Nhằm đối phó
với một Trung Quốc ngày có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, nhiều
quốc gia, trong đó có Mỹ và Australia đang nỗ lực thành lập các liên minh mới,
song song với việc củng cố quan hệ đối tác lâu đời.
Sau khi
Washington cáo buộc Bắc Kinh tìm cách xây dựng một “đế chế hàng hải” tại vùng
biển này bất chấp những lo ngại trong khu vực, Canberra đã gửi công hàm lên
Liên Hợp Quốc, nêu rõ các yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh đặt ra ở Biển Đông
“không phù hợp” với luật pháp quốc tế. Động thái này được đưa ra giữa lúc quan
hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh đang leo thang căng thẳng trong
nhiều vấn đề, từ dịch Covid-19, thương mại đến vấn đề Hong Kong.
Trong một động
thái quan trọng nhằm tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Ngoại trưởng Australia
Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Linda Reynolds sẽ tới Washington
để hội đàm với những người đồng cấp Mỹ trong tuần này. Bên cạnh vấn đề an ninh
quốc gia và Covid-19, hai bên sẽ thảo luận về các hoạt động của Trung Quốc ở
Biển Đông.
Trước đó vào
đầu tháng 7, Australia đã điều 5 tàu chiến tham gia tập trận cũng với Mỹ và
Nhật Bản tại biển Philippine, sự kiện mà Bộ Quốc phòng Australia đánh giá là
“một cơ hội quan trọng để thể hiện quan điểm chung về một khu vực thịnh vượng,
cởi mở và ổn định” .
Chuyên gia
Stephen Nagy thuộc Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo nhận xét, các cuộc tập
trận 3 bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia là tín hiệu rõ ràng khẳng định Trung
Quốc không có quyền kiểm soát Biển Đông.
Theo ông
Stephen Nagy, cuộc tập trận chung như vậy nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra và
có thể bao gồm cả đối tác khác như Ấn Độ - quốc gia cũng đang tìm cách ngăn
chặn tham vọng của Trung Quốc.
Ấn Độ đã phát
đi những tín hiệu cho thấy họ đang nghiêng về lập trường của Mỹ, Nhật Bản,
Australia. New Dehli dự kiến tổ chức cuộc tập trận hải quân mở rộng Malabar vào
tháng 11/2020 với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và có thể cả Australia.
“Với việc tổ
chức cuộc tập trận Malabar, Ấn Độ đang gửi đi tín hiệu cho các đối tác chẳng
hạn như Mỹ, Australia và Nhật Bản rằng họ luôn sẵn sàng đóng góp cho việc bảo
vệ trật tự dựa trên quy tắc trong khu vực”, ông Stephen Nagy đánh giá.
Chuyên gia này
nhấn mạnh: “Đối mặt với sức ép của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, Ấn Độ đang
mong muốn mở rộng các cách thức hợp tác và sẵn sàng đẩy lùi Trung Quốc khi Bắc
Kinh tận dụng cánh cửa cơ hội giữa sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 gây ra”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét