Thời đại nào cán bộ cũng cần có đủ đức và tài. Nhà vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã xác định 4 tiêu chuẩn (2 tài, 2 đức) để chọn lý trưởng (cấp gần dân nhất) là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín”. Ngày xưa triều đình rất quan tâm đến cán bộ cơ sở, cấp thay mặt vua hành xử với dân. Cán bộ sai là làm mất uy tín của vua - đúng như Lênin đã nói: “UBND các cấp là cơ quan trung ương đóng tại địa phương”.
Nhưng nội hàm của hai chữ đức và tài mỗi thời đại có thể có nội dung khác nhau. Thời đại ngày nay, theo tôi đức và tài phải được coi trọng như nhau. Làm người thì phải có đức, làm cán bộ thì phải thêm có tài. Bởi vì người có đức mà không có tài thì dễ trì trệ; người có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ.
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng rối. Đức là điều kiện cần, tài là điều kiện đủ. Đức là vùng đất tốt, tài là hạt giống tốt. Hạt giống tốt gieo trên vùng đất tốt sẽ cho năng suất cao nhất. Đức là sự tín nhiệm của dân. Tài là sự kính trọng của dân. Cha ông ta đã dạy: “Quan đần dân khổ”. Sẽ rất khó để tìm ra một mô hình quan dốt mà dân sướng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét