Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Tiếp tục thực hiện tốt các quan điểm của Đảng trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo



Thời gian qua toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Để thực hiện tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, thời gian tới chúng ta tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm sau đây:
Một là, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối sử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết đồng bào các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước. Xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải luôn là môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dân tộc, các tôn giáo được tự do phát triển theo đúng quy định của pháp luật, phát huy mọi nguồn lực, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH.
Hai là, giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia- dân tộc thống nhất theo định hướng XHCN
Việc giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo phải tuân thủ theo nguyên tắc: giải quyết vân đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tộc, hay chia rẽ khối đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, mà phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước “tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Ba là, giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị
 Quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân: Công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Người có tín ngưỡng tôn giáo và không có tín ngưỡng tôn giáo phải tôn trọng nhau; nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật
 Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các dân tộc thiểu số có quyền tự quyết: phát huy dân chủ trên các mặt của đời sống xã hội. Kiến quyết đấu tranh với âm mọi mưu chia rẽ dân tộc, tình đoàn kết dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét