Phải
thừa nhận rằng, “tù nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng
trắc ẩn trong công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do ngày càng có nhiều đối tượng
sau khi vi phạm và bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, bỗng nhiên được dựng lên
như những “tù nhân lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù
địch vu cáo và bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Để
biết thực, giả cái gọi là vấn đề “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam ra sao, trước
hết phải đặt ra vài câu hỏi: Có hay không thứ gọi là “lương tâm” trong Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân
chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội? Có lương tâm hay không khi hết lần này đến lần khác đăng tải
các bài viết trên mạng xã hội, đả kích, xuyên tạc các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như đối tượng Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm
1991, ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); hoặc chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng việc
tổ chức lập “nhà nước Mông” tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), gây nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam như đối tượng
Sùng A Sính, Lầu A Lềnh...? Với những người am hiểu luật pháp, mưu cầu cuộc
sống ổn định và có ý thức thượng tôn pháp luật, câu trả lời dĩ nhiên là
“không”! Chắc chắn là “không”!
Đáng
nói hơn, khi âm mưu của những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh hay Lê Công Định, Nguyễn Thị Công Nhân bị lật tẩy kèm theo những bản án
thích đáng, người ta cũng dễ dàng nhận thấy một mưu đồ khác phía sau, đó là
biến các đối tượng này “từ kẻ đáng tội thành kẻ đáng thương” bằng nhãn hiệu “tù
nhân lương tâm”, dù tội danh của họ đã rõ rành rành. Mục đích cuối cùng là cổ
súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường luật pháp, gây rối xã hội, chống phá
chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó tạo thêm vây cánh và nhân rộng “chân
rết” phục vụ cho những hành động chống phá Việt Nam thông qua các vấn đề về tự
do, tôn giáo và nhân quyền. Nói cách khác, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là
một món hàng để đem ra trao đổi và mua chuộc, một thứ công cụ đen để đánh lừa
dư luận.
Tiếc
rằng, trong chúng ta vẫn còn không ít người nhận thức đơn giản, dễ dàng bị mê
hoặc trước những luận điệu và thông tin sai sự thật mà những kẻ đáng bị coi là
“lái buôn lương tâm” ấy dựng lên.
Sứ
mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài. Để tạo
thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để
nhận diện và vạch trần sự thật về thứ đang được các trang web, diễn đàn phản
động phát ra rả mỗi ngày: “tù nhân lương tâm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét