Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Các tôn giáo kể cả tôn giáo ngoại nhập đều biến đổi phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội, nhất là truyền thống của văn hoá dân tộc Việt Nam



Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Lịch sử trước đây cũng như hiện nay cho thấy, các tôn giáo khi vào Việt nam muốn trụ lại và phát triển đều phải biến đổi ít nhiều cho phù hợp với truyền thống dân tộc, với nền tảng văn hóa bản địa như phong tục, tập quán, tâm lý…của quốc gia – dân tộc nói chung, văn hóa các tộc người nói riêng. Ngoài ra trong quá trình hình thành và phát triển của mình, các tôn giáo lớn đều thích ứng với lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để tìm ra một tiếng nói chung, nhằm tôn vinh ý nghĩa “tốt đời, đẹp đạo”, điều đó được biểu hiện:
Dân tộc và tôn giáo gắn kết với nhau ở cộng đồng lãnh thổ
Ở Việt Nam khi mà phần lớn các tộc người và các tôn giáo đan xen, ít có tộc người nào, tôn giáo nào có lãnh thổ riêng biệt. Điều này là một trong những thuận lợi trong xây dựng, bảo vệ lãnh thổ cộng đồng lãnh thổ chung quốc gia cũng như xây dựng khối đoàn kết lương giáo, đoàn kêt toàn dân. Tuy nhiên đặc điểm này nếu không được sử lý tốt sẽ dẫn tới mất đoàn kết các tộc người theo tôn giáo khác nhau khi họ sống trên cùng một địa bàn.
 Dân tộc và tôn giáo gắn kết về cộng đồng ngôn ngữ
Phần lớn các tộc người ở Việt Nam theo các tôn giáo lớn (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo…) đều lấy tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Chỉ có một số tộc người thiểu số có sử dụng ngôn ngữ của tộc người mình trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
Dân tộc và tôn giáo gắn kết với nhau về cộng đồng văn hóa
Các tôn giáo có giáo lý, cách tu tập khác nhau, nhưng luôn thấm đẫm bản sắc văn hóa của người Việt Nam trong ăn, ở, sinh hoạt, tập tục
Ở Việt Nam những người theo tôn giáo khác nhau có thể sống chung trong một làng, 1 dòng họ, thậm chí một gia đình (tiếng trống Đình làng, tiếng chuông nhà thờ hoà quyện với tiếng mõ chùa là nét đặc trưng của sự ôn hoà). Người Việt Nam dù theo tôn giáo nào cũng giữ được bản sắc dân tộc. Người Việt nam không xa cách đối tượng mình thờ phụng, vì họ tin là người giúp mình. Thần thánh của các tôn giáo, tổ tiên cùng huyết thống cũng chỉ là người dẫn đường, nêu gương cho bản thân noi theo để giữ đạo làm người. Với tầng lớp có quyền thế tôn giáo vào Việt Nam giúp họ củng cố vương quyền, suy tôn vua là con trời hành đạo, là cha mẹ dân. Với người dân, tôn giáo là phương thức giúp họ điều chỉnh hành vi “ăn, ở” sao cho phải đạo, hợp lẽ trời, thoả mãn nhu cầu trần tục và thế giới mai sau “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”
Ngày nay, các tôn giáo luôn có ý thức “cải tạo giáo hội” theo chiều hướng ngày càng đồng hành cùng dân tộc. Các tôn giáo có xu hướng nhập thế để phù hợp với hiện thực xã hội ngày nay (ít lễ lạy hơn; hướng vào lao động sản xuất…). Đúng như tinh thần của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam đã nêu ra: Ý thức mình là con cháu Lạc Hồng để đều là chủ nhân của đất nước. Ai cũng muốn đất nước mình, Tổ quốc mình thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hội nhập với thế giới với tấm căn cước sang giá”
Như vậy có thể khẳng định trong lịch sử cũng như hiện nay, ở Việt Nam các tôn giáo (dù nội sinh hay ngoại nhập) luôn tự phải biến đổi mình để thích nghi, tồn tại. Sự vận động biến đổi của mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo gắn chặt với sự vận động và biến đổi của tồn tại xã hội. Trong điều kiện hiện nay, do tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, quan hệ dân tộc và tôn giáo có những điểm khác biệt so với trước. Chính sự khác biệt đó là cơ sở để chúng ta nghiên cứu nhằm bổ sung lý luận về tôn giáo và hoạch định chính sách về quản lý tôn giáo theo phương châm “tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” phù hơp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét