Nhận thức về tham nhũng và thực trạng tham nhũng hiện nay
Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch
sử loài người. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn
bệnh ác tính bùng phát, đe doạ cả nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài
người, có sức tàn phá và ngăn cản rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc
gia.
Về khái niệm tham nhũng. Trong khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng của Nhà nước
ta có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 7 - 2019 đã ghi: “Tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Ở
khoản 2, Điều 3, của bộ luật trên đã giải thích rõ người có chức vụ, quyền hạn
bao gồm: “a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ
thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;c) Người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ
quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Về thực
trạng của tham nhũng. Có thể khái quát rằng, tình trạng tham
nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ở đâu có vấn đề
liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và tinh thần thì ở đó đều xảy ra
tham nhũng. Những hành vi tham nhũng rất
đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để
biếu xén, hối lộ; lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân; lợi dụng
chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân
để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách
không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở
hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh
liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử
dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y
tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội...
Về quy
mô của tham nhũng. Có đủ loại, đủ mức độ tham nhũng của cá
nhân, của tập thể; tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm
nhiều đối tượng tham gia.
Những
thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, có vụ tham nhũng về
kinh tế làm thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng;
làm thoái hóa, biến chất hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao
cấp của Đảng và Nhà nước. Cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân
vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét