết luận đã cho thấy rõ hơn vấn đề này. Nguyên nhân của thực trạng này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII: “… Do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.
Đi từ căn nguyên của vấn đề, chúng ta thấy tất cả đều bắt nguồn từ các mối quan hệ “với động cơ không trong sáng” giữa cán bộ, đảng viên với doanh nghiệp hoặc cá nhân, tổ chức có ý đồ làm trái. Bắt đầu là những lời mời, những món quà tặng kiểu “tình cảm”, tiếp đến là đút lót, hối lộ, là “lợi ích nhóm”… và con đường tất yếu sẽ dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ rõ biểu hiện của sự suy thoái này là: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực...”. Trả lời phỏng vấn báo chí đầu năm mới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã nhấn mạnh về tính hiệu quả và thực chất của các chương trình hành động trong năm 2019, nhằm thực hiện thắng lợi phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” của Chính phủ. Rõ ràng, để hiện thực hóa các chủ trương, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đòi hỏi phải có sự chuyển động thực chất từ cơ sở. Trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành, các địa phương phải được đặt lên hàng đầu, nhằm tạo sự chuyển biến thực chất. Muốn vậy, hành động nêu gương phải đi vào thực chất, cụ thể, không nói chung chung, không làm qua loa, đại khái. Những hiện tượng, cảm ơn, tặng quà, biếu xén...đây là cách tiếp cận để tạo dựng, củng cố các mối quan hệ “vì động cơ không trong sáng” nhằm “chạy” dự án hoặc tìm kiếm sự ưu tiên, ưu đãi khác trong quan hệ kinh tế. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII trong mục “Cơ chế, chính sách” để thực hiện các nhóm giải pháp chống suy thoái phẩm chất đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã quy định rất cụ thể đối với cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng: “Khắc phục ngay tình trạng ăn uống, chè chén, "liên hoan", "gặp mặt" không lành mạnh, với động cơ không trong sáng…”. Điều 3 của Quy định số 08 cũng đã quy định rất cụ thể những biểu hiện cần phải kiên quyết chống, đó là: “Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi… Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi…”. Từ Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đến Quy định số 08 cho thấy, Đảng ta đã “bắt đúng bệnh”, “kê đúng thuốc” đối với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và liên quan đến kinh tế theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tính nêu gương của cán bộ, đảng viên không còn là giáo dục, vận động, mà là yêu cầu bắt buộc. Chỉ có như vậy mới ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái có hiệu quả. Để có sự nêu gương thực chất, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn trau dồi văn hóa ứng xử. Trong các mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ về kinh tế và liên quan đến lợi ích kinh tế là quan hệ nhạy cảm nhất, dễ bị lợi dụng và dễ sa ngã nhất. Ranh giới giữa mối quan hệ “tình cảm” với “động cơ không trong sáng” là rất mong manh. Trách nhiệm và bổn phận nêu gương của cán bộ, đảng viên là phải có tâm và dũng khí để xác định, phân biệt được lằn ranh mong manh ấy. Trong thực tiễn cuộc sống, nó đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có hành vi ứng xử theo những chuẩn mực văn hóa của cán bộ, đảng viên trên cơ sở nhận thức và quán triệt sâu sắc những nội dung trong các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

CẦN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP NHƯ "YÊU CHO ROI CHO VỌT", THÓI QUEN BAO BỌC HƠN MỨC CẦN THIẾT

Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày trước Quốc hội khi nhấn mạnh các điểm mà Chính phủ, Thủ tướng đã và đang chỉ đạo Bộ LĐ,TB&XH cùng các cơ quan liên quan chú ý khi thực hiện công tác trẻ em 👶👧👦.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tập trung vào những tác động mặt trái của công nghệ, của hội nhập (internet, phim ảnh, du lịch…) để có giải pháp bảo vệ trẻ em phù hợp.
Chúng ta nhận thức rõ những tập tục, thói quen không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại cần từng bước điều chỉnh nhưng cũng hết sức tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã làm lên những giá trị văn hóa, nhân văn được thế giới trân trọng, ngưỡng mộ, trong đó có truyền thống hiếu thảo trong gia đình, các thế hệ yêu thương, chăm lo đùm bọc lẫn nhau 👨‍👩‍👧‍👦.
 Bên cạnh yêu cầu điều tra, xét xử để trừng trị những người vi phạm pháp luật về trẻ em, bảo vệ nạn nhân, chúng ta cần có nhiều giải pháp đồng bộ để một mặt giảm thực chất các hành vi vi phạm, xâm hại trẻ em; nâng tỷ lệ vụ việc vi phạm được tố giác, xử lý.
Chính phủ sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan hành chính, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm sát, tòa án để mảng công tác này tiếp tục có những tiến bộ thực chất.
Theo Phó Thủ tướng, những vụ việc trẻ em bị xâm hại, nhất là xâm hại tình dục, bởi người thân, bởi thầy giáo hay người ruột thịt là rất đáng lên án, và phải xử lý nghiêm khắc nhưng cũng chỉ là rất cá biệt, không làm thay đổi được hình ảnh tốt đẹp của người thầy hay giá trị của gia đình Việt Nam

"BÃO" SẮP NỔI LÊN, XUNG ĐỘT LAN RỘNG


Bức tranh kinh tế và chính trị toàn cầu đang chứng kiến những thay đổi đáng chú ý, khi tình hình dịch bệnh ngày càng khiến các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tìm cách 'giãn cách xã hội' với Trung Quốc.
Bộ Giao thông Mỹ ngày 23-5 (giờ Việt Nam) cáo buộc Trung Quốc cản trở nhu cầu nối lại đường bay của hai hãng hàng không Mỹ, đồng thời yêu cầu bốn hãng hàng không Trung Quốc tới hạn chót 27-5 phải nộp lịch trình và các thông tin liên quan.
Đây là diễn biến mới nhất trong số rất nhiều khía cạnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung thời gian qua.
Xung đột lan rộng
Hồi đầu tháng 5, ông Trump tuyên bố tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nay lùi xuống sau COVID-19, đồng thời đe dọa áp thêm các loại thuế mới đối với Bắc Kinh để trả đũa cho đại dịch hiện nay.
Căng thẳng Mỹ - Trung từ thương mại và an ninh đã lan ra các lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Hôm 23-5, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã rớt 5,6% - đánh dấu mốc thấp nhất trong 1 ngày giao dịch của chứng khoán Hong Kong trong gần 5 năm qua. Nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà đầu tư phản ứng sau khi Bắc Kinh công bố dự thảo quyết định luật an ninh quốc gia mới dành cho đặc khu này.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng lên tiếng phản đối dự thảo trên của Bắc Kinh. Washington đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh sẽ xóa bỏ các ưu đãi dành cho Hong Kong nếu tính tự trị của nơi này mất đi.
Trong động thái mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể ngăn doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư Mỹ, trừ khi những công ty này tuân thủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán của Mỹ.
Dù dự luật này có thể áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp ngoại nào muốn gia nhập thị trường tài chính của Mỹ, các nhà làm luật của Washington đã khẳng định đây là động thái nhắm vào Bắc Kinh. Cổ phiếu được niêm yết tại Mỹ của "người khổng lồ" công nghệ Alibaba của Trung Quốc đã giảm hơn 2% vì thông tin trên.
Ở "đấu trường" công nghệ, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung hiện đang xoay quanh mạng không dây 5G với Tập đoàn công nghệ Huawei rơi vào tâm điểm. Phía Mỹ đã liên tục áp đặt nhiều giới hạn với hãng công nghệ này vì lý do an ninh quốc gia.
Hôm 15-5, Bộ Thương mại Mỹ công bố tất cả các nhà sản xuất chip nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải đăng ký giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei.
Quỹ Hinrich Foundation nhận định ngành công nghiệp vật liệu bán dẫn rất quan trọng cho công nghệ của tương lai, vì thế đóng vai trò không nhỏ trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Bão" sắp nổi lên
Cái gọi là chiến tranh thương mại đã thúc đẩy Mỹ kêu gọi đồng minh suy xét về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng so với chiến tranh thương mại, có vẻ dịch COVID-19 là lúc các đồng minh của Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng, quyết đoán hơn. Anh, đồng minh đặc biệt của Mỹ, là một trong số đó.
Năm ngoái, khi Mỹ kêu gọi các đồng minh tẩy chay công nghệ 5G của Huawei, Thủ tướng Boris Johnson chỉ muốn giảm sự hiện diện của Huawei, dựa trên việc tình báo Anh khẳng định nguy cơ do thám từ thiết bị của Huawei là hoàn toàn có thể ngăn chặn.
Bản thân ông Johnson từng nhiều lần thể hiện thông điệp ủng hộ mối quan hệ Anh - Trung nồng ấm hơn. Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ thủ tướng David Cameron tạo ra "thời đại vàng son" trong quan hệ hai nước. Khi làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Quốc rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.
Tuy nhiên, có một "cơn bão" sắp nổi lên trong chính trường Anh, theo truyền thông nước này. Guardian ngày 22-5 cho biết ông Johnson đang đứng trước áp lực phe Bảo thủ trong việc phải vạch ra kế hoạch giảm sự tham gia của Huawei vào hạ tầng 5G ở Anh còn 0% vào năm 2023.
Guardian vừa qua cũng bất ngờ đăng bài xã luận mang tên "Hậu COVID-19, Anh phải tìm một số người bạn dám lên tiếng chống Trung Quốc". Tờ báo này nhìn nhận đại dịch đã thúc đẩy sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc, nhưng sức mạnh ấy lại được dùng cho những màn khoe cơ bắp.
Ví dụ sau khi dùng 2 tỉ USD "trám" cho đóng góp mà Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới, Trung Quốc gặt hái uy tín và... tăng thuế lúa mạch Úc lên 80%, xem như đáp trả việc Canberra ủng hộ một cuộc điều tra độc lập, đầy đủ hơn về thủ phạm gây ra đại dịch.
Căng thẳng Úc - Trung Quốc cũng chính là một điểm nóng đáng chú ý hậu đại dịch. Căng thẳng này vốn dĩ khiến chính trường Úc vốn lâu nay nhạy cảm với Trung Quốc, nay có thêm động lực tìm cách "thoát Trung", theo cách nói của BBC.
Chủ đề bầu cử tổng thống
Các nhà phân tích đầu tư của Ngân hàng China Renaissance hôm 21-5 cho biết trong những tháng vừa qua, các chính trị gia Mỹ đã đề xuất đẩy doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ với nhiều tiêu chí khác nhau, cũng như giới hạn công ty Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc.
"Chúng tôi dự đoán cuộc tranh luận này sẽ nằm trong những chủ đề chính của cuộc bầu cử tổng thống 2020" - các chuyên gia cho biết




Cảnh giác và tích cực đấu tranh với những hành vi bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Đại hội Đảng là dịp để lựa chọn, sàng lọc củng cố đội ngũ cán bộ. Không sợ thiếu cán bộ, bởi không thiếu cán bộ tâm huyết với Đảng, trách nhiệm với nhân dân, với đất nước. Không sợ mất uy tín, chỉ khi không làm, không xử lý cán bộ vi phạm mới tự đánh mất uy tín của mình”. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng đã thực hiện nghiêm quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm,… đã căn cứ sát tiêu chuẩn, điều kiện (cơ cấu, số lượng, độ tuổi, tín nhiệm,…) theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, một số trang mạng nước ngoài và lực lượng phản dộng, thù địch đang tung tin thất thiệt về nhiều vấn đề của công tác cán bộ, đặc biệt cái gọi là dự đoán nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Chúng khẳng định, trong tay nhiều tổ chức nghiên cứu A, B, C… có danh sách đề cử nhân sự chủ chốt của Đại hội. Vấn đề bầu bán chỉ là hình thức! Và rằng, những người có tên trong bản danh sách này sẽ định hướng toàn bộ tương lai của thể chế chính trị Việt Nam. Chiêu bài nham hiểm của các thế lực thù địch là tung ra dư luận mâu thuẫn phe phái trong Đảng ta một cách trắng trợn hòng hạ thấp ý nghĩa của Đại hội. Do vậy, trước thềm Đại hội, chúng ta cần nhận thức rõ âm mưu này, phải tuyệt đối đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, chủ động phát hiện sớm và kịp thời xử lý các tình huống nảy sinh, bảo đảm cho sự thành công Đại hội.




Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội
để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Hiện nay, internet ngày càng phát triển và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Bên cạnh những lợi ích mà internet mang lại, đây cũng là môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động chống phá Việt Nam. Các thế lực thù địch đã triệt để lợi các tính năng của mạng xã hội để thông tin tuyên truyền sai trái, thù địch nhằm vào các tầng lớp xã hội. Trong đó, thanh niên, học sinh, sinh viên là những mục tiêu được chúng ưu tiên lựa chọn để tác động. Về hình thức, chúng thành lập các nhóm, hội, fanpage… làm cơ quan ngôn luận, công khai hóa tổ chức, vận động người dân, dụ dỗ các đối tượng bị phạt tù chính trị, các nhà báo, nhà văn, đảng viên thoái hóa biến chất, cán bộ vi phạm kỷ luật bị mất quyền lợi để viết bài tung lên mạng xã hội, phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chính trị xấu, phản động. Chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí… từ đó đổi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong công chúng, kích động gây rối, chống đối chính quyền địa phương, nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý người đọc. Khi các thiết bị công nghệ, nhất là điện thoại thông minh có chức năng kết nối 3G, 4G, wifi trở thành “vật bất ly thân” của mỗi người, những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, từ đó lôi kéo, hướng dư luận theo quan điểm sai trái, thù địch. Hành vi xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các đối tượng này đã lập và sử dụng hàng ngàn website, blog, diễn đàn trực tuyến… để thực hiện việc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình trên không gian mạng; sử dụng Internet để công khai bày tỏ quan điểm đối lập, đòi đa nguyên, đa đảng, từ đó lôi kéo, phát triển lực lượng và hoạt động chống phá; lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng để kích động biểu tình, gây bất ổn về an ninh, trật tự, tìm thời cơ tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam... Một trong những phương thức mà các đối tượng gia tăng hoạt động chống phá trên mạng internet trong thời gian gần đây là xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Bằng các bài viết xuyên tạc, đả kích, âm mưu của chúng nhằm phá hoại nội bộ hòng gây chia rẽ trong lãnh đạo cấp cao, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi và làm suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế độ. Các đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài viết, video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn. Để ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong đấu tranh, phản bác lại các thông tin, quan điểm sai trái; Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý việc đăng tải các thông tin trên các Blog, Facebook cá nhân; kịp thời ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng mạng để tung tin thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích Quốc gia, danh dự, uy tín cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần tỉnh táo, cẩn trọng, có sự chọn lọc kỹ lưỡng khi tiếp nhận những thông tin, tuyệt đối không nghe, không tin, không bàn luận, không chia sẻ các thông tin xấu độc, bịa đặt./.



KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO!

Chương trình "ĐỐI DIỆN" phát trên VTV1 tối 27/5/2020 đã bóc trần bộ mặt thật của cái gọi là CÁCH MẠNG MẦU diễn ra thời gian qua. Đất nước Syria, Lybia, Iraq, Yamen khi chưa được Mỹ và phương Tây ban cho "dân chủ nhân quyền" vốn là những nước giàu có và thái bình thịnh trị. Mỹ và phương Tây đã mang nhân quyền đến cho nhân dân các nước này, có sự trợ giúp của những kẻ "đấu tranh chống độc tài" ở trong nước làm nội gián. Đáng buồn là một bộ phận nhân dân Syria, Lybia, Iraq, Yamen đã tin chúng và theo chúng để "xoá độc tài". Lần lượt Gaddafi của Lybia và Saddam Hunsen bị giết không thương tiếc; Ali Abdullah Saleh, Tổng thống Yamen bị lật đổ và sau đó bị bắn chết năm 2017; chỉ khi Nga can thiệp thì Tổng thống Assad và Chính phủ Syria mới trụ vững, không bị Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ và phương Tây lật đổ. Hoa Kỳ và phương Tây tự cho mình cái quyền can thiệp vào nội bộ của nước khác; biến các quốc gia thanh bình nhưng không theo trật tự của họ thành những đất nước sặc mùi thuốc súng và tanh tưởi máu tươi của người dân vô tội.

Phong trào mang tên gọi mỹ miều là “mùa xuân Ảrập” đã không hề đem lại chồi non, lộc biếc mà nó chỉ dẫn tới một loạt các cuộc nội chiến, tiếp theo đó là sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) - một trong những lực lượng khủng bố lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Các thế lực phương Tây đã sử dụng truyền thông để kích động làn sóng biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm nhằm tạo dựng chính quyền mới thân phương Tây. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu phương Tây ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhiều nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là những "nhà độc tài" đã bị lật đổ, để rồi nhiều nhóm quyền lực mới còn độc tài và cực đoan hơn đã nổi lên, sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành quyền lực. Nhiều người dân Ả Rập tỏ ra hối tiếc và muốn mọi thứ trở lại giai đoạn “tiền mùa Xuân”, giai đoạn với chính quyền dẫn dắt bởi những "bàn tay sắt" để có thể gìn giữ được ổn định và trật tự. Có điều là tất cả đã quá muộn màng; những Gaddafi, Saddam hay Ali Abdullah Saleh đã không thể sống lại và đất nước Syria, Lybia, Yamen và cả Iraq không còn nguyên vẹn như xưa. Hàng triệu người chết, và ly tán, đất nước giàu mạnh bỏng nhiên trở thành đóng hoang tàn vì khói lửa chiến tranh. Đắng lòng, thắt ruột!

Tiên trách kỷ hậu trách nhân, người Á đông chúng ta hay nói thế, có trách hãy trách một bộ phận nhân dân các nước trên đã quá ngây thơ khi tin rằng người Mỹ và phương Tây sẽ mang đến cho họ cuộc sống sung sướng, tự do, dân chủ và đầy tình hữu ái; họ đã lầm khi theo giặc để xâu xé đất nước bằng những nhát chém ngang lưng đầy bạo tàn. Giờ đây, khi đất nước hoang tàn và chia rẽ thì những kẻ cầm đầu, thân Mỹ và phương Tây đã cao chạy xa bay đến với vùng đất an toàn, sống sung sướng vì được Mỹ trả công thì nhân dân các nước Syria, Lybia, Yamen…đang được hít thở bầu trời nhân quyền đầy hắc ám. Nói thế để hiểu rằng chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ từng nói sẽ mãi mãi là chân lý bất diệt dù trải qua bất kỳ thực tế khách quan nào đi chăng nữa.

Việt Nam ta dù vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tham nhũng, hối lộ, cửa quyền; song đó cũng chỉ là thiểu số; về cơ bản đất nước ta đã trở mình để vươn ra biển lớn. Giá trị của hòa bình, độc lập thật đáng trân quý biết bao vì nó được đánh đổi bằng cả non xương, bể máu của các thế hệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nhìn gương của các nước Trung Đông, Bắc Phi để mở to đôi mắt mà nhìn, mà ngẫm, mà thêm yêu quý dân tộc này. Nên nhớ là miếng pho mát chỉ nằm trong bẫy chuột, chúng ta đừng hy vọng quá nhiều vào ngoại bang; ta chỉ hợp tác với họ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau chứ không bao giờ lệ thuộc bất kỳ nước nào vì suy cho cùng thì chỉ lợi ích quốc gia mới là thứ bất biến. Đừng tin đám loạn thần tặc tử trong nước và đám vong quốc nô ở hải ngoại. Hãy nhìn gương Syria, Lybia, Yamen, Iraq./.