Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân



Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng rêu rao rằng: Ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên không phải như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, coi tự do, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân sẽ và đang tồn tại trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn dân tộc. Đảng ta ngay từ khi mới thành lập đã xác định đường lối tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, chính sách “Tín ngưỡng, tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, đường lối đại đoàn kết toàn dân, tự do tín ngưỡng đã động viên hàng chục vạn tín đồ các tôn giáo tham gia cuộc đấu tranh giành và bảo vệ đất nước, đã có hàng vạn bộ đội thanh niên xung phong; hàng ngàn liệt sỹ, thương binh, hàng trăm bà mẹ Việt nam anh hùng là tín đồ các tôn giáo. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đảng ta đã quan tâm đến công tác tôn giáo. Năm 1990 BCT khóa VI đã ra nghị quyết 24 về công tác tôn giáo. Các Đại hội VII, VIII tiếp tục khẳng định quan điểm đó. Năm 1998, BCT ban hành chỉ thị 37CT/TW về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” . Trong thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục thực hiện quan điểm đó bằng NQTW7, khóa IX, với 5 quan điểm cơ bản. Từ quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo. Hướng dẫn giúp đỡ các tôn giáo xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó với dân tộc và chế độ XHCN, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Điều đó, được ghi nhận trong hiến pháp đầu tiên năm 1946. Trong Điều 10 quy định “Công dân Việt Nam có quyền…tự do tín ngưỡng”; Hiến pháp năm 1959, Điều 26 quy định “Công dân nước Việt Nam DCCH có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”; Hiến pháp 1980, Điều 68 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”; Hiến pháp năm 1992, Điều 70 “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”; Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, Điều 1 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”; hiến pháp năm 2013, xác định “tôn giáo là quyền con người”
Việc thực hiện chính sách tôn giáo đã giúp các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật. Tín đồ được tham dự các tôn giáo một cách đều đặn, thuận lợi. Các nơi thờ tự được sửa chữa, xây mới, và xuất bản ấn phẩm tôn giáo luôn được trú trọng (hiện  nay có 21.000/28.000 cơ sở chiếm 80% được sửa chữa, trong đó có 1/3 được trùng tu sửa chữa ở quy mô lớn, hớn 2000 cơ sở được xây mới). Chức sắc nhà tu hành được đào tạo ở trong nước và ở cả nước ngoài, được phong chức và bổ nhiệm số lượng ngày càng tăng (hiện nay có 87 ngìn chức sắc, 250 ngìn chức việc). Kinh sách tôn giáo được xuất bản, đáp ứng nhu cầu hành đạo của tín đồ (hiện nay có khoảng trên 1000 đầu sách; có 15 tờ báo, tạp chí về tôn giáo.
Từ những thành tựu trên có thể khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình, đảm bảo cho nhân dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Bình đẳng giới đã được thực hiện rất tốt ở Việt Nam



 Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã chỉ rõ: “Nam nữ bình quyền” là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam, điều này được ghi nhận trong cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930. Cương lĩnh cũng nêu rõ “giải phóng phụ nữ phải gắn với giải phóng với dân tộc và giải phóng giai cấp”. Hiến pháp 1946, Điều 9 xác định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Nghị quyết 152- NQ/TW ngày 10/01/1967 về “Một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”. Chỉ rõ “Tư tưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu sắc trong một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo. Thể hiện rõ nhất tư tưởng hẹp hòi “trọng nam, khinh nữ”, chưa tin vào khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấy hết những khó khăn trở ngại của phụ nữ…”. Chỉ thị 44-CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”. Chỉ rõ “Nhiều cấp ủy đảng và lãnh đạo các ngành buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ…; còn tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử thiếu công bằng với chị em”. Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, mục tiêu nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo điều kiện cho phong trào phụ nữ có những bước tiến mới và tăng số lượng, chất lượng cán bộ nữ trong hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội. Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thứ trung ương Đảng về “một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Chỉ rõ “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, tham gia quản lý kinh tế xã hội là yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là diều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ.”. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước (là nghị quyết ban hành sau 10 năm thực hiện chỉ thị 37). Mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”. Thông báo số 196-TB ngày 16/3/2015 về kết luận của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” tiếp tục thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt nam về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Đề án thông qua việc triển khai một số giải pháp bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và giảm khoảng cách giới trong một số lĩnh vực, ngành vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao. Văn kiện Đại hội XII của Đảng: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới. Thực hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động trẻ em…, đầu tư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người, bảo đảm tổng tỷ suất sinh thay thế, giảm dần sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh…”. Hội nghị TW6 khóa XII, đã thông qua nghị quyết 20 NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Và Nghị quyết số 21- NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó có những quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nam nữ bình quyền và giải phóng phụ nữ



Vận dụng sáng tạo các hệ tư tưởng phương Đông, phương Tây, nhất là chủ nghĩa Mác- Lê nin về phụ nữ và con đường giải phóng phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí vai trò phụ nữ từ rất sớm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đấu tranh cơ bản của sự nghiệp cách mạng. Không ai biết chính xác Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu nghĩ đến cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ từ khi nào, song những bút tích mà Người để lại cho thấy, Người viết về đề tài này từ rất sớm. Năm 1922, Người có bài viết” Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp”. Đăng trên báo Leparia: Bài báo đã bóc trần thực tế đối sử tàn bạo của chế độ thực dân đối với phụ nữ nước ta dưới vỏ bọc “văn minh”, “tự do”, “công lý”. Năm 1926, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Người viết bài Mục dành cho phụ nữ: Về sự bất công của phụ nữ. Chỉ qua vài dòng ngắn ngủi, Người đã lột tả được sự bất công về giới cao độ trong xã hội Việt Nam thời đó và kết luận bằng một lời hiệu triệu kêu gọi phụ nữ đứng lên đòi các quyền chính đáng của mình. Năm 1952, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong thời kỳ đầy khó khăn, thách thức, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, Người đã viết bài Nam nữ bình quyền, nêu rõ thực chất cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ ở Việt Nam: “nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì sao. Vì trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội… Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.
Những tư tưởng cốt lõi về bình đẳng giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở một số luận điểm sau:
Thứ nhất, phụ nữ là một nửa xã hội, muốn xây dựng CNXH phải giải phóng phụ nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với lịch sử dân tộc “Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”
Người có những luận điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược khi đặt vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong tương quan phát triển của xã hội mới, của chủ nghĩa xã hội “Nói phụ nữ là nói phần nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa”.
Thứ hai, giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và bản thân chị em phụ nữ.
Đối với Đảng, Nhà nước. Các cấp ủy đảng và chính quyền “ phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ”. Người còn nói, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy là một thiếu sót của Đảng. Nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo, quản lý, theo Người là vì “ Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai”. Người khẳng định giải phóng phụ nữ phải bằng pháp luật, chính sách, biện pháp cụ thể “Từ nay các cấp Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân của phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. Đối với chị em phụ nữ “Phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”

Điều kiện giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin



Trên cơ sở chỉ ra ba nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới, chủ nghĩa Mác- Lê nin đã xác định con đường và điều kiện để giải phóng phụ nữ. Theo C.Mác, Ph. Ănggen, con đường và điều kiện để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên thực tế- đó là con đường cách mạng xã hội, nhằm xóa bỏ nguồn gốc kinh tế, mà từ đó đẻ ra mọi sự bất bình đẳng giới, bao gồm cả bất bình đẳng giữa nam và nữ, trong đó chế độ sở hữu tư nhân phải được thay thế bằng sở hữu xã hội; phải đưa phụ nữ tham gia ngày càng nhiều công việc xã hội. Ph. Ănggen nhấn mạnh: “…điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa”. Đồng thời cần phải tổ chức lại cách phân công lao động xã hội và gia đình theo hướng giảm nhẹ gánh nặng gia đình cho phụ nữ bằng cách xã hội hóa một phần công việc gia đình. Luật pháp hóa mục tiêu bình đẳng nam, nữ, bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa hai giới. Khẳng định điều này Ph.Ănggen viết: “…đặc tính của sự thống trị của người chồng đối với người vợ trong gia đình hiện đại, và sự tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên, cũng như phương thức xác lập sự bình đẳng ấy, chỉ bộc lộ ra hoàn toàn rõ ràng một khi mà cả vợ lẫn chồng đều hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật”. Kế thừa tư tưởng C.Mác, Ph. Ănggen, VL.Lê nin, rất quan tâm đến địa vị vai trò người phụ nữ “ Địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý là cái tiêu biểu nhất cho trình độ văn minh”. Theo Lê nin, để xóa bỏ vĩnh viễn tình trạng bất bình đẳng, cần sự nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội nhưng trước hết và quyết định nhất là sự nỗ lực của chính bản thân phụ nữ. Lê nin xác định: “Việc giải phóng phụ nữ lao động…phải là việc của bản thân phụ nữ lao động”. Và nội dung đầu tiên phải thực hiện là “Muốn để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thật sự bình đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung. Như thế phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới”. Lê nin xác định biện pháp để giải phóng phụ nữ là: Mau chóng xóa bỏ khoảng cách giữa “bình đẳng về mặt pháp luật” và “bình đẳng trong thực tế đời sống”.
Thực tế ở Nhà nước Xô viết, ông xác định biện pháp: “phải làm sao cho phụ nữ công nhân ngày càng tham gia nhiều hơn nữa vào việc quản lý các xí nghiệp công cộng, vào việc quản lý nhà nước”. Với việc này Lênin hoàn toàn tin tưởng rằng “…Phụ nữ sẽ học tập nhanh chóng và đuổi kịp được nam giới”.
Như vậy, cái cốt lõi nhất, để thực hiện bình đẳng giới, Chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng, phải để phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế (được pháp luật công nhận) thì mới thực hiện được quyền bình đẳng nam nữ.
Toàn bộ những quan điểm trên về phụ nữ, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam- nữ được xây dựng trên cơ sở triết học Mácxít. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học, đồng thời là cơ sở lý luận để phát triển khoa học, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ ra nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới



Trước Chủ nghĩa Mác Lê nin, đã có nhiều quan niệm nói về nguồn gốc, nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới nhưng chưa có quan điểm nào phản ánh đúng bản chất nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới và từ đó chưa tìm ra được con đường để đấu tranh, giải phóng phụ nữ, thoát khỏi sự bất bình đẳng giới giữa phụ nữ với nam giới. Chủ nghĩa Mác - Lê nin với thế giới quan và phương pháp luận biện chứng khoa học đã chỉ ra rõ nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới và con đường đấu tranh xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa nam và nữ.
Theo Chủ nghĩa Mác - Lê nin có ba nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới: Nguồn gốc thứ nhất: Là sự bất bình đẳng về kinh tế. Theo Ph. Ăng ghen “tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế”. Xã hội loài người từ khi phân chia giai cấp luôn xuất hiện sự chèn ép, bóc lột, áp bức, trong đó có sự áp bức, bóc lột về kinh tế giữa đàn ông và đàn bà. Khi người đàn bà luôn có vị thế yếu thế về kinh tế sẽ dẫn đến sự yếu thế về chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội và cuối cùng họ luôn là những người yếu thế hơn đàn ông.
Nguồn gốc thứ hai: Đó là quan niệm của truyền thống văn hóa. Theo Ph.Ănggen cho rằng: “Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, thì một phần là kết quả của điều kiện kinh tế, trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh, và phần nữa là một truyền thống của thời kỳ trong đó mối liên hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ, một chồng còn chưa được người ta hiểu một cách đúng đắn, và đã bị tôn giáo thổi phồng lên”. Từ sự bất bình đẳng về kinh tế, dẫn đến vị thế chính trị, xã hội của người phụ nữ không được bằng với nam giới, Người phụ nữ luôn được coi là phái yếu, phái phụ, là đối tượng phải dựa vào nam giới. Chính quan niệm như vậy đã ngày càng đẩy người phụ nữ ít cơ hội thể hiện mình so với đàn ông và cuối cùng họ bị chính phái mạnh coi là đối tượng yếu thế
Nguồn gốc thứ ba: Do bản thân người phụ nữ với sự cam chịu, nhẫn nhục, kém hiểu biết càng làm cho sự bất bình đẳng giới trở lên trầm kha trong xã hội.
Từ sự bất nình đẳng về kinh tế, chính trị, người phụ nữ luôn coi mình là lực lượng yếu thế, cho nên họ luôn ác cảm, tự ti, cam chịu, bằng lòng với sự yếu thế, kém cỏi của mình, dẫn tới tính đấu tranh từ chính họ đã bị triệt tiêu rất nhiều.
Với ba nguồn gốc mà chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ ra cũng chính là ba mục tiêu, yêu cầu cần phải thực hiện để người phụ nữ có địa vị về kinh tế, về chính trị, văn hóa, xã hội, để từ đó người phụ nữ được bình quyền như nam giới. Chính điều đó làm cơ sở để xác định con đường, điều kiện, giải pháp để thực hiện bất bình đẳng giới, góp phần giải phóng phụ nữ.
Toàn bộ những quan điểm trên về phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam- nữ được xây dựng trên cơ sở triết học Mácxít. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học, đồng thời là cơ sở lý luận để phát triển khoa học, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

VINH QUANG TRÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19



Quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt, xung kích trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Với tinh thần cả nước “Chống dịch như chống giặc” các cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị, học viện, nhà trường… trong toàn quân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực góp sức cùng cả nước đầy lùi dịch bệnh. Nhằm tôn vinh những thành tích nổi bật và những đóng góp của các cấp, các ngành, tập thể và cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; trong đó, QĐND Việt Nam là một trong những lực lượng xung kích trong công tác này, tối 30/7/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Vinh quang trên tuyến đầu”.
Trong chương trình, đã có 30 tập thể và 70 cá nhân tiêu biểu đạt những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tôn vinh.
Qua đây, một lần nữa cho chúng ta thấy, vị trí vai trò to lớn của QĐND trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ cao quý mà Đảng, Nhà nước giao cho, “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua…..” đây là truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sỹ hãy phát huy tuyền thống tốt đẹp “Anh Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân trao tặng, thực sự là lực lượng lòng cốt trong thực hiện các nhiệm vụ.



CẢNH GIÁC VỚI THÔNG TIN THẤT THIỆT TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Thông tin giả, tin đồn thất thiệt là những thông tin, tin đồn không có thật, sai sự thật, bịa đặt, là những tin đồn chưa được lý giải, kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống, hay vấn đề mà công chúng quan tâm. Bản chất của những thông tin giả, tin đồn thất thiệt mang ý nghĩa tiêu cực, thiếu chính xác hoặc bịa đặt, được sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích xấu, gây rối, chống phá.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tiến công nhằm tác động vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm của đối tượng tiếp nhận, thông qua việc đưa ra các thông tin giả, tin đồn thất thiệt chống phá đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Trên internet, mạng xã hội và một số “diễn đàn”, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội cố tình đưa nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, đặc biệt là xuyên tạc về công tác chuẩn bị đại hội. Chúng ra sức thổi phồng, bóp méo, bịa đặt về những hạn chế, yếu kém của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phủ nhận những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới. Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; rằng việc thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ cốt cán cho Đại hội XIII là Ban Chấp hành Trung ương đã “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội XIII”…
Trong thời điểm các tổ chức đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội ở cấp mình theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị, về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, phản động càng tăng cường tung thông tin giả, tin đồn thất thiệt với những “bổn cũ soạn lại” như “các phe cánh trong Đảng đang thanh trừng lẫn nhau”, “trong Đảng không có dân chủ nên cần phải đa đảng”, xuyên tạc, bịa đặt về đời tư cá nhân, bôi nhọ thanh danh, uy tín của những cá nhân trong diện “quy hoạch nhân sự”!. Cùng với đó, chúng còn “hà hơi tiếp sức” cho những chiêu trò cũ bằng cách đưa ra những “dẫn chứng” liên quan đến một số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật và việc xử lý của chúng ta, để “phán” rằng đó là “thanh trừng nội bộ”, “phe nhóm chống đối nhau” trong các tổ chức đảng, trong Ban Chấp hành Trung ương...
Nhìn chung, những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, phản động đối với đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng “quanh đi quẩn lại” là những biểu hiện trên một số phương thức, thủ đoạn chính: 1) Viết các “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp, nhưng thực ra chúng đã “rêu rao”, đăng tải ở nhiều kênh không chính thống khác. Đây là con đường tán phát chủ yếu những thông tin giả, tin đồn thất thiệt. 2) Lấy mạng xã hội, blog, website cá nhân để tung ra những thông tin giả, tin đồn thất thiệt, tiêu cực, đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. 3) Trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài; trong đó, tập trung vào những nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc thực tế tình hình đất nước, tình hình chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. 4) Chúng triệt để sử dụng thủ đoạn “mưa dầm thấm lâu”, “lấp lửng nửa thật nửa giả” ra sức tung tin theo kiểu “nói mãi cũng thành thật”, “có ít xít ra nhiều”, “bé xé ra to”... Đặc biệt, lợi dụng tâm lý cực đoan, định kiến của một bộ phận nhân dân, nhất là giới trẻ, để tán phát lên mạng nhiều thông tin sai sự thật; bình luận, nhìn nhận vấn đề có thật một cách méo mó, theo hướng có lợi cho mưu đồ chống phá của chúng; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội để cắt ghép quy kết, quy chụp theo ý đồ. Mục đích tung tin, tuyên truyền thật giả lẫn lộn, gây nhiễu loạn thông tin của chúng là nhằm làm cho người đọc, người xem thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm dễ lầm tưởng, không nhận diện được đúng - sai.

XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM - VẪN CHIÊU BÀI CŨ


Đình kỳ mỗi năm hai lần (dịp tháng 3 và tháng 9), Bộ ngoại giao Mỹ lại tự cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở các nước trên thế giới. Nhân sự kiện này một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí luôn có những “phán xét chỉ trích”, nói đúng hơn là xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu quan trọng về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Điển hình như tổ chức Human Rights Watch (HRW) thường tự tuyên bố cái gọi là “điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm”,... (!?).
Bên cạnh những tổ chức như HRW, với những luận điệu sai sự thật, các thế lực bất mãn, hằn học, thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị được sự hậu thuẫn của phương Tây cũng thường xuyên đưa ra những đánh giá hoặc là thiếu khách quan, thông tin sai lệch, hoặc là xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Thế nhưng, cần khẳng định dù họ có áp đặt, vu khống đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của con người. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và từ thực tiễn đời sống xã hội cũng như hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Những thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là rất rõ ràng, đúng đắn. Không khó để nhận ra bộ mặt thật của những “nhà dân chủ” và quan điểm chính trị của những cá nhân này, khi mà họ thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam; đặc biệt là thêu dệt, bóp méo sự thật về dân chủ, nhân quyền nhằm mục đích chống phá chế độ, chống phá Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta.

Chúng ta học được gì từ cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ


Gần đây, những tin tức về các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới, khiến cho hàng chục người thiệt mạng. Truyền thông và người dân Ấn Độ đã thực sự phẫn nộ, các cuộc tẩy chay, đốt phá hàng Trung Quốc diễn ra khắp nơi. Chưa bao giờ tình hình giữa 2 đất nước đông dân nhất thế giới lại nóng như vậy. Nhưng nhìn lại cuộc chiến này, Ấn Độ đang chính thức tự đẩy mình vào thế thua cuộc bởi vì:
1. Thời đại hiện nay là Thời đại của chiến tranh kinh tế chứ không phải chiến tranh quân sự.
Hiện tại chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21, thời khắc có thể nói là văn minh nhất trong lịch sử nhân loại. Các cuộc chiến tranh thế giới đã thành dĩ vãng và trôi qua từ hàng chục năm trước. Hầu hết mọi đất nước đều được sống trong hòa bình và ổn định, hiếm thấy cái cảnh nước này đi xâm lược nước nọ để bành trướng chủ nghĩa thuộc địa. Thời đại này, không còn hơn thua nhau về thực lực quân sự nữa, mà phải về kinh tế. Thật vậy, hãy nhìn Triều Tiên, một đất nước thuộc top đầu về sức mạnh quân sự trên thế giới bạn sẽ hiểu cái giá phải trả cho quân sự không hề rẻ. Triều Tiên đã sử dụng khoảng 1/4 khoản thu từ các hoạt động kinh tế cho chi tiêu quốc phòng, đầu tư quá nhiều cho lĩnh vực quân sự, đặc biệt là cho phát triển hạt nhân và tên lửa. Vậy hậu quả của việc này là gì? Dĩ nhiên là đời sống người dân sẽ khó khăn, đất nước sẽ bị chậm phát triển lại. Mặc dù cơ sở hạ tầng của Triều Tiên không hề lạc hậu như báo chí phương Tây đưa tin, họ cũng có tàu điện ngầm, từ mấy chục năm trước, đường phố rộng rãi, khang trang với rất nhiều tòa nhà cao tầng hoành tráng. Nhưng GDP bình quân đầu người của Triều Tiên chỉ là 1.800 USD, quá thấp so với Hàn Quốc là 32.400 USD.
Vì vậy nếu là người dân, bạn muốn tiền thuế của mình được nhà nước sử dụng vào việc phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống hay đổ hết vào súng ống đạn dược vô tri? Ví dụ mạnh mẽ nhất về việc các nước lo lắng cho kinh tế hơn cả quân sự là về cuộc chiến thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc. Thật vậy, chỉ cần thay đổi một vài đạo luật mà tổng thống Donal Trump đã khiến nền kinh tế Trung Quốc đã có lúc rơi vào khủng hoảng, làm đất nước tỷ dân phải nhìn nhận lại sức mạnh thực sự của mình trên thương trường quốc tế. Không súng đạn, không đổ máu nhưng Donal Trump đã "đánh" Trung Quốc một "cú" đau như trời giáng.
2. Thắng thua đã được định đoạt kể cả khi chiến tranh không nổ ra.
Hiện tại bên phía Ấn Độ người dân đang biểu tình mạnh mẽ, đốt phá đồ Trung Quốc, gây sức ép lên các công ty Trung Quốc, yêu cầu họ phải rút khỏi nước này. Vậy ai mới là người thiệt hại thực sự đây ? Dĩ nhiên chính là người dân Ấn Độ. Đi biểu tình là coi như một hình thức đình công rồi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, khiến giao thông bị ách tắc, tâm lý bất an. Ngoài hậu quả trực tiếp về tiền, thì gián tiếp sẽ khiến các hoạt động đầu tư từ nước ngoài bị đổ vỡ, liệu có ai dám đầu tư vào một đất nước đang bất ổn? người dân chỉ mải đi kích động bạo lực ? Đừng quên năm 2014, ngay tại Việt Nam, những kẻ nhân danh chống phá Trung Quốc nhưng lại đốt phá các công ty đến từ... Hàn Quốc, Nhật Bản...?? Hàng nghìn tỷ đồng đã bay đi theo chúng mà không lấy lại được. Rồi 2018, lại một đám người quá khích đốt cháy các sơ sở hành chính của Bình Thuận, coi như hàng trăm tỷ đồng cũng bị chúng "hóa vàng" mất luôn. Trung Quốc chưa thấy hề hấn gì nhưng chúng ta đã thực sự thiệt hại tiền bạc vì tư duy ấu trĩ và hiếu chiến của một bộ phận người dân "yêu nước nửa mùa".
Trở lại tình hình bên Ấn Độ, khá hài hước nhưng các công ty Trung Quốc lại đang bán sang Ấn các sản phẩm như áo thun, mũ, băng rôn... với nội dung "bài trừ Trung Quốc" ?? Hành động tưởng như "phản quốc" từ các công ty Trung Quốc nhưng thực chất lại mang về lợi ích kinh tế khổng lồ. Một bên thì ngày càng suy giảm nền kinh tế, một bên lại làm giàu từ chính sự khủng hoảng đó. Thế mới biết ai là người chiến thắng ngay cả khi chiến tranh chưa bắt đầu.
3. Vị thế và cách làm của Việt Nam là đúng đắn !
Chúng ta đang bị chèn ép ở Biển Đông, đây là sự thật không thể chối cãi cho hành vi vô lý của phía Trung Quốc, nhưng đời là vậy mà bạn ? Mạnh được yếu thua, cá lớn bắt nạt cá bé thì ở đâu mà chẳng có? Ngay trong trường học, công sở mà bạn tiếp xúc hàng ngày thì chuyện này cũng xảy ra thường xuyên, đến mức chúng ta phải chấp nhận sống chung với nó. Nếu một đứa lớp 5 gây hấn với đứa lớp 1 thì bạn có khuyên đứa lớp 1 "huyết chiến" với thằng to béo cục súc kia không? Thắng bại chắc chắn đã rõ phải không nào? rồi sau khi đánh nhau đứa lớp 5 cùng lắm chỉ bị kỷ luật nhưng bạn lớp 1 thì sẽ chấn thương cả về tâm lý lẫn thể xác. Có thể sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển sau này.
Chúng ta cũng như cậu học trò lớp 1 đó vậy ! Việt Nam không nên so sánh với Trung Quốc về tiềm lực kinh tế, quân sự hay số dân. Đó là một việc vô cùng khập khiễng. Mặc dù chúng ta có một lịch sử hào hùng, nhưng sử dụng bề dầy lịch sử đó không khiến bạn có cơm ăn, áo mặc. Nó chỉ mang giá trị về tinh thần mà thôi. Nhưng chính lịch sử đã dậy cho chúng ta một bài học không thể nào quên, khi chúng ta đã vô cùng kiên cường trước sự xâm lược của Trung Quốc, cho dù chúng có đô hộ ta 1000 năm nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại cho đến ngày nay, mạnh mẽ và kiêu hùng sánh vai cả với cường quốc năm châu, nổi tiếng trên toàn thế giới. Vì vậy cho dù Trung Quốc có động thái gây hấn căng thẳng hơn nữa thì mong lớp trẻ đừng lên mạng cào phím đòi "bắn nhau" hay tẩy chay hàng tàu? Việc của các bạn không phải là cầm súng hay kích động chiến tranh kinh tế, mà hãy tập trung HỌC, chỉ có học mới khiến nước ta thoát cảnh khó khăn, thay đổi đời sống, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà thôi.
Hiện tại nền kinh tế của nước ta đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, kể cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, đây không phải là một dạng "ăn bám quốc mẫu" như lũ phản động nhận định, mà chúng ta đang "tận dụng triệt để" mọi nguồn lực để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Bằng chứng là Việt Nam sau khi "đủ lông đủ cánh" đã bắt đầu giảm lệ thuộc vào Trung Quốc bằng cách ký kết hiệp định tự do thương mại (EVFTA) với Liên minh châu Âu vào những tháng đầu năm 2020. Vì vậy việc ứng phó với Trung Quốc cứ để nhà nước lo, các bạn đừng núp sau bàn phím thể hiện khả năng thao lược quân sự và kỹ năng đối ngoại nữa. Nếu chúng ta cứ mãi "quan ngại" Trung Quốc mà không đáp trả thì cũng là việc đúng đắn nên làm. Và khi hiểu chuyện hơn, các bạn sẽ tự biết rằng: Đối ngoại là thế, nhưng Việt Nam không hề sợ hãi Trung Quốc. Ngoài Biển Đông, chúng ta đã và đang đổ rất nhiều xương máu ngoài đảo xa để giữ gìn bờ cõi của dân tộc. Chỉ là các thông tin này không công khai trên truyền thông mà thôi, lý do một phần vì chính phủ sợ các vụ bạo động tương tự năm 2014, 2018 lại xảy ra.
Nếu muốn đóng góp cho đất nước thì các bạn chỉ cần chung tay lên án một cách văn minh về hành động của Trung Quốc ngoài Biển Đông và vụ việc đường lưỡi bò là đủ. Chứ đừng như Ấn Độ bây giờ - thua đấy./.

LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM, KẺ TRÁI ĐỜI, NGƯỢC ĐẠO

Ngày 17/6/2020 Đức cha an phong Nguyễn Hữu Long giám mục giáo phận Vinh đã có Quyết định thuyên chuyển một số linh mục làm mục vụ ở giáo xứ khác. Đặc biệt linh mục Đặng Hữu Nam, không còn quản xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An mà “ NAY NGHỈ MỤC VỤ”.
Có lẽ với đồng bào công giáo và người dân không bất ngờ! Bởi từ lâu, dư luận cho rằng linh mục Đặng Hữu Nam có quan hệ và nhận tiền từ Tổ chức phản động Việt Tân và cấu kết với một số phận tử cơ hội chính trị, phản động trong nước... chống phá công cuộc lao động xây dựng đất nước, chống phá Đảng, nhà nước. Là linh mục chăn dắt con chiên kính Chúa yêu nước thì lại làm lu mờ giá trị đạo đức tốt đẹp của thiên chúa giáo, miệt thị con chiên, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và ý nghĩa thiêng liêng của sự kiện lịch sử ngày 30/4; nhiều lần kích động và xúi dục giáo dân tham gia tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội, kích động hận thù và bôi nhọ thành quả cách mạng.
Cuộc đời làm linh mục của Đặng Hữu Nam bị tòa giám mục giáo phận Vinh treo chén – “nghỉ mục vụ” đó là vết nhơ !
Quyết định của Tòa giám mục giáo phận Vinh tuy có chậm nhưng cần thiết

Đập tan chiêu trò bịa đặt về nhân sự đại hội Đảng


Đập tan chiêu trò bịa đặt về nhân sự đại hội Đảng

 

Từ trước thềm Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 12 (khóa XII), đến nay, trên các trang mạng nước ngoài và một số tài khoản blog, facebook cá nhân... đã chủ ý đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, thất thiệt và cố tình suy diễn về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Các luận điệu hồ đồ quy chụp rằng, công tác chuẩn bị nhân sự Trung ương bị chi phối quyết định bởi “nhóm lợi ích” từ một bộ phận quan chức Trung ương, ép buộc vận hành theo một kịch bản đã được lên sẵn.
1. Mặc dù Đại hội XIII của Đảng đến đầu năm 2021 mới diễn ra, vậy mà, không biết từ nguồn tin nào, bằng cách gì, những kẻ hiềm khích, giả danh yêu nước đã sớm tung tin về kết quả của đại hội như thể họ là người trong cuộc, được có mặt tại nghị trường ở thì tương lai?

Cần nhận diện đúng đắn rằng: Những thông tin nêu trên là hòng gây nhiễu loạn tình hình nhân sự trong Đảng, cố ý bôi nhọ tình cảm đồng chí, đồng đội trong tập thể lãnh đạo của Đảng; mưu đồ hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến thiếu thống nhất, đoàn kết. Đây thực chất là một thủ đoạn hết sức nham hiểm, thâm độc. Bởi chính sự đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội là sức mạnh nội sinh để toàn đảng, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; cũng là bức tường thành vững chắc đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Do vậy, không lấy gì làm khó hiểu khi các thế lực thù địch luôn lăm le chống phá cho kỳ được thành trì đoàn kết của Đảng ta!
Và sự bịa đặt trắng trợn ấy, ngay lập tức bị bóc mẽ, nhận diện, khi mà HNTƯ 12, khóa XII diễn ra thành công tốt đẹp, một lần nữa công khai rộng rãi chủ trương về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, việc giới thiệu quy hoạch cán bộ (QHCB) chiến lược được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XII nhất quán xuyên suốt phương châm "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó" với lộ trình cụ thể: Quy hoạch BCH Trung ương trước; sau đó làm quy hoạch tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cuối cùng là quy hoạch các chức danh chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chứ không tiến hành cùng lúc như những nhiệm kỳ trước đây.
Như vậy, xét theo tiến trình, đến HNTƯ 12, khóa XII, Trung ương chỉ mới xem xét, quyết nghị những vấn đề có tính định hướng lớn trong công tác nhân sự BCH Trung ương; thậm chí chưa bàn, quyết nghị đến nhân sự cụ thể giới thiệu dự bầu BCH Trung ương khóa mới, nên chưa thể đưa ra phương án nhân sự cụ thể cho các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước như những kẻ hiềm khích đã và đang lớn tiếng rêu rao, suy diễn, bịa đặt.
Xin nhắc lại một cách làm mới mẻ và khoa học như vậy của BCH Trung ương khóa XII để nhận diện rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của những kẻ hiểm ác; nhận biết quy luật hoạt động chống phá có tính chất chu kỳ của các thế lực thù địch với những chiêu trò đổi trắng, thay đen, không từ bất kể thủ đoạn nào. Và tất nhiên, dã tâm của những kẻ thiếu kiến thức, sự hiểu biết thực tiễn sẽ khiến những luận điệu mà chúng phơi ra dư luận trở thành những chiếc gậy tự đập vào lưng chính mình, đúng như bài học “gậy ông đập lưng ông” mà người xưa đã chỉ dạy, cảnh báo cho những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lý, quy luật hiển nhiên.
2. Ngoài trò hề quen thuộc nêu trên, trước HNTƯ 12, khóa XII, những kẻ hiềm khích còn suy diễn, cho rằng: Công tác quy hoạch và lựa chọn, giới thiệu cán bộ Trung ương khóa XIII lần này là do Trung ương lên sẵn kịch bản theo lối “chỉ mặt, điểm tên”, bắt buộc các cấp thực thi bằng các giải pháp dân chủ hình thức để “mị dân” và chỉ nhằm phục vụ lợi ích nhóm của một bộ phận quan chức cầm quyền.
Thực tế CTCB trong Đảng nói chung, công tác giới thiệu, lựa chọn QHCB chiến lược nhiệm kỳ Đại hội XIII nói riêng lại hiện hữu một bức tranh khác biệt và đối lập. Tất nhiên, những chủ trương lớn về CTCB do Trung ương ban hành, hoạch định và trực tiếp lãnh đạo, nhưng việc lựa chọn “hiền tài” được vận hành đồng bộ ở mọi cấp trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của cấp ủy, tổ chức đảng từ cấp nhỏ nhất đến cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương. Mới đây nhất, trong bài viết định hướng công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp và phát biểu khai mạc, bế mạc HNTƯ 12, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đều thẳng thắn chỉ rõ yêu cầu phải lựa chọn bằng được cán bộ đủ tiêu chuẩn cho Trung ương và phần việc đó thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, với tinh thần làm việc nghiêm túc, HNTƯ 12, khóa XII vừa qua tiếp tục khẳng định tinh thần xuyên suốt của cả nhiệm kỳ Đại hội XII về hai nội dung, giải pháp hết sức quan trọng đối với công tác lựa chọn, phát hiện, giới thiệu nhân sự cho BCH Trung ương Đảng khóa XIII, đó là: Trao quyền lựa chọn, giới thiệu nhân sự Trung ương cho cơ sở và đảng bộ trực thuộc; đồng thời đề cao trách nhiệm, quy trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử cán bộ quy hoạch chiến lược.
Thực tiễn CTCB cũng minh chứng sống động cho tính đúng đắn của những giải pháp lớn ấy. Theo đó, dưới sự điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo xây dựng QHCB cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, tập trung cao điểm vào tháng 11-2018, 100% đảng bộ các tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc Trung ương đã tổ chức tốt hội nghị cán bộ chủ chốt để phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH Trung ương khóa XIII.
Với tinh thần ủy quyền và đặt niềm tin đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương của BCH Trung ương đã thật sự mở ra cơ chế và điều kiện thuận lợi nhất để tất cả cấp ủy, tổ chức đảng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc quy trình phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị theo 4 bước; quy trình rà soát, thẩm tra, phê duyệt quy hoạch ở Trung ương thực hiện theo 5 bước.
Cũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, hội nghị ban thường vụ, hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh, thành phố đều tiến hành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa XIII. Kết quả lấy phiếu được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc với quan điểm đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giới thiệu vào quy hoạch, coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp yêu cầu.
Đặc biệt, khi Trung ương trao quyền và gắn trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử giới thiệu cán bộ đã giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm, thực sự nêu gương, kiên quyết chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch; không để có sự can thiệp không đúng nguyên tắc, sai thẩm quyền, thiếu trách nhiệm, trái quy định vào CTCB, nhất là quy trình giới thiệu QHCB chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026.
Với quy trình chặt chẽ, kết quả giới thiệu nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII đến nay đã đáp ứng yêu cầu và tiến độ đặt ra. Những cán bộ được cơ sở “chọn mặt, gửi vàng”, góp tên vào danh sách đề nghị quy hoạch gửi về Trung ương, trở thành căn cứ quan trọng để BCH Trung ương xem xét, quyết nghị tại những hội nghị tiếp theo của BCH Trung ương khóa XII.
Như vậy, cách làm nêu trên cho thấy: BCH Trung ương là cơ quan tối cao thẩm định, xem xét, quyết nghị cuối cùng về nhân sự Trung ương khóa mới trên cơ sở lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể ở từng đảng bộ trực thuộc Trung ương. Hơn thế, việc chiêu mộ hiền tài cho Đảng, Nhà nước được Trung ương kêu gọi, khuyến khích toàn đảng, toàn dân phát hiện, giới thiệu để kịp thời bổ sung và sàng lọc, chứ không cứng nhắc về phương án, áp đặt về số lượng, chất lượng hay rơi vào nạn cửa quyền, mệnh lệnh theo lối áp đặt.
Điều đó càng khẳng định, những thông tin bịa đặt xoay quanh vấn đề nhân sự đại hội đảng thực chất là những thủ đoạn trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng và chĩa mũi nhọn công kích vào sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, chống phá quyết liệt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Thế nhưng, tất cả những chiêu trò đó chỉ như chút bóng tối lập lờ, sẽ nhanh chóng bị ánh sáng sự thật đẩy lùi, xua tan!

Hành vi giết người rõ ràng, vậy mà còn biện minh

Đọc cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm, có một chi tiết tôi đặc biệt để ý, đó là khi tổ công tác tiến vào thì Lê Đình Công và Lê Đình Chức đã ném lựu đạn về phía tổ công tác.

Nếu lựu đạn mà không bị xịt, chắc chắn con số thương vong bên phía cảnh sát sẽ cao hơn nhiều chứ không chỉ là con số 3.

Rất may, lựu đạn đã không nổ!

Thế nhưng, điều này cũng không thể biện minh cho hành vi cố ý giết người của nhóm Kình, Công, Chức.

Nó thể hiện nhóm này đã có sự chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ từ trước. Và ý đồ tấn công Cảnh sát với mục đích giết được nhiều người thi hành công vụ là có thực.

Ấy thế mà đến giờ này vẫn có những kẻ đang cố gắng biện minh nhóm giết người máu lạnh này thì tôi cũng thấy khó hiểu cho nhận thức và lương tâm của họ.
LTH
Hải Đăng st

ĐẬP TAN CHIÊU TRÒ BỊA ĐẶT VỀ NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG


Từ trước thềm Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 12 (khóa XII), đến nay, trên các trang mạng nước ngoài và một số tài khoản blog, facebook cá nhân... đã chủ ý đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, thất thiệt và cố tình suy diễn về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.
Các luận điệu hồ đồ quy chụp rằng, công tác chuẩn bị nhân sự Trung ương bị chi phối quyết định bởi "nhóm lợi ích" từ một bộ phận quan chức Trung ương, ép buộc vận hành theo một kịch bản đã được lên sẵn.
1. Mặc dù Đại hội XIII của Đảng đến đầu năm 2021 mới diễn ra, vậy mà, không biết từ nguồn tin nào, bằng cách gì, những kẻ hiềm khích, giả danh yêu nước đã sớm tung tin về kết quả của đại hội như th họ là người trong cuộc, được có mặt tại nghị trường ở thì tương lai?
Từ đầu tháng 5-2020, không khó để tiếp cận các bài viết trên mạng xã hội nước ngoài tung tin đồn, suy đoán về "nhân sự tứ trụ" sẽ được Đại hội XIII của Đảng tín nhiệm tiến cử, lựa chọn. Có nghĩa, nhân sự cho các chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã được định sẵn một cách thiếu dân chủ, khách quan, vì lợi ích nhóm trong CTCB. Tác giả của các bài viết nêu trên "lo rằng", sự "quy hoạch mặc định" ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là gây mất đoàn kết trong Đảng, do các phe cánh bày mưu tính kế, hạ bệ lẫn nhau... Cùng với đó, các bài viết còn chủ ý bôi nhọ danh dự, đời tư và hạ thấp công trạng, đóng góp của các đồng chí lãnh đạo đương chức của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng; cố tình đưa ra các luận cứ cho thấy sự phân chia phe cánh, hình thành các đường dây đối lập trong nội bộ Đảng ở thời điểm trước và trong đại hội đảng.
Cần nhận diện đúng đắn rằng: Những thông tin nêu trên là hòng gây nhiễu loạn tình hình nhân sự trong Đảng, cố ý bôi nhọ tình cảm đồng chí, đồng đội trong tập thể lãnh đạo của Đảng; mưu đồ hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến thiếu thống nhất, đoàn kết. Đây thực chất là một thủ đoạn hết sức nham hiểm, thâm độc. Bởi chính sự đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội là sức mạnh nội sinh để toàn đảng, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; cũng là bức tường thành vững chắc đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Do vậy, không lấy gì làm khó hiểu khi các thế lực thù địch luôn lăm le chống phá cho kỳ được thành trì đoàn kết của Đảng ta!
Và sự bịa đặt trắng trợn ấy, ngay lập tức bị bóc mẽ, nhận diện, khi mà HNTƯ12, khóa XII diễn ra thành công tốt đẹp, một lần nữa công khai rộng rãi chủ trương về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, việc giới thiệu quy hoạch cán bộ (QHCB) chiến lược được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XII nhất quán xuyên suốt phương châm "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó" với lộ trình cụ thể: Quy hoạch BCH Trung ương trước; sau đó làm quy hoạch tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cuối cùng là quy hoạch các chức danh chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chứ không tiến hành cùng lúc như những nhiệm kỳ trước đây.
Như vậy, xét theo tiến trình, đến HNTƯ12, khóa XII Trung ương chỉ mới xem xét, quyết nghị những vấn đề có tính định hướng lớn trong công tác nhân sự BCH Trung ương; thậm chí chưa bàn, quyết nghị đến nhân sự cụ thể giới thiệu dự bầu BCH Trung ương khóa mới, nên chưa thể đưa ra phương án nhân sự cụ thể cho các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước như những kẻ hiềm khích đã và đang lớn tiếng rêu rao, suy diễn, bịa đặt.
Xin nhắc lại một cách làm mới mẻ và khoa học như vậy của BCH Trung ương khóa XII để nhận diện rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của những kẻ hiểm ác; nhận biết quy luật hoạt động chống phá có tính chất chu kỳ của các thế lực thù địch với những chiêu trò đổi trắng, thay đen, không từ bất kể thủ đoạn nào. Và tất nhiên, dã tâm của những kẻ thiếu kiến kiến thức, sự hiểu biết thực tiễn sẽ khiến những luận điệu mà chúng phơi ra dư luận trở thành những chiếc gậy tự đập vào lưng chính mình, đúng như bài học "gậy ông đập lưng ông" mà người xưa đã chỉ dạy, cảnh báo cho những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lý, quy luật hiển nhiên.
2. Ngoài trò hề quen thuộc nêu trên, trước HNTƯ12, khóa XII, những kẻ hiềm khích còn suy diễn, cho rằng: Công tác quy hoạch và lựa chọn, giới thiệu cán bộ Trung ương khóa XIII lần này là do Trung ương lên sẵn kịch bản theo lối "chỉ mặt, điểm tên", bắt buộc các cấp thực thi bằng các giải pháp dân chủ hình thức để "mị dân" và chỉ nhằm phục vụ lợi ích nhóm của một bộ phận quan chức cầm quyền.
Thực tế CTCB trong Đảng nói chung, công tác giới thiệu, lựa chọn QHCB chiến lược nhiệm kỳ Đại hội XIII nói riêng lại hiện hữu một bức tranh khác biệt và đối lập. Tất nhiên, những chủ trương lớn về CTCB do Trung ương ban hành, hoạch định và trực tiếp lãnh đạo, nhưng việc lựa chọn "hiền tài" được vận hành đồng bộ ở mọi cấp trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của cấp ủy, tổ chức đảng từ cấp nhỏ nhất đến cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương. Mới đây nhất, trong bài viết định hướng công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp và phát biểu khai mạc, bế mạc HNTƯ12, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đều thẳng thắn chỉ rõ yêu cầu phải lựa chọn bằng được cán bộ đủ tiêu chuẩn cho Trung ương và phần việc đó thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, với tinh thần làm việc nghiêm túc, HNTƯ12, khóa XII vừa qua tiếp tục khẳng định tinh thần xuyên suốt của cả nhiệm kỳ Đại hội XII về hai nội dung, giải pháp hết sức quan trọng đối với công tác lựa chọn, phát hiện, giới thiệu nhân sự cho BCH Trung ương Đảng khóa XIII, đó là: Trao quyền lựa chọn, giới thiệu nhân sự Trung ương cho cơ sở và đảng bộ trực thuộc; đồng thời đề cao trách nhiệm, quy trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử cán bộ quy hoạch chiến lược.
Thực tiên CTCB cũng minh chứng sống động cho tính đúng đắn của những giải pháp lớn ấy. Theo đó, dưới sự điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo xây dựng QHCB cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, tập trung cao điểm vào tháng 11 -2018,100% đảng bộ các tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc Trung ương đã tổ chức tốt hội nghị cán bộ chủ chốt để phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH Trung ương khóa XIII.
Với tinh thần ủy quyền và đặt niềm tin đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương của BCH Trung ương đã thật sự mở ra cơ chế và điều kiện thuận lợi nhất để tất cả cấp ủy, tổ chức đảng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc quy trình phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị theo 4 bước; quy trình rà soát, thẩm tra, phê duyệt quy hoạch ở Trung ương thực hiện theo 5 bước.
Cũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, hội nghị ban thường vụ, hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh, thành phố đều tiến hành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa XIII. Kết quả lấy phiếu được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc với quan điểm đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giới thiệu vào quy hoạch, coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp yêu cầu.
Đặc biệt, khi Trung ương trao quyền và gắn trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử giới thiệu cán bộ đã giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm, thực sự nêu gương, kiên quyết chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch; không để có sự can thiệp không đúng nguyên tắc, sai thấm quyền, thiếu trách nhiệm, trái quy định vào CTCB, nhất là quy trình giới thiệu QHCB chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026.
Với quy trình chặt chẽ, kết quả giới thiệu nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII đến nay đã đáp ứng yêu cầu và tiến độ đặt ra. Những cán bộ được cơ sở "chọn mặt, gửi vàng", góp tên vào danh sách đề nghị quy hoạch gửi về Trung ương, trở thành căn cứ quan trọng để BCH Trung ương xem xét, quyết nghị tại những hội nghị tiếp theo của BCH Trung ương khóa XII.
Như vậy, cách làm nêu trên cho thấy: BCH Trung ương là cơ quan tối cao thấm định, xem xét, quyết nghị cuối cùng về nhân sự Trung ương khóa mới trên cơ sở lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể ở từng đảng bộ trực thuộc Trung ương. Hơn thế, việc chiêu mộ hiền tài cho Đảng, Nhà nước được Trung ương kêu gọi, khuyến khích toàn đảng, toàn dân phát hiện, giới thiệu để kịp thời bổ sung và sàng lọc, chứ không cứng nhắc về phương án, áp đặt về số lượng, chất lượng hay rơi vào nạn cửa quyền, mệnh lệnh theo lối áp đặt.
Điều đó càng khẳng định, những thông tin bịa đặt xoay quanh vấn đề nhân sự đại hội đảng thực chất là những thủ đoạn trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng và chĩa mũi nhọn công kích vào sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, chống phá quyết liệt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đai hôi XIII của Đảng. Thế nhưng tất cả không cứng nhắc về phương án, áp đặt về số lượng, chất lượng hay rơi vào nạn cửa quyền, mệnh lệnh theo lối áp đặt.
Điều đó càng khẳng định, những thông tin bịa đặt xoay quanh vấn đề nhân sự đại hội đảng thực chất là những thủ đoạn trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng và chĩa mũi nhọn công kích vào sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, chống phá quyết liệt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Thế nhưng, tất cả những chiêu trò đó chỉ như chút bóng tối lập lờ, sẽ nhanh chóng bị ánh sáng sự thật đấy lùi, xua tan!
                                                                                NGUYỄN SÔNG TRÀ

HỌC BÁC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC



Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, của cả dân tộc chứ không phải là công việc riêng của một người, một nhóm người, cũng không phải là việc riêng của Đảng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đây là sự tổng kết lịch sử, nhấn mạnh vai trò của đoàn kết; không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, càng đoàn kết càng thành công, đại đoàn kết đưa đến đại thành công. Chính vì lẽ đó, đoàn kết càng phải thực hiện rộng rãi, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân và đoàn kết quốc tế. Chỉ có như thế mới thật sự là sức mạnh vô địch, là nguồn gốc của mọi thắng lợi.
Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc được Bác Hồ đề cập rất nhiều trong các tác phẩm của Người. Theo các nhà nghiên cứu, từ năm 1924 - 1969, trong số 1.056 bài viết của mình thì có trên 405 bài Bác viết về vấn đề đại đoàn kết. Cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc đi nhắc lại trên 2.000 lần trong 12 tập của Bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập. Riêng trong bài diễn văn kỷ niệm Quốc khánh vào năm 1957, Bác đã đề cập cụm từ “đoàn kết” 19 lần. Rõ ràng, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc được Hồ Chí Minh khẳng định là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nó nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hành động thực tiễn của Người. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm tạo nên sức mạnh to lớn của toàn dân về vật chất, trí tuệ, ý chí, nghị lực và tinh thần trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh ra đời năm 1930 cho đến nay, chúng ta đều nhận thấy rằng, nhờ sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết mà dân tộc đã liên tiếp đánh thắng mọi kẻ thù, đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát-xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhờ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tất cả một lòng vì lý tưởng cách mạng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Nhân dân ta thực hiện lời dạy của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, trong thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thuận lợi, thời cơ lớn nhưng đan xen nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ. Hơn bao giờ hết, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và chủ trương, quan điểm của Đảng ta về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” là vô cùng cần thiết để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.
LÂM HỒ SỸ


“CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ LÙI VÌ PHÍA SAU LÀ NHÂN DÂN”

Đêm tôn vinh bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19, nhân dân một lần nữa được thấy những câu chuyện xúc động như người chiến sĩ lập bàn thờ cha từ biên cương bởi cha mất không thể về chịu tang, những anh bộ đội hoãn cưới để lo chống dịch... Tối 30-6, tại Hà Nội, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Vinh quang trên tuyến đầu . Trong chương trình, công chúng được xem những hình ảnh xúc động và nghe những câu chuyện nghẹn ngào về bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19. Đó là câu chuyện về nỗ lực làm xuyên Tết, thâu đêm suốt sáng để cho ra đời bộ kit giúp ngăn ngừa dịch bệnh phát hiện SARS-COV-2 theo đặt hàng của Chính phủ trong vòng chưa đầy một tháng của các cán bộ nghiên cứu của Học viện Quân y, do Thượng tá, PGS.TS Hồ Văn Sơn chia sẻ. Giải thích về kì tích nghiên cứu bộ kit của Học viện Quân y, Thượng tá Hồ Văn Sơn nói: "Chúng tôi không thể lùi vì phía sau là nhân dân. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng trả lời khi nhân dân gọi tên". Công chúng còn cay mắt khi được xem hình ảnh bàn thờ do một chiến sĩ lập vội ở nơi biên cương để chịu tang cha khi anh không thể về quê nhà bởi còn cùng đồng đội lo chống dịch. Còn câu chuyện hoãn cưới để lo chống dịch nơi biên giới của Thiếu úy, Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang không chỉ khiến người người cảm động mà còn dâng trào niềm vui cùng cặp đôi này khi ngay trên sân khấu, họ bất ngờ nhận được giấy nghỉ phép một tháng để lo đám cưới. Cặp đôi còn được tặng phiếu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc và cặp vé khứ hồi cho hai người từ hãng hàng không Vietjet Air. Không chỉ mình cặp đôi này nhận được món quà ý nghĩa, tổng cổng 48 cặp đôi hoãn cưới để lo chống dịch vừa qua đều được Vietjet Air tặng vé khứ hồi đi nghỉ dưỡng ở Phú Quốc. Đây là những cá nhân tiêu biểu trong số 100 tập thể, cá nhân công tác trong quân đội có những thành tựu nổi bật và nhiều đóng góp trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 được tôn vinh trong chương trình hôm nay. Các tập thể, cá nhân đã được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phát biểu chỉ đạo động viên chiến sĩ toàn quân tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngợi ca truyền thống "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh" của lực lượng bộ đội trong hơn 70 năm thành lập, đặc biệt là những hi sinh của bộ đội khi trở thành lực lượng tiên phong trong phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua. Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của quân đội trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Đặc biệt là lực lượng quân y, bộ đội biên phòng, các cán bộ, chiến sĩ ở khu cách ly, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Bộ Quốc phòng, nhất là 100 tập thể và cá nhân được tôn vinh trong chương trình. "Ngày trước, những người lính Cụ Hồ nghe theo tiếng gọi của Đảng, của non sông lên đường đánh giặc, thì ngày nay họ tiếp bước hiên ngang đến những "nơi đầu sóng, ngọn gió", bão lũ, thiên tai, dịch bệnh...để bảo vệ cuộc sống bình yên cho đất nước", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói. Nhắc lại những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ chống dịch như nằm đất để nhường giường cho đồng bào, cho bạn bè quốc tế ở khu cách ly, ăn mì gói, cắm bạt nơi rừng sâu, đẫm mồ hôi nuôi quân, nuôi dân, vất vả, hiểm nguy trong các cơ sở điều trị, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa ngợi ca tinh thần vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ của lực lượng bộ đội. Theo Chủ tịch Quốc hội, các tập thể, cá nhân được tôn vinh này không chỉ là điển hình của toàn quân trong công cuộc phòng, chống đại dịch, mà còn là tấm gương, là động lực để Nhân dân cả nước tiếp tục chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. ST

HÃY TRÂN TRỌNG GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH



Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho mỗi người thì có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất, vì vậy hoà bình  luôn là niềm khao khát cháy bỏng của con người khắp nơi trên trái đất này, đặc biệt là dân tộc Việt Nam ta .

Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày 30-4-1975 là một bước ngoặc vĩ đại, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta - Kỷ nguyên của độc lập, tự do, cả dân tộc cùng chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển đất nước và chúng ta cần phải nhận thức rõ giá trị cuộc sống từ những hy sinh vô giá của lớp lớp cha anh đi trước.

Trong các cuộc trường chính của dân tộc lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc , độc lập tự họ hôm nay được viết lên từ máu xương của bao lớp người đã ngã xuống. Không thể kể hết những mất mát hy sinh mà cuộc chiến tranh để lại nên chúng ta không được phép lãng quên.  Chỉ có những ai đã từng trải qua chiến tranh, chịu đựng những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra mới có thể cảm nhận giá trị vĩnh viễn và to lớn của cuộc sống  hoà bình.

Chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam hoà bình và phát triển, nhưng mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bị hùng của dân tộc, nhắc về quá khứ không phải là gây thù chuốc oán, mà để chúng ta biết gìn giữ cuộc sống bình yên mà chúng ta đang được thừa hưởng, cái  giá của hoà bình là không hề nhỏ không một thế lực nào có thể phủ nhận được điều đó và không ai được phép lãng quên đi lịch sử của dân tộc .

Giờ đây dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh,  các thế lực thù địch vẫn luôn hậm hực tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Dư âm của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô vì những người con ra đi mãi mãi không trở về ...

Tháng 7 về mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu . Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Học lịch sử để nhớ về nguồn cội, để hiểu rằng cái giá của hòa bình là không hề nhỏ. Không ngủ quên trong chiến thắng, nhưng nhìn về quá khứ để mỗi người chúng ta luôn hiểu rằng, mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là phần máu thịt của cha ông đã đánh đổi mới có được.

ST

Ở ĐÂU NHÂN DÂN GẶP KHÓ Ở ĐÓ CÓ BỘ ĐỘI!

Trưa 30/6, ngọn lửa trên đỉnh rú Mồng Gà (Hà Tĩnh) bắt đầu bùng phát trở lại. Anh em chiến sỹ vừa mới được về nhà, bưng bát cơm ăn thì lại nhận lệnh quay trở lại hiện trường đám cháy.
Trời nắng nóng, lửa cháy rất lớn. Ngọn lửa có thời điểm cao 4 – 5m, rất nhiều anh em cán bộ, chiến sỹ tham gia chữa cháy bị bỏng. Rất may là không ai bị thương nặng. Xuyên trắng đêm chữa cháy, đến sáng nay, anh em ai cũng mệt rệu rã.
Hình ảnh anh em chiến sỹ người ướt đẫm mồ hôi, dầm mình giữa biển lửa vô cùng xúc động.
Mới đây phát biểu trong hội nghi thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ X, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: ở đâu Nhân dân gặp khó ở đó có bộ đội!
Bộ độ Cụ Hồ thời nào cũng vậy.
Hải Đăng st