Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Đường hướng hành đạo và chủ trương phát triển nhanh tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số của các tổ chức tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến công tác dân tôc, tôn giáo ở Việt Nam



Thời gian qua các tôn giáo, luôn thể hiện đường hướng hành đạo tiến bộ. Phật giáo: Đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội; Công giáo: Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục phụ hạnh phúc của đồng bào; Tin lành: Phụng sự thiên chúa, phụng sự Tổ quốc; Cao đài: Nước vinh- đạo sáng; Hoà hảo: Vì đạo pháp, vì dân tộc. Với các  đường hướng hành đạo mới, đồng bào các tôn giáo trên phạm vi cả nước đã tự giác, tích cực hiện thực hoá đường hướng hành đạo của tôn giáo mình, đồng thời đã góp phần to lớn cùng dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc nói riêng đã tạo nên nhiều thành công trong công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt theo xu hướng hiện nay, các tín đồ, chức sắc tôn giáo đã nhập thế tích cực, không bó hẹp đời sống đạo trong các cơ sở thờ tự mà dấn thân, nhập cuộc vào xã hội, nhất là vào các vùng dân tộc thiểu số cùng với Đảng, Nhà nước và với cộng đồng các dân tộc giải quyết các vấn nạn xã hội, thực hiện an sinh xã hội…
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thay đổi đường hướng hành đạo và chủ trương phát triển nhanh tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số của các tổ chức tôn giáo cũng có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nước ta.
Những năm gần đây tôn giáo Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh, gắn với sự đa dạng về hình thức (hiện nay có 16 tôn giáo, với 43 tổ chức giáo hội, ngoài ra còn nhiều tổ chức chưa được pháp luật công nhận những vẫn hoạt động). Trong tương lai con số này chắc chắn sẽ không dừng lại. Sự đa dạng còn được thể hiện trong sự phong phú của thành phần tín đồ tôn giáo gồm rất nhiều tầng lớp, thành phần xã hội, và thể hiện trong sinh hoạt tôn giáo nhộn nhịp ở hầu hết các tôn giáo.
Trong xu thế mở rộng giao lưu dân tộc, một số tôn giáo mới sẽ có điều kiện tiếp tục phát triển nhanh gây xáo trộn, phức tạp, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số.
Đối với các tôn giáo đang hoạt động một cách hợp pháp cũng có các phương thức, cách thức, biện pháp nhằm không ngừng mở rộng phạm vi tác động, gia tăng ảnh hưởng và thực hiện thu hút, vận động lôi kéo, phát triển tín đồ
 Các tôn giáo mới (chưa được pháp luật công nhận), đặc biệt là sự tham gia của các tà đạo. Cùng với các tà đạo đã và đang nén nút hoạt động, sẽ có thể xuất hiện các tà đạo mới trong vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Không ít các tôn giáo đã và đang làm đảo lộn trật tự xã hội truyền thống, làm sói mòn và thương tổn nặng nề đối với nền văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng, thậm trí làm biến đổi tư tưởng, tình cảm, tâm lý trong một bộ phận đồng bào theo đạo, tạo ra nhiều thách thức đối với quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dồng bào dân tộc.
Sự tồn tại và và phát triển của tôn giáo mới ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã gây nên tình trạng chia rẽ dân tộc, gây mâu thuẫn giữa người theo đạo và người không theo đạo, mâu thuẫn giữa tín ngưỡng đa thần và tôn giáo độc thần, từ đó tạo cơ hội cho các thế lực xấu, các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng làm mất ổn định chính trị- xã hội, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, đoàn kêt tôn giáo.
 Hoạt động in ấn, xuất bản, nhập các ấn phẩm, sách báo tài liệu…từ nước ngoài và lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép; hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái phép; hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật tiếp tục diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biển giới.
 Mặt khác tình hình di cư, dịch cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có cả lý do tôn giáo và diễn biến phức tạp khó kiểm soát, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên (ví dụ vấn đề Tin Lành Vàng Chứ xưng vua trong người Mông, Tin Lành Đề ga vùng Tây Nguyên)
 Các hoạt động tôn giáo phức tạp, vi pham pháp luật làm phương hại trực tiếp, có khi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào tôn giáo.
Điển hình là các vụ khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo: xin đòi lại đất, cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn giáo đã giao cho nhà nước quản lý. Hiện tượng lấn chiếm hiến tặng, chuyển nhượng đất trái pháp luật của các nhân tín đồ tôn giáo cho các cơ sở tôn giáo diễn ra khá nhiều, có chiều hướng gia tăng. Một số việc làm mất an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng xấu đến đoàn kết tôn giáo, dân tộc đã sảy ra thời gian qua, như vụ đòi đất ở 42 Nhà Chung, Quận Hoàn Kiếm và 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Da Hà Nội; vụ Nhà thờ Công Giáo Tam Tòa, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; vụ Cồn Dầu Thành phố Đà Nẵng; vụ việc liên quan đến dất dai Công Giáo ở Đan viện Thiên An, thừa Thiên Huế, vụ việc ở nhà thờ Tin Lành Phú Phong, tỉnh Bình Định v.v…
Sự mất đoàn kết nội bộ, hay xuất hiện tư tưởng ly khai trong một số tổ chức tôn giáo v.v…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét