Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ ra nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới



Trước Chủ nghĩa Mác Lê nin, đã có nhiều quan niệm nói về nguồn gốc, nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới nhưng chưa có quan điểm nào phản ánh đúng bản chất nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới và từ đó chưa tìm ra được con đường để đấu tranh, giải phóng phụ nữ, thoát khỏi sự bất bình đẳng giới giữa phụ nữ với nam giới. Chủ nghĩa Mác - Lê nin với thế giới quan và phương pháp luận biện chứng khoa học đã chỉ ra rõ nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới và con đường đấu tranh xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa nam và nữ.
Theo Chủ nghĩa Mác - Lê nin có ba nguồn gốc dẫn tới bất bình đẳng giới: Nguồn gốc thứ nhất: Là sự bất bình đẳng về kinh tế. Theo Ph. Ăng ghen “tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế”. Xã hội loài người từ khi phân chia giai cấp luôn xuất hiện sự chèn ép, bóc lột, áp bức, trong đó có sự áp bức, bóc lột về kinh tế giữa đàn ông và đàn bà. Khi người đàn bà luôn có vị thế yếu thế về kinh tế sẽ dẫn đến sự yếu thế về chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội và cuối cùng họ luôn là những người yếu thế hơn đàn ông.
Nguồn gốc thứ hai: Đó là quan niệm của truyền thống văn hóa. Theo Ph.Ănggen cho rằng: “Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, thì một phần là kết quả của điều kiện kinh tế, trong đó chế độ một vợ, một chồng phát sinh, và phần nữa là một truyền thống của thời kỳ trong đó mối liên hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ, một chồng còn chưa được người ta hiểu một cách đúng đắn, và đã bị tôn giáo thổi phồng lên”. Từ sự bất bình đẳng về kinh tế, dẫn đến vị thế chính trị, xã hội của người phụ nữ không được bằng với nam giới, Người phụ nữ luôn được coi là phái yếu, phái phụ, là đối tượng phải dựa vào nam giới. Chính quan niệm như vậy đã ngày càng đẩy người phụ nữ ít cơ hội thể hiện mình so với đàn ông và cuối cùng họ bị chính phái mạnh coi là đối tượng yếu thế
Nguồn gốc thứ ba: Do bản thân người phụ nữ với sự cam chịu, nhẫn nhục, kém hiểu biết càng làm cho sự bất bình đẳng giới trở lên trầm kha trong xã hội.
Từ sự bất nình đẳng về kinh tế, chính trị, người phụ nữ luôn coi mình là lực lượng yếu thế, cho nên họ luôn ác cảm, tự ti, cam chịu, bằng lòng với sự yếu thế, kém cỏi của mình, dẫn tới tính đấu tranh từ chính họ đã bị triệt tiêu rất nhiều.
Với ba nguồn gốc mà chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ ra cũng chính là ba mục tiêu, yêu cầu cần phải thực hiện để người phụ nữ có địa vị về kinh tế, về chính trị, văn hóa, xã hội, để từ đó người phụ nữ được bình quyền như nam giới. Chính điều đó làm cơ sở để xác định con đường, điều kiện, giải pháp để thực hiện bất bình đẳng giới, góp phần giải phóng phụ nữ.
Toàn bộ những quan điểm trên về phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam- nữ được xây dựng trên cơ sở triết học Mácxít. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học, đồng thời là cơ sở lý luận để phát triển khoa học, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét