Việt nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính
sách nhất quán của Đảng ta là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”; đồng thời “phát huy
những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức
tôn giáo. Chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng về vấn đề
dân tộc và tôn giáo có nhiều đổi mới được thể hiện qua các văn bản như: Nghị quyết
24- NQ/TW 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới; Chỉ thị 37 CT/TW 2/7/98 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình
hình mới; Nghị quyết 25- NQ/TW 12/3/2003 của BCHTWƯ về công tác tôn giáo;
Nghị quyết 24- NQ/TW 12/3/2003 của BCHTWƯ về
công tác dân tộc; Luật tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội thông qua năm 2016; Chỉ
thị số 18- CT/TW 10/1/2018 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết
25-NQ/TW 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác tôn giáo trong tình
hình mới. Những chủ trương quan điểm mới của Đảng về vấn đề dân tộc và tín
ngưỡng, tôn giáo đã tạo hành lang pháp lý, tạo động lực phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đồng thời là cơ
sở và điều kiện để các tôn giáo, cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập đều có xu
hướng hòa đồng, biến đổi, thích ứng, phù hợp với văn hóa, tâm thức dân tộc để
tồn tại và phát triển.
Những chủ trương, chính sách pháp luật về vấn đề
dân tộc, tôn giáo đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết những mâu thuẫn giữa
giáo luật với pháp luật của Nhà nước. Về cơ bản, các tôn giáo đều tự giác thực hiện
trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và cộng
đồng dân tộc, trong đó có lợi ích của tôn giáo mình. Vì vậy tuy có nhiều dân
tộc và tôn giáo tồn tại, nhưng không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét