Một là, Nhận thức
đúng đắn về vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn
giáo vì sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Thống nhất nhận thức, tư tưởng từ Trung ương đến cơ
sở về tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết tốt
mối quan hệ dân tộc, tôn giáo ở nước ta trong hệ thống chính trị và trong toàn
xã hội, nhất là vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác dân tộc,
tôn giáo.
Thống nhất nhận thức quan điểm của Đảng: Đồng bào các
dân tộc là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam; tín ngưỡng tôn giáo
là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Công tác dân tộc, tôn giáo và công tác
vận động quần chúng, vì vậy cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp
uỷ đảng từ Trung ương đến địa phương về công tác dân tộc và công tác tôn giáo.
Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến
thức về dân tộc, tôn giáo, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo cho cán bộ đảng
viên trong hệ thống chính trị, nhất là tại các vùng có đông đồng bào dân tộc, đồng
bào theo tôn giáo.
Trong giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo, cần có
thái độ đúng đắn và phương pháp phù hợp không được kỳ thị, thành kiến với tôn
giáo và đồng bào các dân tộc thiểu số. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân các dân tộc trong khuôn
khổ chính sách, pháp luật. Chủ động quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng, hợp
pháp của đồng bào các dân tộc, đồng bào tôn giáo. Tích cực vận động đồng bào các
dân tộc, tôn giáo đoàn kết, tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới xây dựng đất
nước.
Cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng một cách bài
bản về chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao trình độ lý luận chính trị và kiến thức về
dân tộc, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tập trung đồng bào tôn giáo. Đẩy mạnh và đa
dạng hoá công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Đảng, Nhà nước, thường xuyên cập nhật kiến thức về dân tộc, tôn giáo, về chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc, tôn giáo thông qua các lớp
tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn để đảm bảo có đủ bản lĩnh và kiến thức chuyên môn
trong giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo.
Coi trọng giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức đoàn
kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và tinh thần cảnh giác cách mạng trong toàn dân
trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh làm điểm tương
đồng; khơi dậy ý thức tương trợ, ý thức đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo; tăng cường hợp tác, đối
thoại giữa các dân tộc, các tôn giáo vì sự ổn định và phát triển của đất nước.
Thường xuyên quan tâm nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện
vọng của đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo và tạo điều kiện đáp ứng các
nhu cầu chính đáng của đồng bào. Tập trung chỉ đạo, giải quyết nhanh chóng, hiệu
quả các vấn đề liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo như vấn đề đất đai, đất sản
xuất… cho đồng bào các dân tộc, các tranh chấp, khiếu kiện có nguồn gốc tôn giáo.
Hai là, phát triển
kinh tế, văn hoá xã hội nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và
đồng bào tôn giáo.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển toàn diện kinh tế- xã hội,
nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo, giảm nghèo nhanh, bền vững,
rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng, bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập, làm dịch
vụ cho hộ gia đình các dân tộc, tôn giáo nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động phù
hợp với tập quán, trình độ phát triển của mỗi tộc người, tiềm năng lợi thế của
từng địa phương và từng vùng.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thốmg kết cấu hạ tầng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở những nơi tập trung nhiều
đồng bào dân tộc, tôn giáo, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống chính sách hạ
tầng cấp thôn/bản hoặc cum thôn/bản. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần
thiết, từng bước tổ chức hợp lý cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, các
bản, làng, nhất là các xã vùng biên giới tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn
định sản xuất và đời sống.
Giải quyết một cách căn bản tình trạng thiếu đất sản
xuất trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây nam Bộ và tình trạng di dịch cư tự do ở
miền núi phía Bắc. Tổ chức sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh theo hướng
thu hút đồng bào dân tộc, tôn giáo tại chỗ tham gia, kiên quyết giải thể các nông,
lâm trường làm ăn kém hiệu quả, giao đất, giao rừng cho đồng bào quản lý.
Kết hợp phát triển
kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc, tôn giáo, xây dựng vùng
kinh tế đường biên giới trên đất liền. Xây dựng các khu kinh tế quốc phòng,
tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các địa bàn xung yếu, trọng điểm.
Phát huy tiềm năng và nguồn lực trên các địa bàn chiến lược, đồng thời làm cơ sở
chỉ đạo, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch vùng.
Bảo tồn và phát
huy, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc, tôn giáo. Đầu tư các nguồn lực,
nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục lại bản sắc văn hoá truyền thống của các tộc người,
phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức, tích cực của tôn giáo trong phát triển
bền vững trên cơ sở có sự tham gia, chọn lựa và quyết định từ phía cộng đồng các
tộc người cũng như phù hợp trong đa dạng của văn hoá quốc gia. Tăng cường tổ chức
giao lưu văn hoá các dân tộc và tôn vinh các giá trị văn hoá tộc người, tôn
vinh các giá trị văn hoá tôn giáo để khơi dậy lòng tự hào về văn hoá của dân tộc,
tôn giáo mình, đồng thời tôn trọng sự khác biệt văn hoá giữa các tộc người và
giữa các cộng đồng khác đức tin tôn giáo.
Tăng cường đầu tư
xây dựng và củng cố các thiết chế văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có đông
đồng bào tôn giáo. Chú trọng đầu tư xây dựng các chương trình nội dung, thong
tin bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số và bằng nhiều hình thức đa dạng và
phương pháp phù hợp với vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo tập
trung.
Nâng cao dân trí,
trình độ hiểu biết, giải quyết tình trạng mũ chữ, tái mù chữ cho đồng bào dân tộc
thiểu số và đồng bào tôn giáo. Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo,quan
tâm xây dựng hệ thống trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực
tiễn. Tăng cường đầu tư, cải thiện điều kiện dạy và học, thực hiện có hiệu quả
chính sách đào tạo, dạy nghề trên cơ sở đổi mới nội dung, cơ chế quản lý và nội
dung, phương thức đào tạo cho phù hợp với đặc thù vùng dân tộc thiểu số, và có đông
đồng bào tôn giáo.
Cải thiện các điều
kiện dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân
tộc thiẻu số, đồng bào tôn giáo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình
cung cấp nước sạch và dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ cho cộng đồng.
Ba là, nâng cao chất
lượng hoạt động và vai trò của hệ thống chính trị trong giải quyết vấn đề dân
tộc và tôn giáo.
Các cấp uỷ Đảng từ trung ương đến cơ sở, nhất là cấp
cơ sở vùng DTTS, vùng có đạo quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc
các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc, tôn giáo, chủ động xây dựng chương
trình, kế hoạch, quy chế công tác dân tộc, tôn giáo của địa phương. Tập trung lãnh
đạo thực hiện tốt các nội dung cốt lõi của công tác dân tộc, tôn giáo, giải
quyết kịp thời các vấn đề bức xúc. Kiện toàn nâng cao chất lượng các tổ chức, cán
bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo. Tăng cường lãnh đạo xây dựng cơ sở chính trị
vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số; chú trọng phát triển đảng viên trong cộng
đồng tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Kiện toàn nângcao chất lượng các tổ chức, đội ngũ cán
bộ trong HTCT các cấp làm công tác dân tộc, tôn giáo. Cần đặc biệt quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận chính trị và kiến
thức về dân tộc, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tôn
giáo, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, vùng tập trung đông đồng bào tôn giáo. Đẩy
mạnh và đa dạng hoá công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương….thống
qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ…
Lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác quản lý nhà
nước về công tác dân tộc, tôn giáo, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong phát triển y tế,
giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo. Nâng cao hiệu quả quản lý đối với
tổ chức tôn giáo và hoạt động của các chức sắc tôn giáo; đối với vấn đề đất đai,
cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo; đối với hoạt động xã hội hoá giáo dục, y tế,
từ thiện nhân đạo của các tôn giáo.
Đổi mới tổ chức và phát huy hiệu quả của Mặt trận tổ
quốc các đoàn thể….tăng cường côngtác kiêmtra giám sát thực hiện công tác dân tộc,
tôn giáo. Tranh thủ người có uy tín…
Bốn là, củng cố
quốc phòng, an ninh, chủ động và kiên quyết đấu tranh chống các thế lực thù
địch, phản động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo nhằm kích động quần chúng
chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Vấn đề dân tộc và
vấn đề tin ngưỡng tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và thường xuyên bị các thế lực
thù địch lợi dụng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chống phá cách mạng
nước ta. Do vậy tăng cường củng cố an ninh quốc phòng là nhiệm vụ thường trực hết
sức quan trọng không được phép lơ là. Chủ động ngăn ngữa bạo loạn chính trị do
các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và nhân
quyền. Muốn vậy phải làm tốt công tác quản lý địa bàn, xây dựng các phương án để
chủ động phòng ngừa các hoạt động tôn giáo trái phép. Đẩy mạnh tuyên truyền và
thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, quân đội với
các đoàn thể trong công tác dân tộc, tôn giáo để nắm chắc tình hình, quản lý chặt
chẽ đối tượng, sẵn sàng các phương án chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động
phá hoại của các thế lực thù địch. Tranh thủ giáo sỹ, vận động giáo dân thực hiện
xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”
Chủ động vạch trần
những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc
và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hoá
dân tộc” của chúng. Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các
hoạt động vi phạm pháp luật truyền đạo trái phép, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo và nhân quyền để kích động quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét